Thông tin về thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm mà bạn cần biết

thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm

Thực phẩm và các nguyên liệu thực phẩm là những mặt hàng thiết yếu có khả năng duy trì sự sống con người. Do đó, chúng có những tác động nhất định đối với cuộc sống của từng người. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây cùng OZ Freight để hiểu biết rõ hơn về thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm nhé!

Thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm là gì?

Trước khi làm các thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm thì chúng ta cần phân biệt được 2 sản phẩm này. Xã hội ngày càng phát triển nên nhu cầu sử dụng thực phẩm cũng sẽ tăng lên. Nhìn chung, 2 mặt hàng này là các thực phẩm cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng giúp đảm bảo sức khỏe cho sự tăng trưởng của con người.

Thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm là gì?
Thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm là gì?

Thực phẩm là gì?

Thực tế không có một khái niệm nhất định nào để trả lời cho câu hỏi này. Bởi ở mỗi quốc gia với các nền văn hoá khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau về thực phẩm. Nhưng theo khoa học thì thực phẩm là các nhóm dinh dưỡng mà con người phải ăn và uống để cung cấp cho cơ thể. Có 3 nhóm thực phẩm chính: Cacbohydrat (tinh bột) , lipit (chất béo) và protein (chất đạm) .

 Nguồn gốc chính của một số nhóm thức ăn là động vật, thực vật hay các vi sinh vật. Ngoài ra, thực phẩm còn là những sản phẩm làm bằng cách lên men như rượu vang, bia, . ..

 Nguyên liệu thực phẩm là gì?

Hiểu một cách đơn giản, nguyên liệu thực phẩm là những loại thức ăn tự nhiên có thể ở dạng toàn phần, riêng lẻ hay đã qua chế biến. Ví dụ như bột mì, đường, muối, nước mắm, . .. Các sản phẩm này khi tung ra thị trường tiêu thụ đều phải có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.

 Hiện nay, có rất nhiều nguồn nguyên liệu thực phẩm khác nhau để phục vụ nhu cầu của mỗi người. Và những loại nguyên liệu này có chứa các chất dinh dưỡng phục vụ cho nhu cầu cần thiết của sức khỏe con người.

Ưu, nhược điểm của thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm

Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm là như thế nào? Trước khi giải thích vấn đề trên, chúng ta cần hiểu những ưu và khuyết điểm của thực phẩm. Các loại thức ăn có khả năng duy trì sự sống con người. Tuy nhiên khi sử dụng không đúng cách nó sẽ gây hại đến cơ thể bạn.

Ưu điểm

  • Làm tăng mùi vị thức ăn và tăng độ ngon miệng

  • Một số loại phụ gia giúp tăng cường sức khỏe

  • Ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và nấm men có hại

  • Đôi khi những loại sản phẩm này cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho món ăn

Nhược điểm

  • Một số nguyên liệu thực phẩm gây phản ứng dị ứng cho cơ thể

  • Nếu lạm dụng hoặc dùng không đúng cách sẽ gây ngộ độc

  • Một số loại gây ảnh hưởng chất lượng thực phẩm

Ưu, nhược điểm của thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm
Ưu, nhược điểm của thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm

Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm

 Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm phải đặc biệt chú ý tới những thông tư văn bản liên quan tới chúng. Bởi các sản phẩm trên sẽ có tác động trực tiếp tới sức khoẻ của người dân. Doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm này cần nắm vững những quy định trên mới có thể thực hiện một cách thuận tiện.

Dẫn chứng pháp lý

Luật An toàn thực phẩm 55/2010/QH12 quy định một số mặt hàng thực phẩm và phụ gia thực phẩm cấm, không được phép kinh doanh. Kèm theo sản phẩm thực phẩm nhập khẩu phải đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm.

Nghị định 15/2018/NĐ-CP công bố các thực phẩm và các phụ gia thực phẩm đã có đăng ký kiểm nghiệm thuộc thẩm quyền của Bộ Công thương của Cơ quan quản lý chất lượng chỉ định hoặc xác nhận.

Về việc thực hiện thủ tục hải quan xuất nhập khẩu các mặt hàng này cũng dựa trên những quy định của Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Các chính sách quy định về nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm

  • Luật An toàn thực phẩm 55/2010/QH12 quy định những thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm khi nhập khẩu không được nằm trong danh mục bị hạn chế. Đồng thời đáp ứng những yêu cầu cụ thể trong việc bảo đảm chất lượng các loại thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm.

  •  Điều 14 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định những thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm khi nhập khẩu phải đảm bảo yêu cầu quản lý an toàn thực phẩm của Việt Nam. Mỗi lô hàng nhập khẩu phải có giấy xác nhận đạt yêu cầu an toàn thực phẩm của cơ quan quản lý nhà nước cấp.

  •  Điều 15 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành về cơ quan quản lý nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu là cơ quan do Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoặc Bộ Công Thương uỷ quyền hoặc chỉ định.

  •  Về việc kiểm tra hồ sơ giấy tờ, chứng từ trong thủ tục hải quan nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm căn cứ trên Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm
Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm

Quy định về thuế nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm

Trong thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm đầu vào, doanh nghiệp phải nắm bắt được những quy định về thuế. Để có thể tính ra mức thuế suất cho các sản phẩm phải nhập khẩu trên cơ sở mã HS tương ứng với mặt hàng. Từ đó mới có thể tham khảo biểu thuế nhập khẩu. Sau đó mới xác định mức thuế suất thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành.

Mã HS code nguyên liệu thực phẩm

Để có thể tính toán được mức thuế suất của các mặt hàng, chúng ta cần biết rõ mã HS của sản phẩm. Việc xác định mã HS một cách chính xác cần căn cứ trên nhiều yếu tố khác nhau. Bao gồm tài liệu kỹ thuật, thành phần, cấu trúc, tính chất lý, hoá, sinh học, . .. của từng nhóm mặt hàng.

 Bên cạnh đó, bạn cần phải biết chính xác mã HS của hàng hoá trước khi làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm. Bạn có thể gửi hồ sơ tới Tổng cục Hải quan để được biết trước mã số hàng hoá. Bộ hồ sơ này bao gồm: 01 bản chính đơn đề nghị theo mẫu và 01 bản chính mô tả hàng hoá dự định nhập khẩu.

Mã HS code nguyên liệu thực phẩm
Mã HS code nguyên liệu thực phẩm

Lưu ý về nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm

Quy trình nhập khẩu mặt hàng thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm món ngon id sẽ bao gồm 3 bước:

  • Bước 1: Công bố sản phẩm. Doanh nghiệp phải công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp với quy định An toàn thực phẩm

  • Bước 2: Được cấp phép giấy vệ sinh an toàn nhập khẩu

  • Bước 3: Làm thủ tục Hải quan đối với thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm nhập khẩu

Theo quy định mới của Hải Quan, tất cả chứng từ bắt buộc phải KÝ SỔ DOANH NGHIỆP và được đính kèm trên hệ thống VNACCS của TCHQ, không yêu cầu nộp hồ sơ giấy.

Sau khi nhận được những chứng từ trên, cán bộ HQ sẽ dựa vào phân luồng tờ khai để tiến hành chuyển quan hàng hoá.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm. Với thông tin này bạn có thể phần nào biết được mình sẽ phải làm gì để đưa những sản phẩm này về nước. Nếu có bất kỳ thắc mắc về các bước làm thủ tục hay dịch vụ hải quan trọn gói hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

Xem thêm :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *