Thủ tục nhập khẩu vải may mặc mới nhất

thủ tục nhập khẩu vải

Hiện nay, vải may mặc là loại mặt hàng nhập khẩu phổ biến và có doanh số tiêu thụ khổng lồ ở nước ta. Bởi có rất nhiều doanh nghiệp may mặc xuất khẩu ở trong nước nhưng lại chưa có nhiều doanh nghiệp dệt để phục vụ nhu cầu này. Tuy nhiên, thủ tục nhập khẩu vải may mặc cũng tương đối phức tạp và có sự khác nhau giữa các loại vải. Trong đó điển hình là vải may mặc và vải không dệt. Vậy quy trình thủ tục nhập khẩu vải hiện nay như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé!

thủ tục nhập khẩu vải
Thủ tục nhập khẩu vải

Các quy định của pháp luật khi làm thủ tục nhập khẩu vải

Theo quy định hiện hành của pháp luật, vải may mặc không nằm trong nhóm hàng cấm xuất khẩu, và nhập khẩu tại Việt Nam. Do đó, các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu loại hàng này về nước để phục vụ cho mục đích kinh doanh hoặc sản xuất..

Tuy nhiên, khi tiến hành nhập khẩu vải, các cá nhân và doanh nghiệp cần phải nắm được các quy định hiện hành liên quan. Cụ thể, để có thể hướng dẫn cá nhân, và doanh nghiệp về một số các điều kiện và thủ tục nhập khẩu vải, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành một số loại văn bản như sau:

  • Thông tư 21/2017/TT-BCT ban hành ngày 23/10/2017 của Bộ Công Thương Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn của hàm lượng Formaldehyt và các loại Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong các sản phẩm dệt may quy định.
  • Thông tư 07/2018/TT-BCT ban hành ngày 26/04/2018 của Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư 21/2017/TT-BCT ban hành ngày 23/10/2017 nhằm Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn của hàm lượng Formaldehyt và các loại Amin thơm chuyển hóa từ các loại thuốc nhuộm Azo có trong sản phẩm dệt may theo quy định.

Căn cứ vào hai loại Thông tư trên, vải may mặc khi được nhập khẩu vào Việt Nam, chủ lô hàng nhập khẩu phải tiến hành công bố hợp quy phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trong những trường hợp này, doanh nghiệp không tiến hành công bố quy định hợp quy thì không được phép tiến hành phân phối hàng hóa ra thị trường.

Do đó khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu các loại vải may mặc cá nhân, doanh nghiệp nên lưu ý những điều này để thực hiện cho chính xác.

Mã HS của các loại vải nhập khẩu

Bất cứ loại hàng nào khi tiến hành nhập khẩu vào nước ta cũng có mã HS riêng. Việc xác định đúng loại mã HS của hàng hóa nhập khẩu sẽ giúp bạn có thể biết được các chính sách liên quan được áp dụng và các thủ tục nhập khẩu loại hàng đó là như thế nào.

Đối với các loại mặt hàng vải may mặc có mã HS rất đa dạng và phong phú. Vì vậy để tìm được mã HS phù hợp với loại vải nhập khẩu nào, cá nhân, doanh nghiệp cần phải xác định từ Chương 50 đến Chương 60 quy định trong Biểu thuế xuất khẩu, và nhập khẩu.

Theo đó, mặt hàng vải hiện nay thuộc vào Phần XI – Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt may. Tại phần XI có các chương cụ thể như sau:

