Đèn năng lượng mặt trời được dùng rất phổ biến vì tính chất thân thiện với môi trường và có thể xem là một giải pháp sử dụng điện an toàn trong nhiều công trình xây dựng. Vì thế nhu cầu sử dụng bóng đèn năng lượng mặt trời ngày một tăng cao. Thủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời là vấn đề đau đầu của nhiều doanh nghiệp. Vậy quy trình xuất nhập khẩu bóng đèn năng lượng mặt trời bao gồm các bước như thế nào? Bộ hồ sơ bao gồm các chứng từ như thế nào? Nơi nộp hồ sơ ở đâu? Và OZ Freight sẽ cung cấp đến bạn những gì bạn cần ở dưới đây.
Mục lục
Đèn năng lượng mặt trời là gì?
Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, đèn năng lượng mặt trời ra đời đã mang lại giải pháp thắp sáng tốt hơn cho con người. Đây là loại bóng đèn phát sáng có sử dụng năng lượng mặt trời. Nguyên lý hoạt động của đèn năng lượng mặt trời (đèn Led) là vào ban ngày, khi bức xạ mặt trời rọi vào những tấm pin năng lượng thì quang năng sẽ tự chuyển đổi thành điện năng.
Sau đó dòng điện sẽ được chuyển qua bộ điều khiển và nạp vào ắc quy (pin) nhằm dự trữ nguồn điện. Khi trời tối, hệ thống đèn led năng lượng mặt trời sẽ tự động thắp lên và tắt khi trời sáng.
-
Đèn Led năng lượng mặt trời được thiết kế với mục tiêu thân thiện môi trường và sử dụng nguồn ánh sáng có sẵn trong tự nhiên. Chúng được sử dụng trong các công trình thắp sáng như lắp đặt ở văn phòng, đèn giao thông, sân trường, nhà máy, khu dân cư, . ..
-
Đối với những doanh nghiệp nhập khẩu bóng đèn led việc hiểu rõ khái niệm về cấu tạo của sản phẩm này là cực kỳ cần thiết. Điều đó giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn nữa cho quá trình đăng ký mã số hàng và thực hiện thủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời. Cấu tạo của thiết bị này bao gồm các bộ phận:
-
Tấm pin năng lượng mặt trời: Đây là thành phần cơ bản nhất quyết định công năng của sản phẩm. Chúng có thể được gắn kèm với bóng đèn như là loại pin chuyên dụng. Tấm pin này có tác dụng thu nhận năng lượng mặt trời. Sau đó chuyển chúng từ điện năng sang nguồn năng lượng phát sáng.
-
Điều khiển: Bộ phận này có khả năng ngắt dòng điện khi pin đã hết. Đồng thời có khả năng điều khiển đèn khi có sự chuyển đổi giữa sáng và tối.
-
Bóng đèn LED năng lượng mặt trời: Bóng đèn Led có khả năng phát sáng mạnh, công suất và số bóng Led cũng khá phong phú.
-
Thân bóng đèn: Bộ phận được làm bằng thuỷ tinh tổng hợp, nhôm hay đồng và mặt kính Gorilla Glass.
-
Công tắc: Là một nút nhỏ dùng để cắt nguồn điện khi đèn không hoạt động được.
Ưu, nhược điểm của đèn năng lượng mặt trời
Công nghệ chiếu sáng đang có bước phát triển vượt trội nhờ sử dụng tối đa nguồn năng lượng từ mặt trời. Sự ra đời của đèn năng lượng mặt trời là một bước ngoặt mang lại nhiều lợi ích to lớn cho con người.
Ưu điểm của đèn năng lượng mặt trời
Nhờ sử dụng nguồn năng lượng mặt trời nên đèn năng lượng mặt trời có nhiều ưu điểm nổi bật so với các loại đèn sử dụng điện năng thông thường không thể có được:
-
Tiết kiệm điện năng: Đây là đặc điểm nổi bật của loại bóng đèn led đang được tin dùng hiện nay. Sử dụng bóng đèn năng lượng mặt trời sẽ cho phép bạn giảm các hoá đơn tiền điện một cách dễ dàng.
