Thủ tục nhập khẩu máy tính để bàn mới 100% Dell, HP

Thủ tục nhập khẩu máy tính để bàn mới 100% Dell, HP

Trong thời đại công nghệ 4.0 thì máy tính là một sản phẩm không thể thiếu để phục vụ công việc và giải trí. Hiện nay ở Việt nam máy tính được sử dụng rất rộng rãi trong mọi lĩnh vực. Vậy quy trình nhập khẩu máy tính bảng như thế nào? Hãy theo dõi bài viết này để hiểu rõ nhé!

Máy tính là gì?

Máy tính là một thiết bị điện tử có khả năng điều khiển thông tin hoặc dữ liệu. Máy tính có nhiệm vụ lưu trữ, truy xuất và xử lý dữ liệu. Máy tính có thể phục vụ nhiều công việc như: gửi mail, nhập tài liệu, truy cập trang web, chơi game,… Bên cạnh đó, máy tính cũng có thể chỉnh sửa hoặc tạo bảng tính, bản trình bày, video,…

HS code máy tính  

BIỂU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 2023

Phần XVI: MÁY VÀ CÁC TRANG THIẾT BỊ CƠ KHÍ; THIẾT BỊ ĐIỆN; CÁC BỘ PHẬN CỦA CHÚNG; THIẾT BỊ GHI VÀ TÁI TẠO ÂM THANH, THIẾT BỊ GHI VÀ TÁI TẠO HÌNH ẢNH, ÂM THANH TRUYỀN HÌNH VÀ CÁC BỘ PHẬN VÀ PHỤ TÙNG CỦA CÁC THIẾT BỊ TRÊN

Chương 84: Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và trang thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng

8471 – Máy xử lý dữ liệu tự động và các khối chức năng của chúng; đầu đọc từ tính hay đầu đọc quang học, máy truyền dữ liệu lên các phương tiện truyền dữ liệu dưới dạng mã hóa và máy xử lý những dữ liệu này, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác.

847130 – Máy xử lý dữ liệu tự động loại xách tay, có trọng lượng không quá 10kg, gồm ít nhất một đơn vị xử lý dữ liệu trung tâm, một bàn phím và một màn hình.

84713020 – Máy tính xách tay kể cả notebook và subnotebook

HS code máy tính  
HS code máy tính

Thuế nhập khẩu máy tính.

Thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%

Thuế giá trị gia tăng (VAT) là 10%

Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt từ một số nước sau:

ACFTA (ASEAN – TRUNG QUỐC) là 0% theo Nghị định 153/2017/NĐ-CP

ATIGA (ASEAN – VIỆT NAM) là 0% theo Nghị định 156/2017/NĐ-CP

AANZFTA (ASEAN – ÚC – NIU DI LÂN) là 0% theo Nghị định 158/2017/NĐ-CP

AIFTA (ASEAN – ẤN ĐỘ) là 0% theo Nghị định 159/2017/NĐ-CP

VJEPA (VIỆT NAM – NHẬT BẢN) là 0% theo Nghị định 155/2017/NĐ-CP

AJCEP (ASEAN – NHẬT BẢN) là 0% theo Nghị định 157/2017/NĐ-CP

VKFTA (VIỆT NAM – HÀN QUỐC) là 0% theo Nghị định 149/2017/NĐ-CP

Thủ tục nhập khẩu máy tính .

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu

Căn cứ vào Phụ lục II danh mục sản phẩm, hàng hóa thuộc chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2019/TT-BTTTT ngày 09/07/2019 của Bộ TT&TT). Theo đó, việc nhập khẩu máy tính xách tay thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy và đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Theo quyết định 3810/QĐ-BKHCN năm 2019 có ban hành kèm theo “Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN”

Tuy nhiên máy tính để bàn không thuộc danh mục này nên không phải thực hiện thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm khi thông quan.

Bộ hồ sơ thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa đối với máy tính xách tay trước khi thông quan gồm:

Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước đối với máy tính xách tay.

Hợp đồng (sales contract)

Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)

Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)

Vận đơn

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): bản chụp của tổ chức các nhân nhập khẩu

Cơ quan nộp đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhập khẩu máy tính: Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng các tỉnh. Mở tờ khai hải quan ở chi cục tỉnh, thành phố nào thì đăng ký tại đó.

Thời gian thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa:

Trong 1 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu.

Sau khi hệ thống phản hồi hồ sơ đạt thì nộp bản cứng cho chi cục tiêu chuẩn đo lường ký đóng dấu, 1 bản doanh nghiệp lưu và 1 bản nộp cho cơ quan Hải quan trong quá trình làm thủ tục Hải Quan.

Thủ tục nhập khẩu máy tính .
Thủ tục nhập khẩu máy tính .

Bước 2: Thử nghiệm hiệu suất năng lượng cho máy tính

Theo Công văn số 1786/TCHQ-GSQL Về việc dán nhãn năng lượng và kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu của Tổng cục Hải quan, hàng hóa trong quá trình nhập khẩu không phải thực hiện việc dán nhãn năng lượng cho máy tính, cơ quan hải  quan chỉ quản lý việc áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu đối với những phương tiện, thiết bị nhập khẩu.

Như vậy, đối với máy tính để thực hiện thông quan hàng hóa cần phải thực hiện thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu.

Quy trình thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu:

Doanh nghiệp nhập khẩu máy tính mang mẫu tương ứng với từng loại model lên các cơ quan, đơn vị để kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng được cấp phép bởi Bộ Công thương về thử nghiệm hiệu suất năng lượng.

Thành phần giấy tờ cần chuẩn bị để phục vụ cho việc thử nghiệm hiệu suất năng lượng như: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhãn phụ của sản phẩm kèm theo sản phẩm tương ứng với model.

Sau khi có kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ cùng với xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa và giấy chứng nhận đăng ký hợp quy sản phẩm (đối với máy tính xách tay) để được thông quan.

Bước 3: Đăng ký hợp quy sản phẩm khi thực hiện thủ tục nhập khẩu máy tính

Quy trình đăng ký hợp quy khi thực hiện thủ tục nhập khẩu máy tính:

Theo quy định của thông tư 10/2020/TT-BTTTT thì hồ sơ đăng ký hợp quy cho máy tính bao gồm các giấy tờ sau:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; quyết định/ giấy phép thành lập doanh nghiệp.

Mẫu dấu hợp quy khi thực hiện công bố hợp quy sản phẩm lần đầu hoặc khi mẫu dấu hợp quy có sự thay đổi.

Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục nêu tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2020/TT-BTTTT: Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy cấp cho tổ chức hoặc cá nhân nhập khẩu/ đại diện của nhà sản xuất việt Nam gửi cục Viễn thông về việc sử dụng giấy chứng nhận hợp quy gồm các thông tin như: tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của các tổ chức nhập khẩu; ký hiệu của sản phẩm, hàng hóa (văn bản này chỉ nộp một lần hay khi có sự thay đổi về nội dung văn bản).

Trường hợp những sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục nêu tại điểm b khoản 1 Điều 6 của Thông tư 10/2020/TT-BTTTT.

Báo cáo tự đánh giá do doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện hoặc bản sao báo cáo tự đánh giá của nhà sản xuất thực hiện kèm theo văn bản do nhà sản xuất hoặc đại diện của nhà sản xuất tại Việt Nam gửi Cục Viễn thông về việc sử dụng báo cáo tự đánh giá . Báo cáo tự đánh giá gồm những thông tin sau:

Tên tổ chức hoặc cá nhân; địa chỉ, số điện thoại, fax

Tên của sản phẩm

Hãng sản xuất

Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật

Số ngày được cấp kết quả đo kiểm sản phẩm. Kết quả đo kiểm này phải được đơn vị đo kiểm cấp để phục vụ hoạt động công bố hợp quy được quy định tại khoản 2 Điều 5 thông tư 10/2020/TT-BTTTT cấp cho tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo tự đánh giá.

Kết luận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, hàng hóa.

Cam kết về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải  phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa cũng như kết quả tự đánh giá

Báo cáo tự đánh giá sản phẩm dựa trên kết quả tự thực hiện của tổ chức, cá nhân hoặc dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy.

Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm phải thể hiện đầy đủ các nội dung: tên, ký hiệu và các thông tin kỹ thuật của sản phẩm, ảnh chụp bên ngoài sản phẩm, hãng sản xuất.

Thời gian thực hiện: Làm việc trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Thời hạn của thông báo tiếp nhận Bản công bố hợp quy: 3 năm kể từ ngày ký Thông báo tiếp nhận Bản công bố hợp quy.

Bước 4: Thực hiện thủ tục nhập khẩu máy tính (Thông quan hàng hóa)

Sau khi đã thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm đối với máy tính xách tay, thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu và đăng ký hợp quy sản phẩm. Doanh nghiệp bắt đầu tiến hành làm thủ tục khai báo hải quan

Bộ hồ sơ nhập khẩu máy tính cơ bản bao gồm:

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của bên nhập khẩu

– Giấy kiểm tra về chất lượng hàng hóa đối với máy tính xách tay

– Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu của sản phẩm

– Thông báo đăng ký hợp quy của sản phẩm

– Tờ khai Hải quan nhập khẩu

– Commercial Invoice

– Bill of Lading

– C/O nếu có

– Các chứng từ khác (nếu có)

Bước 5: Đăng ký dán nhãn năng lượng cho máy tính

Cơ sở thực hiện

– Theo Quyết định 04/2017/QĐ-TTg thì mặt hàng màn hình máy tính, máy tính xách tay phải được dán nhãn năng lượng.

-Theo Thông tư 36/2016/TT-BCT trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng gửi về Bộ Công Thương.

Hồ sơ xin dán nhãn năng lượng cho sản phẩm máy tính sau khi thực hiện thủ tục nhập khẩu máy tính bao gồm:

– Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm sử dụng năng lượng, trong đó phải nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu

– Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho từng model sản phẩm;

– Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.

– Nhãn phụ của sản phẩm

– Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nhập khẩu.

Thời gian thực hiện đăng ký dán nhãn năng lượng trong vòng 03-05 ngày

Sau khi đã nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương, doanh nghiệp được phép tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng đã đăng ký cho sản phẩm. Doanh nghiệp phải hoàn toàn  chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và các thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.

Hy vọng qua bài viết này của Oz Freight sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ về quy trình và thủ tục nhập khẩu máy tính . Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0972 433 318 hoặc để lại comment để được hỗ trợ tư vấn nhanh và chi chi tiết nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *