Thủ tục nhập khẩu máy triệt lông mới nhất năm 2023

thủ tục nhập khẩu máy triệt lông

Thủ tục nhập khẩu máy triệt lông hiện nay đang được rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm đến. Đây là mặt hàng chịu sự quản lý của Bộ y tế nên khi nhập khẩu cần phân loại mặt hàng. Loại máy này chủ yếu được các doanh nghiệp mua từ nước ngoài về đã mang lại lợi nhuận cao cho nhiều doanh nghiệp. Khi nhập khẩu các doanh nghiệp cần tuân thủ theo những chính sách, quy định gì. Hãy cùng OZ Freight tìm hiểu thông tin bên dưới nhé!

Quy định và chính sách làm thủ tục nhập khẩu máy triệt lông

  • Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020

  • Nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 về Quản lý Trang thiết bị y tế;

  • Nghị định 169/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 36/2016/NĐ-CP về Quản lý Trang thiết bị y tế;

  • Nghị định 03/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 sửa đổi bổ sung Nghị định 36/2016/NĐ-CP về Quản lý Trang thiết bị y tế;

  • Thông tư số 39/2016/TT-BYT ngày 28 tháng 10 năm 2016 quy định về công nhận phân loại trang thiết bị y tế;

  • Thông tư số 42/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 11 năm 2016 quy định về công nhận kết quả phân loại trang thiết bị y tế;

  • Thông tư số 30/2 015/TT-BYT ngày 12 tháng 10 năm 2015 quy định về đấu thầu trang thiết bị y tế;

  • Thông tư 278/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí trong lĩnh vực bảo hiểm y tế

  • Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BYT ngày 16 tháng 03 năm 2020 về đấu thầu trang thiết bị y tế

Quy định và chính sách làm thủ tục nhập khẩu máy triệt lông
Quy định và chính sách làm thủ tục nhập khẩu máy triệt lông

Phân loại trang thiết bị y tế

Máy triệt lông thuộc quyền quản lý của Bộ y tế, khi nhập khẩu bắt buộc phải khai báo trang thiết bị y tế. Mặt hàng này được phân loại B hoặc C tuỳ thuộc theo các loại máy.

  •  Đối với phân loại B: phải làm đăng ký máy triệt lông
  •  Đối với phân loại C: chỉ cần làm phân loại trang thiết bị y tế là đã được nhập khẩu về.
Phân loại trang thiết bị y tế
Phân loại trang thiết bị y tế

Mã HS nhập khẩu máy triệt lông

Căn cứ vào tài liệu, tính năng và cấu tạo cụ thể bạn sẽ biết được mã HS sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm sẽ có mã HS riêng, biết được mã HS bạn sẽ nắm được các chính sách, quy trình và thủ tục nhập khẩu máy triệt lông. Sao Mai Corp sẽ cung cấp mã HS máy triệt lông, quý khách hãy xem mã HS dưới đây:

 Máy triệt lông nằm trong chương 90: Dụng cụ, thiết bị và máy chụp, nhiếp ảnh, quay phim, đo đạc, kiểm tra chất lượng, chẩn đoán hoặc phẫu thuật; các bộ phận và phụ tùng của chúng

  • 9019 – Thiết bị trị liệu cơ học; máy xoa bóp; máy thử nghiệm trạng thái tâm lý; máy trị liệu bằng ôzôn, bằng oxy, bằng hơi nước, máy hô hấp nhân tạo hoặc phương pháp hô hấp trị liệu khác.
  • 901910 – Máy trị liệu cơ học; máy massage; máy thử nghiệm trạng thái tâm lý
  • 90191090 – Loại khác
Mã HS nhập khẩu máy triệt lông
Mã HS nhập khẩu máy triệt lông

Thuế nhập khẩu máy triệt lông

Máy triệt lông chịu 2 loại thuế đó là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.

  •  Thuế nhập khẩu thông thường: 5%
  •  Thuế giá trị gia tăng (VAT) : 5%

Trong thủ tục nhập khẩu máy triệt lông, doanh nghiệp phải nắm bắt được những quy định về thuế. Để có thể tính ra mức thuế suất cho các sản phẩm phải nhập khẩu trên cơ sở mã HS tương ứng với mặt hàng. Sau đó mới xác định mức thuế suất thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành.

Điều kiện thực hiện

Dưới đây là một số điều kiện cần đáp ứng khi làm thủ tục nhập khẩu:

Điều kiện về Tổ chức đứng tên công bố

– Tổ chức có quyền đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế bao gồm:

  •  Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh của Việt Nam có chức năng bán buôn trang thiết bị y tế được chủ sở hữu trang thiết bị y tế uỷ quyền công bố;

  •  Văn phòng đại diện thường trú tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài nơi thương nhân đó là chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc có yêu cầu của chủ sở hữu trang thiết bị y tế.

 – Tổ chức đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng hay đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế phải có cơ sở bảo hành ở tại Việt Nam hoặc bắt buộc phải có hợp đồng với tổ chức đủ năng lực bảo hành trang thiết bị y tế nơi mình đứng tên đại diện, trừ trường hợp các trang thiết bị được sử dụng một lần theo uỷ quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế.

Điều kiện đối với TTBYT

– Được sản xuất tại cơ sở nhập khẩu đã công bố đủ điều kiện sản xuất đối với TTBYT sản xuất trong nước

 – Được sản xuất tại cơ sở nhập khẩu đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo quản chất lượng

 – Sản phẩm được lưu thông tự do tại thị trường nước

 – Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đã công bố

Điều kiện thực hiện 
Điều kiện thực hiện

Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy triệt lông

Máy triệt lông không nằm trong danh mục hàng hoá bị cấm XK hoặc hạn chế NK. Do đó, có thể nhập khẩu mặt hàng này như những loại hàng hoá thông thường khác. Hồ sơ khi làm thủ tục nhập khẩu máy triệt lông bao gồm:

  • Tờ khai hải quan

  • Bảng phân loại trang thiết bị y tế B hoặc C

  • Công bố loại B (nếu là phân loại B)

  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)

  • Phiếu phân loại sản phẩm (Packing List)

  • Catalogue sản phẩm

  • Chứng nhận nơi xuất xứ hàng hoá (CO)

  • Chứng nhận chất lượng sản phẩm (CQ nếu có)

  • Hợp đồng ủy thác nhập khẩu hàng hóa (nếu nhập khẩu trực tiếp)

  • Các loại giấy tờ khác (nếu hải quan cho phép)

Trên đây là tất cả các thông tin cần thiết về thủ tục nhập khẩu máy triệt lông mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc về thủ tục nhập khẩu và dịch vụ hải quan trọn gói nào thì  hãy liên hệ với OZ Freight để được tư vấn, giải đáp và hỗ trợ tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *