Với tốc độ phát triển nhanh chóng của các công trình ở trong nước, nên sơn là một trong những mặt hàng được nhiều doanh nghiệp nhập khẩu vào nước ta bởi cung không đủ cầu. Vì thế nên nhu cầu tiêu thụ lớn, các loại sơn cũng đa dạng và có nhiều quy định về chất lượng và giá thành, nên mặt hàng này được quản lý rất chặt chẽ trong vấn đề thông quan xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp, cá nhân nhập khẩu sơn mà không hiểu rõ các thủ tục nhập khẩu sơn sẽ gặp nhiều rủi ro không đáng có. Ở bài viết này oz freight sẽ giúp bạn hiểu hơn về quy trình thủ tục nhập khẩu sơn. Cùng tìm hiểu nhé!

Mục lục
Có những loại sơn nào trên thị trường hiện nay?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sơn khác nhau, được phân loại theo công dụng hoặc thành phần có trong loại sơn đó. Tuy nhiên, thông thường người ta phân loại sơn
theo gốc thành những loại như sau:
- Sơn gốc nước gọi là sơn Acrylic
- Sơn gốc dầu (gồm các loại sơn dầu gốc Alkyd, và sơn dầu gốc Acrylic).
- Sơn gốc PU (Polyurethane).
- Sơn Epoxy.
Tuy nhiên khi nhập khẩu sơn về Việt Nam, thường sẽ phân loại theo công dụng như sơn tường, sơn xịt trang trí,…
Các loại văn bản pháp luật liên quan đến thủ tục nhập khẩu sơn
Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, sơn là sản phẩm được liệt kê vào danh mục hàng hoá vật liệu xây dựng. Những nội dung và các quy định pháp lý đối với mặt hàng này đã được nêu rõ tại Thông tư số 19/2019/YY-BXD. Theo đó, sơn dạng nhũ tương có tên trong danh sách hàng hoá bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký chứng nhận hợp quy nếu các doanh nghiệp muốn nhập khẩu về nước.
Mặc dù phải làm chứng nhận hợp quy cho các lô hàng sơn tường nhưng doanh nghiệp sẽ không cần phải xin cấp giấy phép nhập khẩu mà chỉ cần tiến hành kiểm tra chất lượng trước khi nhập khẩu mà thôi.
Để nắm rõ những quy định về thủ tục làm chứng nhận hợp quy sản phẩm, quý doanh nghiệp có thể tham khảo thêm các danh mục trong Thông tư 10/2017/TT-BXD.
Quy trình thủ tục nhập khẩu sơn về Việt Nam
Mã HS của các loại sơn nhập khẩu

Hiện nay, ở thị trường Việt Nam, đối với mặt hàng sơn tường nhập khẩu đang chia thành 3 loại mã như sau:
- Sơn tường dạng nhũ tương mã HS là 32091090 đi kèm thuế VAT 10% và thuế nhập khẩu là 20%. Loại này sẽ phải làm giấy chứng nhận hợp quy nhưng không phải xin cấp giấy phép nhập khẩu. Doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra chất lượng trước khi nhập khẩu.
- Sơn Epoxy dùng để bảo vệ kết cấu thép sơn cho tàu thủy và sơn tĩnh điện cho các thiết bị được làm từ kim loại. Dòng sơn này có mã HS là 3208 và 3209. Thuế đi kèm và thuế nhập khẩu của dòng sơn Epoxy là 10% và VAT 10%.
- Ngoài ra còn có Sơn Alkyd đây là loại sơn phủ gốc alkyd.
Để hiểu rõ hơn bạn có thể xem những quy định về công bố, và hướng dẫn làm quy chuẩn hợp quy sơn thông qua Thông tư 10/2017/TT-BXD.
Quy trình thủ tục nhập khẩu sơn tường
Bộ hồ sơ để làm chứng nhận hợp quy gồm
– Hợp đồng mua bán hàng hóa.
– Hoá đơn thương mại mua hàng (Invoice).
– Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).
– Giấy đăng ký kinh doanh.
– Chứng nhận xuất xứ C/O (Nếu có).
– Bill of lading.
– Giấy đăng ký chứng nhận hợp quy của sơn: bao gồm 4 bản gốc theo mẫu form của tổ chức cấp.
Vì mặt hàng sơn không có tên trong danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu hay hạn chế xuất nhập khẩu. Nên các doanh nghiệp và cá nhân chỉ cần làm các thủ tục thông quan như những lô hàng nhập khẩu thông thường khác.
Bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu sơn tường gồm:
– Hoá đơn thương mại mua hàng (Invoice).
– Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).
– Chứng nhận xuất xứ C/O FORM E: Bản gốc màu vàng.
– Giấy giới thiệu.
– Giấy đăng ký chứng nhận hợp quy và kiểm ra chất lượng của hàng hóa.
Trên đây là thông tin chi tiết về quá trình và thủ tục nhập khẩu sơn tường, nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm hiểu thêm thông tin, liên hệ với oz freight để được hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé!
Dịch vụ hải quan trọn gói là một khâu quan trọng trong việc khai báo hàng hoá với cơ quan hải quan Việt Nam về thông tin lô hàng trước khi đưa về kho hoặc xuất đi nước ngoài. Nó là khâu ảnh hưởng nhiều đến tiến độ đưa hàng lên tàu hoặc thông quan hàng để mang hàng về kho sử dụng.
>> Xem ngay dịch vụ hải quan trọn gói tại đây: https://uythacnhapkhau.com/dich-vu-hai-quan-tron-goi/