  • Chương 50: Vải tơ tằm
  • Chương 51: Vải từ lông cừu, hoặc lông động vật loại mịn hoặc loại thô; sợi từ lông đuôi hoặc bờm của ngựa và vải dệt thoi từ các nguyên liệu nêu trên.
  • Chương 52: Vải bông
  • Chương 53: Vải xơ dệt gốc thực vật khác; sợi giấy và loại vải dệt thoi từ sợi giấy
  • Chương 54: Vải sợi filament nhân tạo; sợi dạng dải và các dạng tương tự từ các nguyên liệu dệt nhân tạo
  • Chương 55: Vải xơ, và sợi staple nhân tạo
  • Chương 56: Vải mền xơ, phớt và các loại sản phẩm không dệt; các loại sợi đặc biệt; vải sợi xe, vải sợi coóc (cordage), vải sợi xoắn thừng, vải sợi cáp và các sản phẩm của chúng
  • Chương 57: Vải thảm và các loại mặt hàng dệt trải sàn khác
  • Chương 58: Các loại vải dệt thoi đặc biệt; hoặc các loại vải dệt chần sợi vòng; vải hàng ren; vải thảm trang trí; vải hàng trang trí; và vải hàng thêu
  • Chương 59: Các loại vải dệt đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép các lớp; các loại mặt hàng vải dệt thích hợp dùng trong công nghiệp
  • Chương 60: Các loại vải hàng dệt kim hoặc móc
  • Chương 61: Quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc
  • Chương 62: Quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc
  • Chương 63: Các mặt hàng dệt đã được hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt cũ và các loại hàng dệt cũ khác; và vải vụn
  • Chương 61: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc
  • Chương 62: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc
  • Chương 63: Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt cũ và các loại hàng dệt cũ khác; và vải vụn

Để xác định được các mã HS chính xác cho loại vải nhập khẩu của mình, cá nhân, doanh nghiệp cần phải xem xét đến chất liệu của vải. Dựa vào các chất loại liệu và tính chất của vải nhập khẩu doanh nghiệp cần phải đối chiếu vào Danh mục hàng hóa trong Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu đưa ra để tìm mã HS chính xác.

Hồ sơ thủ tục nhập khẩu vải gồm những giấy tờ gì?

Thủ tục để nhập khẩu vải may mặc sẽ gồm những giấy tờ sau đây:

  • Tờ khai hải quan của lô hàng
  • Hợp đồng thương mại của lô hàng (Sale contract)
  • Hóa đơn thương mại khi mua hàng (Commercial invoice)
  • Danh sách đóng gói hàng hóa (Packing list)
  • Vận đơn của lô hàng (Bill of lading)
  • Catalog (nếu có), và các loại chứng từ khác nếu như chi cục hải quan yêu cầu.

Trên đây là toàn bộ các loại chứng từ được dùng để làm thủ tục thông quan lô hàng vải may mặc nhập khẩu. Trong đó quan trọng nhất là tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn và chứng nhận xuất xứ (℅). Những chứng từ khác sẽ được bổ sung nếu cơ quan Hải quan có yêu cầu.

Trong các loại chứng từ trên thì tờ khai hải quan sẽ được khai sau khi hàng đã về cảng. Các loại chứng từ khác có ngay từ đầu, vì thế mà nhà nhập khẩu nên chuẩn bị trước để tránh tình trạng lô hàng đã tới cảng rồi mới chuẩn bị. Điều này sẽ kéo dài thời gian làm thủ tục nhập khẩu lô hàng vải may mặc.

Giấy chứng nhận xuất xứ của lô hàng tuy là chứng từ không bắt buộc phải có trong bộ hồ sơ nhập khẩu vải. Tuy nhiên, nó cũng rất là quan trọng vì nó ảnh hưởng đến mã số thuế nhập khẩu nên cá nhân và doanh nghiệp cần phải yêu cầu nhà bán hàng cung cấp chi tiết.

Quy trình thủ tục nhập khẩu vải hiện nay

quy trình nhập khẩu vải hiện nay
Quy trình nhập khẩu vải hiện nay

Đối với các loại vải may mặc thì thủ tục nhập khẩu sẽ giống như các mặt hàng thường khác. Quy trình thủ tục nhập khẩu vải may mặc hiện nay gồm những bước sau:

Bước 1: Tiến hành khai tờ khai hải quan

Sau khi có đầy đủ các chứng từ xuất nhập khẩu của lô hàng như: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, và vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo khi hàng đến và xác định được mã hs của vải may mặc. Thì cá nhân, doanh nghiệp có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan thông qua phần mềm.

Bước 2: Mở tờ khai hải quan

Sau khi tiến hành khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng của tờ khai. Có luồng tờ khai rồi thì tiến hành in tờ khai ra và mang theo bộ hồ sơ nhập khẩu vải xuống chi cục hải quan để mở tờ khai theo quy định. Tùy theo việc phân luồng xanh, vàng, đỏ mà sẽ phải thực hiện các bước mở tờ khai.

Bước 3: Tiến hành thông quan tờ khai hải quan

Sau khi kiểm tra xong bộ hồ sơ nhập khẩu nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai hải quan cho bạn. Lúc này cá nhân, doanh nghiệp có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan này để tiến hành thông quan hàng hóa.

Bước 4: Mang lô hàng vải nhập khẩu về kho bảo quản và sử dụng

Tờ khai sau khi thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai hải quan và làm thủ tục cần thiết để có thể mang lô hàng về kho. Trên đây là bốn bước cơ bản của quy trình thông quan hàng hóa nhập khẩu vải may mặc

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về thủ tục nhập khẩu lô hàng vải may mặc. Bài viết được chia sẻ và tham khảo thông tin bởi những chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vải và hàng hóa. Nếu như bạn đang cần tư vấn về quy trình nhập khẩu vải, liên hệ với oz freight để được hướng dẫn chi tiết nhất.

BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

DỊCH VỤ HẢI QUAN TRỌN GÓI
Nhà cung cấp dịch vụ hải quan làm để hoàn thành các thủ tục thông quan cho hàng hóa của người sử dụng được gọi là dịch vụ hải quan. Đương nhiên, trong khi sử dụng dịch vụ như một thủ tục hải quan, các công ty phải trả cho nhà cung cấp một phần phí theo thỏa thuận. Ngoài ra, nỗ lực và chi phí của "dịch vụ hải quan trọn gói" sẽ khác nhau tùy thuộc vào mặt hàng làm thủ tục hải quan. Do đó, sẽ cần có sự trao đổi và hợp tác nhiều hơn giữa hai công ty sử dụng và cung cấp dịch vụ hải quan.
Xem ngay dịch vụ hải quan tốt chúng tôi bằng cách liên hệ: – Người đại diện: Lại Minh Thắng – Điện thoại: 0972 433 318 – Email: xnkngantin@gmail.com
CÁC THỦ TỤC HẢI QUAN TRỌN GÓI TẠI OZ VIỆT NAM
  1. Quy trình và thủ tục nhập khẩu hạt giống mới nhất
  2. 10 phút giúp bạn nắm rõ thủ tục nhập khẩu đèn led
  3. Khái niệm ký gửi hàng hoá và những điều cần biết khi gửi hàng
  4. Dịch vụ ủy thác tìm nguồn hàng và những điều bạn nên biết
  5. Lưu trữ Nhập hàng chính ngạch | Uỷ Thác Nhập Khẩu
  6. Quy trình thủ tục hải quan điện tử chi tiết nhất
  7. Những nhóm hàng thường xuyên bị kiểm hóa
  8. Hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu phần mềm
  9. Hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu xe đạp
  10. Hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô
  11. Thủ tục nhập khẩu vải may mặc mới nhất
  12. Thủ tục nhập khẩu máy móc cũ, thiết bị cũ đã qua sử dụng
  13. Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu máy biến áp
  14. Thủ tục xuất khẩu gỗ có khó không?
  15. Thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát
  16. Dịch vụ kho bãi và những loại hình kho bãi
  17. Quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại kho Trung Quốc diễn ra thế nào? 
  18. Giải pháp cho doanh nghiệp khi lô hàng bị kiểm hóa
  19. Vận chuyển chính ngạch bằng đường hàng không
  20. Thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em bao gồm những gì?
  21. Lưu trữ Quy trình khai báo hải quan | Uỷ Thác Nhập Khẩu
  22. Thủ tục nhập khẩu máy nén khí, những điều bạn cần biết
  23. Thủ tục nhập khẩu hóa chất mới nhất 2022
  24. Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu quạt tản nhiệt, quạt thông gió
  25. Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chi tiết 2022
  26. Hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu dây cáp điện
  27. Thủ tục nhập khẩu hương liệu từ Trung Quốc về Việt Nam
  28. Dịch vụ chuyển phát nhanh hàng mẫu 
  29. Hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu xe đạp điện
  30. Hàng phi mậu dịch và những thủ tục hải quan liên quan
  31. Quy định và cách hạch toán phí dịch vụ hải quan
  32. Hợp đồng ủy thác thương mại và những điều cần lưu ý
  33. Lưu trữ Thủ Tục Nhập Khẩu | Uỷ Thác Nhập Khẩu
   

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *