Thủ tục nhập khẩu motor điện, mã hs của motor điện là gì?Thuế nhập khẩu linh kiện, văn bản pháp luật quy định về thủ tục nhập khẩu và các bước thông quan hàng hoá nhập khẩu. Là các câu hỏi mà rất nhiều nhà nhập khẩu mong muốn OZ Freight sẽ trả lời rõ từng phần giúp quý vị.
Mục lục
Motor điện là gì?
Motor điện còn được gọi là động cơ điện. Đây là máy điện có chức năng chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ. Máy có khả năng chuyển đổi ngược lại từ cơ sang điện gọi là máy phát điện.
Ngày nay chúng ta có thể thấy động cơ điện hiện diện khá phổ biến trong mọi mặt của đời sống. Từ các thiết bị điện sử dụng trong sinh hoạt như tủ lạnh, máy giặt, tivi, điều hoà, máy bơm nước, . .. đến các máy móc dùng cho nông nghiệp như máy xay, máy cắt cỏ, . … đều là những động cơ điện.
Để phân loại động cơ điện chúng ta có những cách phân chia khác nhau. Nếu dựa theo sơ đồ này, chúng ta có động cơ điện 1 pha và 3 pha. Nếu phân chia motor căn cứ theo công suất thì sẽ có động cơ điện đồng bộ và không đồng bộ. Ngoài ra, trên thị trường cũng có nhiều chủng loại motor khác như: Động cơ điện 1 chiều, động cơ nâng, động cơ kéo, động cơ đẩy, động cơ servo, . …
Hiện nay các thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam ngày càng nhiều. Với chính sách mở cửa và hoà nhập rộng rãi với nền kinh tế thế giới thì các thương hiệu motor nổi tiếng đã có mặt tại Việt Nam. Các thương hiệu lớn thường đến từ Nhật, Hoa Kỳ, một số nước Châu Âu, Đài Loan, Trung Quốc. …
Đây đều là những quốc gia có ngành công nghiệp chế tạo phát triển. Do đó nhu cầu nhập khẩu động cơ từ nước ngoài để sử dụng trong kinh doanh ngày càng cao.
Ưu nhược điểm của motor điện
Motor điện được phân chia làm nhiều loại. Mỗi loại có những ưu điểm khác nhau. Người nhập khẩu cần nắm bắt được điều này nhằm chọn lựa những sản phẩm thích hợp nhất với nhu cầu thị trường. Dưới đây là một số loại motor phổ biến được nhiều người lựa chọn.
Động cơ 1 chiều (DC motor)
Ưu điểm
-
Chịu được tốc độ cao
-
Thay đổi tốc độ của động cơ một cách nhanh chóng
-
Nhờ có momen xoắn lớn như thế mà kéo được tải trọng nặng.
-
Độ bền tương đối cao.
Nhược điểm
-
Động cơ 1 chiều cấu tạo cổ góp thường phát ra tiếng ồn và tia lửa điện khi vận hành
-
Quá trình hoạt động tạo nên ma sát dẫn đến mài mòn. Vì thế cần phải bảo dưỡng định kỳ.
-
Động cơ này không dùng được trong môi trường dễ gây cháy nổ.
Động cơ điện xoay chiều
Động cơ không dựa hoạt động dựa trên điện áp. Chúng được sản xuất với nhiều kiểu và công suất khác nhau, bao gồm: động cơ 1 pha hoặc 3 pha. Hoặc động cơ đồng bộ và động cơ không đồng bộ.
Ưu điểm
-
Động cơ điện xoay chiều có cấu tạo đơn. Vì thế rất dễ chế tạo và lắp ráp.
-
Sử dụng động cơ điện xoay chiều có thể lấy thẳng nguồn điện lưới mà không phải chỉnh lưu.
-
Kết cấu chắc chắn, chống ăn mòn cao
-
Có thể tốc độ quay đa dạng
-
Giá thành thấp so với động cơ thông thường.
Nhược điểm
-
Momen khởi động nhỏ
-
So với động cơ một chiều thì động cơ xoay chiều tiêu hao năng lượng nhiều hơn
Động cơ không đồng bộ ba pha roto lồng sóc
Đây là loại động cơ khi nhập khẩu về Việt Nam bắt buộc phải kiểm tra hiệu suất năng lượng theo TCVN 7540-1-2013.
Ưu điểm:
-
Loại động cơ này có cấu tạo nhẹ, dễ dàng sử dụng và bảo quản thuận tiện.
-
Động cơ này được sử dụng chủ yếu trong phạm vi công suất thấp và trung bình
-
Động cơ sử dụng với nhiều cấp điện năng áp khác nhau. Do đó phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều người.
-
Giá thành rẻ.
Nhược điểm
-
Hệ số công suất thấp gây tiêu hao công suất hoạt động của lưới điện.
-
Khó điều khiển tốc độ
-
Momen mở máy nhỏ
-
Không sử dụng được những lúc không tải và không sử dụng được lúc non tải.
Động cơ đồng bộ
Động cơ đồng bộ là loại máy điện có cấu trúc đặc biệt. Trong đó rôto quay cùng tốc độ với từ trường Stato
Ưu điểm
-
Động cơ đồng bộ được sử dụng trong hệ điều khiển phải có độ chính xác cao.
-
Khả năng tiết kiệm điện năng cao khi chạy tải nhẹ hoặc không chạy tải. Động cơ này được sử dụng chủ yếu trong hệ thống cần cẩu.
-
Động cơ điện đồng bộ hoạt động hiệu quả hơn so với động cơ cảm ứng
Nhược điểm
-
Động cơ điện đồng bộ bắt buộc phải có nguồn điện 1 chiều
-
Giá thành cao hơn so với động cơ không đồng bộ
Căn cứ pháp lý và quy định của pháp luật về nhập khẩu motor điện
Nghị định số 187/2013/NĐ – CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về việc Danh mục những hàng hóa hạn chế kinh doanh và XNK.
Quyết định số 78/QĐ – TTG sửa đổi Quyết định 04/QĐ – TTG thực hiện theo Thông tư 65/2017/TT – BTC (Ban hành kèm theo Công văn số 1316/CT – TKNL ngày 12 tháng 2 năm 2018 của Bộ Công thương) .
Thực hiện theo khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT – BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung theo Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT – BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
Số 1316/BCT-TKNL V/v kiểm tra mức hiệu suất cũng như năng lượng tối thiểu ngày 12 tháng 02 năm 2018.
Những chính sách nhập khẩu motor điện
Motor nhập khẩu được quy định bởi những văn kiện pháp luật sau đây:
-
Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015
-
Công văn 1786/TCHQ-GSQL ngày 11/03/2016
-
Thông tư 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016
-
Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/3/2017
-
Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
-
Thông tư 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019
-
Thông tư 1182/QĐ-BCT ngày 06/04/2021
-
TCVN 7540-1:2013
-
TCVN 7540-2:2013
Theo các quy định pháp luật nêu trên thì động cơ điện không thuộc vào danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Mô tơ đã qua sử dụng không thuộc vào danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.
Tuy nhiên khi nhập khẩu động cơ điện đã qua sử dụng vẫn phải thực hiện các bước thủ tục theo quy định tại Thông tư 18/2019/QĐ-TTg.
Mã HS Code của motor điện
Để biết chính xác mã HS code của mặt hàng động cơ điện cần căn cứ vào công suất và hoạt động của chúng. Mã HS code, thuế VAT và thuế NK của mặt hàng này, bạn có thể tham khảo trong phân nhóm 850110, 850120 và 850140 dưới đây:
Mô tả |
Mã hs |
Thuế nhập khẩu ưu đãi (%) |
Mã hs Động cơ có công suất không quá 37.5 W, cho điện một chiều, động cơ bước: |
||
Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16 Ví dụ: |
85011021 |
3 |
Loại khác, công suất không vượt quá 5 W |
85011022 |
25 |
Loại khác |
85011029 |
25 |
Mã hs Động cơ có công suất không quá 37.5 W, cho điện một chiều, động cơ hướng trục. |
85011030 |
10 |
Mã hs Động cơ có công suất không quá 37.5, điện một chiều loại khác. |
||
Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16 |
85011041 |
3 |
Loại khác |
85011049 |
25 |
Mã hs Động cơ có công suất không quá 37.5 khác, xoay chiều, động cơ bước: |
||
Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16 |
85011051 |
3 |
Loại khác |
85011059 |
25 |
Mã hs Động cơ có công suất không quá 37.5 khác, xoay chiều, động cơ hướng trục: |
85011060 |
10 |
Mã hs Động cơ có công suất không quá 37.5 khác, xoay chiều, loại khác: |
||
Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16 |
85011091 |
3 |
Loại khác |
85011099 |
25 |
Mã hs động cơ vạn năng một chiều/xoay chiều có công suất trên 37,5 W đến 1KW. |
||
Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16 |
85012012 |
3 |
Loại khác |
85012019 |
15 |
Mã hs động cơ vạn năng một chiều/xoay chiều có công suất trên 1 kW: |
||
Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16 |
85012021 |
3 |
Loại khác |
85012029 |
15 |
Mã hs động cơ một chiều khác công suất trên 37,5 W không vượt quá 750 W: |
||
Động cơ dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16 |
85013130 |
3 |
Động cơ khác |
85013140 |
20 |
Mã hs motor điện công suất trên 750W nhưng không quá 37,5 kW: |
||
Động cơ dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16 |
85013221 |
3 |
Động cơ khác |
85013222 |
10 |
Thuế suất trên đây là mức thuế nhập khẩu thông thường và thuế suất nhập khẩu ưu đãi áp dụng trong ACFTA (form E) và ATIGA (form D) . Đối với các c/o form mẫu khác quý vị có thể kiểm tra thêm trên biểu thế xuất nhập khẩu
Thuế nhập khẩu motor điện
Khi làm thủ tục nhập khẩu motor, muốn tính được thuế nhập khẩu motor thì phải biết được mã hs động cơ điện mà quý vị nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu motor có hai loại đó là: Thuế TTĐB và thuế GTGT nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu motor phụ thuộc vào mã hs đã chọn ở trên. Tùy theo đặc điểm của mặt hàng mà lựa chọn mã hs thích hợp.
Để biết được mức thuế cụ thể quý vị tham khảo công thức tính thuế NK động cơ điện và thuế GTGT nhập khẩu như sau:
- Thuế NK xác định theo mã hs thuế GTGT được tính theo tỉ lệ:
- Thuế GTGT = Trị giá CIF x % thuế suất
- Thuế giá trị GTGT gia tăng được tính theo công thức:
- Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x 10%.
Trị giá CIF được tính theo giá trị xuất xưởng của hàng nhân với toàn bộ các chi phí để vận chuyển được hàng về đến cửa khẩu cuối cùng của nước đó.
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu motor điện
Quy trình nhập khẩu motor điện bao gồm những bước dưới đây:
Bước 1:Khai tờ khai hải quan
Sau khi có các hồ sơ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, giấy dán nhãn năng lượng motor, vận đơn đường thủy, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs động cơ điện. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan bằng phần mềm.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Sau khi mở thành công tờ khai nhập khẩu, hệ thống hải quan sẽ trả lại kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai nào lấy tờ khai đó và đem bộ hồ sơ này về chi cục hải quan để mở tờ khai. Tuỳ theo phân luồng trắng, vàng hay đỏ để tiến hành các bước mở tờ khai.
Bước 3:Thông quan tờ khai báo hải quan
Sau khi kiểm tra hoàn tất hồ sơ nếu không có vướng mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận mở tờ khai. Quý vị lúc này phải đóng thuế nhập khẩu theo tờ khai hải quan khi nhận hàng hoá.
Bước 4: Mang hàng hoá về kho bảo quản và đóng gói
Sau khi hoàn tất, bạn mang hàng hóa về kho bảo quản và đóng gói

Những lưu ý khi nhập khẩu motor điện
Khi làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện (motor) quý vị cần phải chú ý các điểm sau:
-
Động cơ điện gắn liền với máy, do đó thủ tục nhập khẩu sẽ theo máy chính.
-
Hàng hóa chỉ được nhập khẩu khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước.
-
Kiểm tra hiệu quả năng lượng và quản lý chất lượng thì đăng ký theo model pin dùng lâu dài, thông thường là 3 năm.
-
Kiểm tra hợp chuẩn hợp quy với động cơ điện cũ, thì đăng ký theo các lô hàng cụ thể, nhập khẩu lần nào phải kiểm tra lần ấy.
Trên đây là chi tiết trình tự và thủ tục đăng ký motor điện mới hoặc đã qua sử dụng, mã hs động cơ điện, thuế suất nhập khẩu linh kiện, chính sách nhập khẩu motor điện, hồ sơ dán nhãn năng lượng. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp được những thông tin mà quý vị đang quan tâm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác hoặc bạn quan tâm đến dịch vụ hải quan trọn góithì hãy liên hệ cho chúng tôi chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
- Thông tin thủ tục nhập khẩu lịch để bàn cập nhất mới nhất
- Thủ tục nhập khẩu motor điện mới nhất 2023
- Thủ tục nhập khẩu bu lông ốc vít mới nhất 2022
- Tất tần tật về thông tin thủ tục nhập khẩu giày dép mà bạn không nên bỏ lỡ
- Những lưu ý về thủ tục nhập khẩu gạo vào Việt Nam
- Thủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời cập nhật mới nhất 2022
- Thủ tục nhập khẩu ghế văn phòng và những điều cần biết
- Hướng dẫn thủ tục hải quan xuất khẩu trái cây tươi mới nhất 2022
- Thủ tục nhập khẩu đường
- Thủ tục nhập khẩu đồng hồ thông minh và những điều cần biết
- Thông tin thủ tục nhập khẩu sách mới nhất 2023
- Thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu máy bơm nước mới nhất 2022
- Thủ tục nhập khẩu nhụy hoa nghệ tây Saffron mới nhất 2022
- Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu băng vệ sinh mới nhất năm 2023
- Thủ tục nhập khẩu dược liệu mới nhất hiện nay
- Thủ tục hải quan nhập khẩu dầu thực vật, dầu ăn về Việt Nam mới nhất 2022
- Thủ tục nhập khẩu đồng hồ đeo tay mới nhất 2022
- Chính sách thủ tục hải quan nhập khẩu bột màu năm 2022