Hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu phần mềm

thủ tục nhập khẩu phần mềm có phức tạp không?

Nhiều bạn cho rằng phần mềm và các thông tin số hóa là các dạng hàng hóa dịch vụ vô hình nên không phải làm thủ tục nhập khẩu. Tuy nhiên, trong thời đại mới khi mà công nghệ của nước ta còn thua xa các quốc gia phát triển thì việc nhập khẩu các phần mềm và các thông tin số hóa để phục vụ công việc là nhu cầu của nhiều doanh nghiệp trong nước. Đứng trước những thắc mắc làm sao để có thể nhập khẩu phầm mềm thì công văn số 1471/GSQL – GQ1 của Tổng cục Hải quan đưa ra để giải đáp câu hỏi này. Theo như công văn thì thủ tục nhập khẩu phần mềm chứa trong các phương tiện lưu trữ như USB hay đĩa CD đã được quy định như thế nào? Quy trình thực hiện ra sao? Cùng oz freight tìm hiểu trong bài viết sau đây bạn nhé!

thủ tục nhập khẩu phần mềm có phức tạp không?
Thủ tục nhập khẩu phần mềm có phức tạp không?

Một số khái niệm và phần mềm và các phương tiện lưu trữ phần mềm 

Khái niệm về phần mềm và các phương tiện lưu trữ phần mềm đã được nêu rõ ràng trong quy định ở khoản 5, 6 điều 2 thuộc Thông tư 39/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính được ban hành vào ngày 25/03/2015. Theo đó:

+ Phần mềm là các loại dữ liệu hoặc các chương trình được thể hiện dưới dạng các mã lệnh, khi phần mềm được truyền tải vào một thiết bị có khả năng xử lý các dữ liệu thì sẽ cho ra một kết quả cụ thể. Âm thanh, hình ảnh, và phim không được định nghĩa là phần mềm.

+ Phương tiện để lưu trữ các phần mềm là các đĩa CD, địa DVD, thẻ nhớ, hoặc ổ cứng có thể lưu trữ các loại dự liệu và thông tin. Lưu ý, phương tiện lưu trữ này sẽ không bao gồm các loại vi mạch, bán dẫn hay những bộ phận, hoặc thiết bị được gắn vào các bảng mạch.

Mã HS của phần mềm và các loại thiết bị có chứa phần mềm

Để hoàn tất các thủ tục nhập khẩu phần mềm và các thiết bị lưu trữ phần mềm, doanh nghiệp cần phải tra cứu mã HS code chính xác cho lô hàng đó. Cụ thể như sau:

Đĩa CD ROM có chứa phần mềm được kèm theo bản quyền phần mềm của trạm gốc, vì vậy doanh nghiệp có thể tra cứu mã HS code trong chương 85.

+ 8523: là mã HS code của các loại thiết bị lưu trữ thể rắn, và các thiết bị lưu trữ thông tin khác có các chức năng ghi âm thanh hoặc nhiều hình thức chứa dữ liệu khác, đã ghi hoặc chưa được ghi dữ liệu, bản khuôn mẫu và bản gốc để có thể sản xuất băng đĩa.

+ 85234913: là mã HS code của các loại khác.

Mức thuế nhập khẩu phần mềm và phương tiện chứa phần mềm tùy vào mã HS

Mức thuế nhập khẩu phần mềm và phương tiện chứa phần mềm có mã Key Licence sẽ như thế nào

Doanh nghiệp cần phải lưu ý rằng, theo các quy định hiện hành, đối với các loại phần mềm được chứa trong những thiết bị lưu trữ trung gian, hoặc hợp đồng lô hàng đã tách riêng giá trị vật chủ với phần mềm, trong những trường hợp này, doanh nghiệp cần phải hoàn tất nghĩa vụ đóng thuế đối với trị giá của vật chủ.

Còn nếu như trong thủ tục nhập khẩu của phần mềm, hoá đơn không ghi rõ là sẽ tách riêng giá trị của phần mềm và giá trị của vật chủ thì doanh nghiệp cần phải đóng thuế cho cả vật chủ lẫn trị giá của phần mềm.

Về việc trị giá hải quan đối với các lô hàng nhập khẩu có chứa phần mềm, thì doanh nghiệp có thể tham khảo ở Khoản 4, 6 của Thông tư 39/2015/TT-BTC đã ban hành.

Theo đó, trị giá hải quan đối với các lô hàng là thiết bị lưu trữ trung gian là giá trị thực tế đã được thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán cho các hàng hoá nhập khẩu. Nó sẽ không bao gồm trị giá của phần mềm.

Nếu như trên các hoá đơn thương mại, trị giá phương tiện lưu trữ được tính tách riêng với trị giá của phần mềm thì trị giá hải quan sẽ là trị giá thực tế bao gồm cả trị giá của phần mềm cộng với phần chi phi bỏ ra nhằm với mục đích cài đặt phần mềm vào các lô hàng nhập khẩu.

Khai báo tờ khai hải quan với thiết bị có chứa phần mềm nhập khẩu

Để có thể hoàn tất thủ tục nhập khẩu phần mềm, các doanh nghiệp phải tiến hành khai báo trên các tờ khai hải quan nhập khẩu thiết bị trung gian có chứa phần mềm hoặc thẻ nhựa hay bất cứ các thiết bị nào khác có chứa mã bản quyền key licence.

+ Phải tiến hành khai báo theo mã HS của phần mềm hoặc tiến hành khai báo theo mã HS code của các vật chủ, hoặc thiết bị trung gian có chứa phần mềm.

+ Về phần nghĩa vụ đóng thuế, thuế nhập khẩu của phần mềm: doanh nghiệp phải nhập mã XNK90: áp dụng đối với các lô hàng nằm trong danh mục được miễn, giảm hoặc không phải chịu thuế nhập khẩu.

+ Về phần thuế giá trị gia tăng VAT, doanh nghiệp phải nhập mã VK90, áp dụng cho những sản phẩm nhập khẩu nằm trong danh mục được miễn, giảm hoặc không phải chịu thuế và những khoản thu khác.

Hồ sơ thủ tục nhập khẩu phần mềm gồm những gì?

Về việc làm hồ sơ hải quan để có thể hoàn tất các thủ tục nhập khẩu phần mềm, doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị các chứng từ như các loại lô hàng thông thường khác. Lưu ý, trên chứng từ hoá đơn thương mại bắt buộc phải thể hiện rõ các trị giá của vật chủ, hoặc thiết bị trung gian và trị giá phần mềm có chứa mã bản quyền.

Hồ sơ làm thủ tục hải quan sẽ bao gồm:

+ Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice) mua  bán hàng hóa

+ Vận đơn vận chuyển hàng hóa (Bill of Landing).

+ Hợp đồng mua bán hàng hóa (Sales Contract).

+ Phiếu đóng goi hàng hoá (Packing List).

+ Chứng nhận xuất xứ hàng hoá nếu có (C/O).

Trên đây là toàn bộ các thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu phần mềm cùng các loại thiết bị trung gian có lưu trữ phần mềm. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với oz freight để được hỗ trợ thông tin ngay ngày hôm nay bạn nhé!

BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

DỊCH VỤ HẢI QUAN TRỌN GÓI
Nhà cung cấp dịch vụ hải quan làm để hoàn thành các thủ tục thông quan cho hàng hóa của người sử dụng được gọi là dịch vụ hải quan. Đương nhiên, trong khi sử dụng dịch vụ như một thủ tục hải quan, các công ty phải trả cho nhà cung cấp một phần phí theo thỏa thuận. Ngoài ra, nỗ lực và chi phí của "dịch vụ hải quan trọn gói" sẽ khác nhau tùy thuộc vào mặt hàng làm thủ tục hải quan. Do đó, sẽ cần có sự trao đổi và hợp tác nhiều hơn giữa hai công ty sử dụng và cung cấp dịch vụ hải quan.
Xem ngay dịch vụ hải quan tốt chúng tôi bằng cách liên hệ: – Người đại diện: Lại Minh Thắng – Điện thoại: 0972 433 318 – Email: xnkngantin@gmail.com
CÁC THỦ TỤC HẢI QUAN TRỌN GÓI TẠI OZ VIỆT NAM
  1. Quy trình và thủ tục nhập khẩu hạt giống mới nhất
  2. 10 phút giúp bạn nắm rõ thủ tục nhập khẩu đèn led
  3. Khái niệm ký gửi hàng hoá và những điều cần biết khi gửi hàng
  4. Dịch vụ ủy thác tìm nguồn hàng và những điều bạn nên biết
  5. Lưu trữ Nhập hàng chính ngạch | Uỷ Thác Nhập Khẩu
  6. Quy trình thủ tục hải quan điện tử chi tiết nhất
  7. Những nhóm hàng thường xuyên bị kiểm hóa
  8. Hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu phần mềm
  9. Hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu xe đạp
  10. Hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô
  11. Thủ tục nhập khẩu vải may mặc mới nhất
  12. Thủ tục nhập khẩu máy móc cũ, thiết bị cũ đã qua sử dụng
  13. Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu máy biến áp
  14. Thủ tục xuất khẩu gỗ có khó không?
  15. Thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát
  16. Dịch vụ kho bãi và những loại hình kho bãi
  17. Quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại kho Trung Quốc diễn ra thế nào? 
  18. Giải pháp cho doanh nghiệp khi lô hàng bị kiểm hóa
  19. Vận chuyển chính ngạch bằng đường hàng không
  20. Thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em bao gồm những gì?
  21. Lưu trữ Quy trình khai báo hải quan | Uỷ Thác Nhập Khẩu
  22. Thủ tục nhập khẩu máy nén khí, những điều bạn cần biết
  23. Thủ tục nhập khẩu hóa chất mới nhất 2022
  24. Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu quạt tản nhiệt, quạt thông gió
  25. Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chi tiết 2022
  26. Hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu dây cáp điện
  27. Thủ tục nhập khẩu hương liệu từ Trung Quốc về Việt Nam
  28. Dịch vụ chuyển phát nhanh hàng mẫu 
  29. Hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu xe đạp điện
  30. Hàng phi mậu dịch và những thủ tục hải quan liên quan
  31. Quy định và cách hạch toán phí dịch vụ hải quan
  32. Hợp đồng ủy thác thương mại và những điều cần lưu ý
  33. Lưu trữ Thủ Tục Nhập Khẩu | Uỷ Thác Nhập Khẩu
   

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *