Trong thời đại công nghệ 4.0 thì máy tính bảng là một mặt hàng cần thiết để phục vụ công việc và giải trí. Hiện nay ở Việt nam máy tính bảng được sử dụng rất rộng rãi. Vậy quy trình nhập khẩu máy tính bảng như thế nào? Hãy theo dõi bài viết Thủ tục nhập khẩu máy tính bảng này để hiểu rõ nhé!
Thủ tục nhập khẩu máy tính bảng là gì? HS code máy tính bảng và thuế nhập khẩu máy tính bảng.

Mục lục
1.1. Máy tính bảng là gì?
Máy tính bảng (Tablet hay Tablet computer) là thiết bị điện tử thông minh với màn hình cảm ứng có kích thước nhỏ nhất là 7 inch. Máy tính bảng được xem là loại thiết bị di động thứ ba được tích hợp giữa điện thoại di động và laptop. Máy tính bảng có hai công dụng chính đó là phục vụ công việc và giải trí.
1.2. Mã HS code máy tính bảng.
BIỂU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 2023
Phần XVI: MÁY VÀ CÁC TRANG THIẾT BỊ CƠ KHÍ; THIẾT BỊ ĐIỆN; CÁC BỘ PHẬN CỦA CHÚNG; THIẾT BỊ GHI VÀ TÁI TẠO ÂM THANH, THIẾT BỊ GHI VÀ TÁI TẠO HÌNH ẢNH, ÂM THANH TRUYỀN HÌNH VÀ CÁC BỘ PHẬN VÀ PHỤ TÙNG CỦA CÁC THIẾT BỊ TRÊN
Chương 84: Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và trang thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng
8471 – Máy xử lý dữ liệu tự động và các khối chức năng của chúng; đầu đọc từ tính hay đầu đọc quang học, máy truyền dữ liệu lên các phương tiện truyền dữ liệu dưới dạng mã hóa và máy xử lý những dữ liệu này, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác.
847130 – Máy xử lý dữ liệu tự động loại xách tay, có trọng lượng không quá 10kg, gồm ít nhất một đơn vị xử lý dữ liệu trung tâm, một bàn phím và một màn hình.
84713020 – Máy tính xách tay kể cả notebook và subnotebook
1.3. Thuế nhập khẩu máy tính bảng.
- Thuế nhập khẩu thông thường là 5%
- Thuế giá trị gia tăng (VAT) thường là 10%
- Thuế ưu đãi nhập khẩu thường là 0%
- Thủ tục nhập khẩu máy tính bảng.
2.1. Kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhập khẩu.
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
- Mẫu đơn đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa
- Hợp đồng mua bán hàng hóa (sales contract)
- Phiếu đóng gói hàng (Packing list) (Dùng để xác định quy cách đóng gói hàng hóa).
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice) (do người bán cung cấp)
- Vận đơn (Bill of lading)
Ngoài ra, có thể bổ sung một số loại giấy tờ khác (nếu có): - Tờ khai nhập khẩu
- Giấy chứng nhận chất lượng
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
- Giấy chứng nhận CFS
- Ảnh sản phẩm hoặc mô tả
- Mẫu nhãn nhập khẩu, mẫu nhãn phụ
Sau 1 ngày đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa sẽ được cấp giấy đăng ký có xác nhận của Cục Viễn thông, đem giấy đăng ký có xác nhận này nộp cho hải quan để thông quan.
2.2. Chứng nhận hợp quy
Sau khi hàng hóa được thông quan, doanh nghiệp cần mang mẫu sản phẩm đi đo kiểm, thử nghiệm tại các phòng thử nghiệm được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định.
Bộ hồ sơ chứng nhận hợp quy bao gồm các giấy tờ liên quan sau:
- Giấy đề nghị chứng nhận hợp quy theo quy định của cục Viễn thông
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm
- Hình ảnh thực tế của sản phẩm
- Kết quả đo kiểm và thử nghiệm của thiết bị.
2.3. Đăng ký dán nhãn năng lượng
Máy tính bảng là mặt hàng bắt buộc phải đăng ký dán nhãn năng lượng. Căn cứ theo thông tư 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 của Bộ công thương, doanh nghiệp bắt buộc phải công bố Hiệu suất năng lượng, dán nhãn năng lượng và dán tem năng lượng lên sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường.
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng bao gồm các giấy tờ liên quan sau:
- Giấy đăng ký dán nhãn, tem năng lượng
- Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng do tổ chức thử nghiệm cấp cho từng model tablet.
- Mẫu nhãn, tem năng lượng dự kiến
- Các loại giấy tờ liên quan khác (nếu cần)
Khi dán nhãn năng lượng cần phải có những thông tin sau:
- Tên nhà nhà nhập khẩu đầy đủ hoặc viết tắt
- Nhãn hiệu sản phẩm
- Thông tin về khả năng tiêu thụ năng lượng
- Tiêu chuẩn hoặc quy định áp dụng dán nhãn năng lượng
Theo quy định Điều 10 thông tư 36/2016/TT-BCT quy định về dán nhãn năng lượng cho các sản phẩm sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương. Các trường hợp dưới đây sẽ bị thu hồi nhãn năng lượng:
Mẫu nhãn năng lượng có thông tin sai lệch so với mẫu dự kiến tại hồ sơ đã đăng ký dán nhãn năng lượng.
Mức tiêu thụ năng lượng của sản phẩm cao hơn so với mức tiêu thụ năng lượng tại giấy công bố dán nhãn năng lượng
2.4. Công bố hợp quy cho sản phẩm
Theo nghị định số 74/2018/NĐ-CP thì 15 ngày sau khi thông quan, người nhập khẩu phải nộp kết quả tự đánh giá cho trung tâm kiểm định.
Hồ sơ bao gồm:
- Kết quả tự đánh giá phù hợp
- Tài liệu kỹ thuật sản phẩm
- Kết quả đo kiểm
- Nhãn hàng hóa
Quy trình nhập khẩu máy tính bảng.
Bước 1: Tập hợp đầy đủ hồ sơ và kiểm tra mã HS code:
- Hợp đồng ngoại thương (Purchase order)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
- Vận đơn
- C /O hưởng ưu đãi (nếu có)
- Tài liệu kỹ thuật
- Thông báo hàng đến
Bước 2: Truyền tờ khai Online và lấy kết quả phân luồng
Bước 3: Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu tại cục Viễn thông
Hồ sơ nhập khẩu gồm:
- Hợp đồng (sales contract)
- Packing list
- Invoice
- Vận đơn
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) (nếu cần)
- Ảnh hoặc mô tả hàng hóa, mẫu nhãn hàng nhập khẩu
- Nhãn phụ (Nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định)
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ ký tên đóng dấu Công ty thì đem lên Cục Viễn thông để nộp.
Bước 4: Nộp bộ hồ sơ tờ khai kèm giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu cho Hải quan để lấy hàng về.
Bước 5: Làm chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn

Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu rõ về quy trình và thủ tục nhập khẩu máy tính bảng. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0972 433 318 hoặc để lại comment để được hỗ trợ tư vấn nhanh và chi chi tiết nhất.