Hiện nay, lĩnh vực xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng và phát triển. Trong đó, than củi là một trong những mặt hàng việt nam xuất rất lớn đi các nước khác. Tuy nhiên, với các tính chất phong phú và đa dạng chủng loại nên việc xuất khẩu than củi cũng cần có sự quản lý nhất định. Vậy thủ tục nhập khẩu than củi như thế nào? Hãy cùng Ozfreight tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
Điều kiện nhập khẩu than củi
Than củi là một trong các loại than. Theo quy định, than bao gồm cả những loại than tự nhiên và than có nguồn gốc sinh học dưới dạng nguyên khai hoặc đã được tinh chế (theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 14/2013 hướng dẫn về xuất khẩu than) . Trước kia, điều kiện kinh doanh than nói chung và than củi nói riêng được nêu tại Điều 4 Thông tư số 15/2013/TT-BCT đối với xuất khẩu than, theo quy định xuất khẩu than củi cần đảm bảo những điều kiện sau:
Là Doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện xuất khẩu than theo hướng dẫn tại Thông tư số 14/2013/TT-BCT ngày 15 tháng 07 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định các điều kiện kinh doanh than;
Than đã qua sơ chế phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng hoặc tương tự tiêu chuẩn chất lượng ban hành tại Phụ lục I kèm theo Thông tư 15/2013/TT-BCT;
Có nguồn gốc hợp lệ theo quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BCT;
Một số quy định bổ sung (nếu có) theo yêu cầu chỉ đạo của Thủ tướng đối với hàng hoá xuất khẩu các thời kỳ.
Nhưng hiện nay, điều kiện đối với xuất nhập khẩu than tại Thông tư 15/2013/TT-BCT đã bị thay thế bằng Thông tư 27/2016/TT-BCT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số văn bản pháp luật quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương; Thông tư 13/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số nội dung liên quan điều kiện đầu tư kinh doanh trên địa bàn quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Bên theo quy định pháp luật hiện nay thì việc xuất than không cần đảm bảo những điều kiện trên.
Bên cạnh đó, tại Phụ lục II đính kèm Thông tư số 13/2020/TT-BCT có nêu rõ điều kiện về tiêu chuẩn chất lượng than xuất khẩu theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 89 10:2 015 Than thương phẩm – Yêu cầu kỹ thuật. Theo quy định, than củi không nằm trong danh mục những loại than xuất khẩu có tiêu chuẩn chất lượng than thương phẩm. Như vậy, theo quy định mới, thủ tục xuất một số loại than củi đã dễ dàng hơn trước nhiều. Khi xuất khẩu than củi, cá nhân, tổ chức có yêu cầu chỉ cần thực hiện thủ tục hải quan là đã hoàn tất thủ tục xuất khẩu mặt hàng này.

Thuế suất mặt hàng than củi
Bộ Tài chính đã ra quyết định tăng thuế suất xuất khẩu than củi bao gồm: than củi của cao su và nhiều loại gỗ thêm 10% (các mặt hàng trên trước đây chỉ có khung thuế suất xuất khẩu là 5% tại Thông tư số 193/2012/TT-BTC).

Thủ tục xuất nhập khẩu mặt hàng than củi
Thủ tục xuất nhập khẩu than củi được thực hiện qua những bước sau đây
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hải quan
Cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những chứng từ, tài liệu sau:
- Tờ khai hải quan theo từng chỉ tiêu thông tin nêu tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC. Trường hợp làm trên tờ khai hải quan điện tử thì người khai hải quan khai và xuất trình 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC;
- 01 bản photocopy hoá đơn thương mại hoặc chứng từ có tính chất tương tự đối với trường hợp người mua đã thanh toán cho người bán.
- 01 bản photo chứng từ xác nhận tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện xuất khẩu than củi theo quy định pháp luật về đầu tư khi thực hiện thủ tục xuất khẩu chuyến hàng đầu tiên;
- Hợp đồng có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện kinh doanh than củi theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người được uỷ thác xuất trình chứng từ xác nhận của người giao uỷ thác.
Bước 2: Doanh nghiệp thực hiện khai đầy đủ thông tin tại tờ khai hải quan và hồ sơ khai hải quan
Doanh nghiệp thực hiện khai đầy đủ thông tin tại tờ khai hải quan và hồ sơ khai hải quan tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở chính nơi có nhà máy hoạt động hoặc Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận hàng hoá xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cảng xuất đi.
Bước 3: Cơ quan hải quan sẽ tiến hành đăng ký tờ khai hải quan theo từng điều kiện trên
Trường hợp không thoả mãn những điều kiện trên cơ quan hải quan không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan và thông báo nguyên nhân đến người khai hải quan. Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan điện tử thì công chức hải quan có nhiệm vụ xem xét điều kiện đăng ký tờ khai hải quan đối với từng chứng từ trong hồ sơ hải quan.
Bước 4: Cơ quan có trách nhiệm thực hiện phân loại tờ khai
Với tờ khai hải quan giấy, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định phân loại tờ khai và công bố trên hệ thống quản lý dữ liệu về hải quan theo một trong các bước dưới đây:
Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan (luồng 1) ;
Kiểm tra những chứng từ khác trong hồ sơ hải quan mà người khai hải quan cung cấp, xuất trình hoặc các chứng từ có chứa trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (luồng 2) ;
Kiểm tra kiểm tra thực tế hàng hoá trên cơ sở xem xét những chứng từ khác trong hồ sơ hải quan mà người khai hải quan cung cấp, xuất trình hoặc các chứng từ có chứa trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (luồng 3) .
Bước 5: Kiểm tra mặt hàng than củi
Cơ quan hải quan có quyền xem xét toàn diện hồ sơ hải quan, đánh giá chất lượng hàng hoá, phân loại hàng và quyết định nhập khẩu hàng hóa nếu thỏa mãn những điều kiện luật định. Đó là thủ tục xuất nhập khẩu than củi đã hoàn thành.

Lưu ý về thủ tục xuất khẩu than củ
Khi khai báo lô hàng than củi xuất khẩu, Doanh nghiệp phải khai báo đầy đủ các nội dung sau đây để Cơ quan hải quan kiểm tra:
- Than được làm từ loại gỗ nào?
- Gỗ từ cây trồng hay cây rừng?
- Loại than gì?

Trên đây là tất cả thông tin cần biết thủ tục nhập khẩu than củi. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích dành cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn tận tình nhé!