Trong ngành chăn nuôi hiện nay, thức ăn chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy hải sản. Có được nguồn thức ăn chăn nuôi tốt sẽ có được nguồn sản xuất ổn định, Trong những năm qua, ngành công nghiệp chăn nuôi đang sử dụng nguồn thức ăn nhập khẩu từ nước ngoài, tuy nhiên để có thể nắm chắc được chất lượng cũng như nguồn hàng nhập khẩu cũng là khó khăn cho một vài cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ khái quát cho các bạn về thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi một cách đơn giản và dễ hiểu.
Mục lục
Quy định về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam
Để có thể nắm rõ quy định về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi ở VIệt Nam, chúng ta phải nắm rõ các quy định đã được đưa ra về ngành chăn nuôi cũng như về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi hiện hành. Các văn bản mà chúng ta cần lưu ý bao gồm:
- Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT: hướng dẫn Nghị định về mua bán hàng hóa trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản;
- Thông tư 26/2012/TT-BNNPTNT: danh mục tạm thời thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam;
- Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT (sửa đổi bằng Thông tư 50/2014) về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Bên cạnh đó, đối với những mặt hàng thức ăn chăn nuôi, các cơ quan chức năng liên quan cũng đã đưa ra những quy định về mặt hàng thức ăn chăn nuôi bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam, Tùy vào từng loại sẽ có những quy định khác nhau.
Tham khảo thêm:
Dịch vụ hải quan Nội Bài uy tín, chuyên nghiệp
Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá
Thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em
1. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi được phép nhập khẩu vào Việt Nam
Với những loại thức ăn chăn nuôi được phép nhập khẩu vào Việt Nam thì quy định cũng như thủ tục sẽ đơn giản hơn. Khi nhập khẩu, các cá nhân và doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục kiểm tra chất lượng khi làm thủ tục với bên hải quan. Còn đối với những mặt hàng thức ăn chăn nuôi muốn được cấp phép lưu hành ở Việt Nam thì cần phải đáp ứng đủ 3 điều kiện ở dưới đây:
- Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy
- Kết quả khảo nghiệm trên vật nuôi
- Hồ sơ xin Công nhận đủ điều kiện lưu hành quy định trong Điều 5.3 Thông tư 50. Để được thông qua thủ tục này cũng sẽ mất nhiều thời gian và chi phí của cá nhân và doanh nghiệp, dù vậy doanh nghiệp vẫn phải thông qua thì mới nhập khẩu được hàng hoá. Chỉ cần làm 1 lần hồ sơ này, những lần sau khi nhập hàng sẽ không phải làm thủ tục thêm nữa.
2. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi không cho phép được nhập khẩu vào Việt Nam
Các cá nhân và doanh nghiệp có thể tra cứu tại địa chỉ https://dvc.mard.gov.vn/Pages/dm-tacn-nhap-khau.aspx để kiểm tra xem mặt hàng thức ăn chăn nuôi của mình liệu có trong danh sách cho phép nhập khẩu của Việt Nam hay không. Với những mặt hàng có trong danh sách trên thì có thể nhập khẩu bình thường. Nếu như sản phẩm thức ăn chăn nuôi của bạn không có trong danh sách thì phải ngừng nhập khẩu ngay lập tức.
Quy định nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
Kiểm dịch động vật đối với thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động vật
Một trong những loại thức ăn chăn nuôi bạn cần phải hết sức chú ý là thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật như là bột xương thịt, bộ huyết, bột tôm, bột cá,… những mặt hàng này phải kiểm tra kiểm dịch động vật và cần phải làm hồ sơ để nộp cho cục Thú y ( thức ăn liên quan đến gia súc và gia cầm ), cục Thủy sản ( thức ăn cho tôm cá) để được xin cấp phép kiểm dịch. Sau khi có được giấy phép thì sẽ làm việc với cục thú ý để lấy mẫu kiểm dịch tại cảng. Sau khi hải quan cho phép có thể trực tiếp mang về kho để bảo quản.
Kiểm dịch thực vật đối với thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ thực vật
Các mặt hàng phải tiến hành kiểm dịch đó là : khô đậu, hạt đậu tương, hạt ngô,… Các cá nhân và doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải làm hồ sơ để nộp cho Chi cục kiểm dịch thực vật và sẽ được lấy mẫu kiểm dịch như đối với thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật. Mặt hàng thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật lại không cần phải xin giấy phép kiểm dịch.
Mã HS của sản phẩm thức ăn chăn nuôi
Thức ăn chăn nuôi được quy định thuộc nhóm HS: 2309
- Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
Các cá nhân và doanh nghiệp sau khi có được giấy đăng kiểm dịch và kiểm tra chất lượng, tiếp theo sẽ làm thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi với cơ quan hải quan. Để thực hiện cần có những hồ sơ tài liệu như sau:
- Hóa đơn thương mại
- Vận đơn
- Hóa đơn cước biển (phụ phí)
- Giấy đăng ký kiểm dịch
- Giấy kiểm tra chất lượng
Sau khi giấy tờ và hồ sơ được xem xét và không còn cần điều chỉnh cũng như có vấn đề gì khác thì sẽ được thông qua hàng nhập khẩu.
Lựa chọn đơn vị ủy thác nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
- Có kinh nghiệm và uy tín lâu năm trong lĩnh vực nhập khẩu hạt giống, thành thạo các thủ tục nhập khẩu cũng như cách xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình nhập khẩu hạt giống. Hiểu rõ thị trường và xu hướng nhập khẩu hạt giống, đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ
- Có được sự công nhận và tín nhiệm từ các cá nhân và doanh nghiệp trên cả nước về mảng nhập khẩu hạt giống, xuất hiện thường xuyên ở những trang tìm kiếm và có được sự giới thiệu từ các bên liên quan.
- Có tính chuyên nghiệp cao, từ nhân viên nghiệp vụ cho đến cách vận hành doanh nghiệp đều đạt được hiệu quả cao, phù hợp với yêu cầu của các cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu hạt giống.
Qua bài viết trên hy vọng Oz Freight sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình cũng như thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT
Nhà cung cấp dịch vụ hải quan làm để hoàn thành các thủ tục thông quan cho hàng hóa của người sử dụng được gọi là dịch vụ hải quan. Đương nhiên, trong khi sử dụng dịch vụ như một thủ tục hải quan, các công ty phải trả cho nhà cung cấp một phần phí theo thỏa thuận. Ngoài ra, nỗ lực và chi phí của "dịch vụ hải quan trọn gói" sẽ khác nhau tùy thuộc vào mặt hàng làm thủ tục hải quan. Do đó, sẽ cần có sự trao đổi và hợp tác nhiều hơn giữa hai công ty sử dụng và cung cấp dịch vụ hải quan.
Xem ngay dịch vụ hải quan tốt chúng tôi bằng cách liên hệ:
– Người đại diện: Lại Minh Thắng
– Điện thoại: 0972 433 318
– Email: xnkngantin@gmail.com