Hiện nay, hầu hết ở bất cứ cửa hàng nào như: nhà hàng, khách sạn, cửa hàng mỹ phẩm, cửa hàng quần áo hay trong các doanh nghiệp, văn phòng, cơ quan,… chúng ta cũng có thể thấy máy in. Đó chính là một loại máy in nhiệt. Nó được sử dụng phổ biến như vậy, vậy thủ tục nhập khẩu máy in nhiệt như thế nào? Cần những giấy tờ thủ tục gì để có thể nhập khẩu máy in nhiệt về để kinh doanh? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục
Máy in nhiệt là gì?
Một loại thiết bị, dụng cụ dùng để tạo ra những bản in ấn, bản sao của một loại tài liệu, hình ảnh nào đó được soạn thảo hoặc thiết kế sẵn nào đó thông qua những kỹ thuật và các phương pháp in được tích hợp trong máy là máy in nhiệt. Hay nói một cách cụ thể hơn, là hoạt động dựa trên nguyên tắc tạo sử dụng đầu in gồm nhiều điểm nóng để tạo ra các bản in, sử dụng nhiệt để tạo để tạo ra hình ảnh trên giấy.
Các đơn vị được nhập khẩu máy in
Trước đây, căn vào khoản 2, Điều 27, Nghị định số 60/2014/NĐ-CP, các đối tượng sau đây được phép nhập khẩu máy in, gồm:
Cơ sở in;
Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị ngành in theo quy định của pháp luật;
Cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân được phép sử dụng thiết bị in để phục vụ công việc nội bộ.
Điều này có nghĩa là khi xin giấy phép nhập khẩu bạn phải xuất trình đăng ký kinh doanh có chức năng nhập khẩu thiết bị in hoặc nhập khẩu văn phòng phẩm.
Tuy nhiên sau khi nghị định số 25/2018/NĐ-CP được ban hành thì các tổ chức, doanh nghiệp có thể thoải mái tiến hành thủ tục nhập khẩu máy in mới về Việt Nam và khi xin cấp giấy phép nhập khẩu (với 1 số loại), bạn chỉ cần xuất trình đăng ký kinh doanh của công ty mình là làm được.
Danh mục máy in phải xin giấy phép nhập khẩu
Căn cứ vào phụ lục I, thông tư số 16/2015/TT-BTTTT thì các loại máy in nhiệt không cần phải xin giấy phép nhập khẩu.
Tuy nhiên khi nhập khẩu máy in chúng ta nên lưu ý, căn cứ theo Nghị định số 60/2014/NĐ-CP và thông tư số 16/2015/TT-BTTT, có một số máy in sau phải xin giấy phép nhập khẩu dựa theo công nghệ in của máy. Cụ thể thì các loại máy in sau phải xin giấy phép nhập khẩu của Cục Xuất bản:
Máy in sử dụng công nghệ kỹ thuật số như: máy in laser, máy in phun có tốc độ in trên 50 tờ (khổ A4)/phút hoặc có khổ in trên A3 hay máy có kết hợp tính năng photocopy màu (đa màu).
Máy in offset, flexo, ống đồng, letterpress.
Máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu.
Máy in laser (thuộc nhóm máy in kỹ thuật số)
4. Hồ sơ nhập khẩu cần thiết trong thủ tục nhập khẩu máy in nhiệt
Hợp đồng mua bán
Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
Bảng kê hàng hóa (Packing list)
Vận đơn (Bill of Lading)
Giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of Origin) – nếu có
5. Mã HS code và thuế của máy in nhiệt
Phần XVI: MÁY VÀ CÁC TRANG THIẾT BỊ CƠ KHÍ; THIẾT BỊ ĐIỆN; CÁC BỘ PHẬN CỦA CHÚNG; THIẾT BỊ GHI VÀ TÁI TẠO ÂM THANH, THIẾT BỊ GHI VÀ TÁI TẠO HÌNH ẢNH, ÂM THANH TRUYỀN HÌNH VÀ CÁC BỘ PHẬN VÀ PHỤ TÙNG CỦA CÁC THIẾT BỊ TRÊN
Chương 84: Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và trang thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng
8443 – Máy in sử dụng các bộ phận in như khuôn in (bát chữ), ống in và các bộ phận in khác của nhóm 84.42; máy in khác, máy copy (copying machines) và máy fax, có hoặc không kết hợp với nhau; bộ phận và các phụ kiện của chúng.
844332 – Loại khác, có khả năng kết nối với máy xử lý dữ liệu tự động hoặc kết nối mạng:
84433290: Loại khác
Căn cứ vào mã HS vừa tra được, ta sẽ biết được mức thuế mà máy in nhiệt phải nộp:
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy:
Thuế NK thông thường: 5%
Thuế NK ưu đãi: 0%
VAT: 10%
Lưu ý: Máy in nhiệt có rủi ro về phân loại
6. Quy trình thủ tục nhập khẩu máy in nhiệt
Các bước thông quan máy in nhiệt sẽ tiến hành như nhập khẩu một lô hàng bình thường, cơ bản gồm 4 bước sau:
Bước 1: Khai tờ khai hải quan
Sau khi có đầy đủ chứng từ nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn, C/O, … và xác định được HS code. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.
Luồng xanh chỉ cần cầm tờ khai đi để thanh lý
Luồng vàng: Hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ, chứng từ của hàng hóa
Luồng đỏ: Hải quan sẽ tra thực tế hàng hóa
Bước 3: Thông quan tờ khai hải quan
Nếu hồ sơ không có sai sót gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Chủ hàng lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.
Bước 4: Mang hàng về kho bảo quản
Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho.
Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu rõ về thủ tục nhập khẩu máy in nhiệt. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0972 433 318 hoặc để lại comment để được hỗ trợ tư vấn nhanh và chi tiết nhất.