-
Thiết kế cảm ứng tiên tiến: Đèn led có chức năng tự động điều chỉnh khi chuyển đổi giữa ánh nắng và đêm. Đây là thiết kế mới nhằm giảm thiểu tiêu thụ điện năng. Nhờ đó mang lại nhiều trải nghiệm lý thú cho người sử dụng.
-
Tận dụng ánh sáng tự nhiên, không làm thay đổi môi trường và ô nhiễm không khí.
-
Không bị lệ thuộc vào điện lưới quốc gia: với bóng đèn led năng lượng mặt trời này bạn có thể bật bất kì đâu cũng không sợ hệ thống điện lưới gặp sự cố và đặc biệt an toàn khi dùng vào ban đêm.
-
Đèn Led sử dụng ánh sáng trắng dịu nhẹ, nguồn điện mạnh hơn và bền hơn so với bóng đèn thông thường.
-
Thời gian phát sáng của bóng đèn led rất dài. Từ 8-10 tiếng. Nguồn năng lượng được tái sinh vĩnh viễn.
-
Pin điện có hiệu suất cao. Tuổi thọ trung bình lên đến hơn 20 năm. Đèn không phải bảo trì. Do đó tiết kiệm chi phí đáng kể đối với người sử dụng.
-
Cách sử dụng dễ dàng, không phải đào đường hoặc nhiều dây điện nổi hay những thiết bị đo đạc khác thường. Nhờ vậy tiết kiệm được chi phí sản xuất.
-
Mạch điện áp thấp thì không có khả năng gây chập hay cháy thiết bị.
-
Ứng dụng được ở mọi lĩnh vực, kể cả những nơi có điều kiện phức tạp, khó khăn lắp đặt lưới điện quốc gia.
Nhược điểm của đèn led năng lượng mặt trời
Bên cạnh những ưu điểm như trên thì đèn năng lượng mặt trời cũng có những nhược điểm.
-
Phụ thụ vào nguồn năng lượng mặt trời nhiều các ngày trời tối, thiếu ánh sáng đèn sẽ hoạt động không hiệu quả.
-
Vị trí lắp đặt phải rộng rãi để tấm pin thu được nhiều nguồn năng lượng nhất mỗi ngày.
-
Đèn led năng lượng mặt trời có giá thành cao hơn nhiều lần đèn bình thường. Do đó chi phí đầu tư xây dựng sẽ tốn thêm.
Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời
Đèn năng lượng mặt trời là sản phẩm được nhập khẩu khá nhiều hiện nay. Do đó nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và uy tín với người tiêu dùng, Bộ Công Thương yêu cầu các mặt hàng đèn năng lượng mặt trời khi nhập khẩu phải thực hiện đăng ký và công bố hợp quy. Sản phẩm cần phải ghi rõ thông số và thông tin chi tiết về những tính năng trên trên nhãn hàng hoá.
Dẫn chứng pháp lý
Thủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời được thực hiện dựa trên cơ sở pháp lý sau:
-
Thông tư số 08/2019/TT-BKHCN: Đây là thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nhóm sản phẩm chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời hoặc phát sáng theo công nghệ Led. Theo đó mặt hàng đèn led khi đưa vào Việt Nam phải tiến hành kiểm tra và công bố hợp quy theo quy chuẩn QCVN 19:2 019/BKHCN.
-
Thông tư 27/2012/TT-BKHCN: Thông tư này quy định danh mục hàng hóa nhóm 2 – những sản phẩm có nguy cơ cao về chất lượng. Hoặc những mặt hàng không có trong nhóm 2 nhưng đã được cảnh báo là nguy cơ mất an toàn thì bắt buộc phải thực hiện kiểm định nhà nước về chất lượng sản phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam. Đèn năng thắp sáng lượng mặt trời cũng thuộc danh mục hàng hóa trên và đều được kiểm tra thông qua quản lý chất lượng.
-
Quyết định số 4889/QĐ-BCT: Quyết định về đăng ký hiệu suất năng lượng và ghi nhãn đối với sản phẩm đèn thắp sáng Led.
-
Dựa theo căn cứ pháp lý nêu trên thủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời có trình tự như sau:
-
Trong quá trình thông quan: Doanh nghiệp chỉ cần đăng ký kiểm định chất lượng hàng hoá theo thông tư 27/2012/TT-BKHCN. Ngoài ra đơn vị nhập khẩu phải đảm bảo chất lượng mặt hàng đèn Led tương đương với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2 019/BKHCN theo thông tư 08/2019/TT-BKHCN. Doanh nghiệp cũng phải tự nhận hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng của sản phẩm năng lượng mặt trời NK về.
-
Cơ quan quản lý xác nhận doanh nghiệp đã thực hiện kiểm định sản phẩm đèn led dựa trên hồ sơ khai báo của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ đã đăng ký trên lên hải quan khi tiến hành nhập khẩu hàng hoá.
-
Sau khi thông quan hàng hóa để được phân phối sản phẩm đèn led trên thị trường, doanh nghiệp sẽ tiến hành làm mẫu thử chất lượng, kiểm tra hiệu suất năng lượng, chứng nhận hợp chuẩn và gắn tem cho sản phẩm. Thực hiện đúng các quy trình trên mới được phép lưu thông mặt hàng đèn led ngoài thị trường.
Các thông tư văn bản về nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời
Phần trên là những văn bản, quy định về cơ sở pháp lý khi thực hiện thủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời. Cụ thể như sau:
-
Điều 1, thông tư số 08/2019/TT-BKHCN: Đèn chiếu sáng công nghệ Led thuộc quản lý nhà nước của Bộ khoa học công nghệ và phải đáp ứng quy chuẩn QCVN 19:2 019/BKHCN.
-
Điều 4, thông tư số 08/2019/TT-BKHCN: Từ 1/6/2020 các sản phẩm đèn chiếu sáng trong nước và nhập khẩu phải thoả mãn đầy đủ những yêu cầu của quy chuẩn QCVN 19:2 019/BKHCN.
-
Khoản 3.1, thông tư số 08/2019/TT-BKHCN quy định: Tất cả sản phẩm đèn chiếu sáng LED đã có chứng nhận hợp quy hoặc tương đương với tiêu chuẩn Việt Nam, có dán dấu hợp quy CR và đăng ký nhãn hàng hoá.
-
Khoản 3.3, thông tư số 08/2019/TT-BKHCN quy định: Tất cả sản phẩm bóng đèn năng lượng mặt trời đều phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng. Mặt hàng trên thuộc quyền quản lý nhà nước của sở khoa học công nghệ.
-
Khoản 1, Điều 2, thông tư 27/2012/TT-BKHCN quy định những mặt hàng có khả năng gây mất an toàn lao động cần được thực hiện công bố chất lượng hàng hoá nhập khẩu trước khi lưu hành.
-
Điều 1, Quyết định số 4889/QĐ-BCT: hướng dẫn đăng ký hiệu suất và ghi nhãn năng lượng đối với sản phẩm thiết bị chiếu sáng năng lượng mặt trời.
Quy định về thuế nhập khẩu và HS code đèn năng lượng mặt trời
Đối với hầu hết các mặt hàng này, muốn nắm rõ mức thuế nhập khẩu và những chính sách áp dụng với mặt hàng trên thì điều mà nhà nhập khẩu cần thực hiện là tìm mã HS code của chúng. Để tìm ra mã HS code tương ứng với các loại đèn thắp sáng công nghệ Led bạn cần căn cứ trên chức năng, thành phần và cấu trúc của chúng.
Quy định về thuế nhập khẩu
Với mặt hàng thiết bị thắp sáng năng lượng mặt trời (bóng đèn điốt phát quang) có thuế VAT là 10%, thuế nhập khẩu đặc biệt là 5 % và thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%. Nếu nhập khẩu hàng từ Trung Quốc với CO Form E có thuế NK là 0%.
Mã HS Code
Căn cứ để áp mã HS code đó là sản phẩm thực tế như catalogue, tài liệu kỹ thuật doanh nghiệp nhập khẩu cung cấp. Cục kiểm định hải quan sẽ giám định hàng hoá, kèm với đó là kết luận kiểm tra thực tế của cơ quan thuế. Đây là cơ sở pháp lý để xác định mã số đối với sản phẩm đèn led.
Theo hướng dẫn của Tổng cục hải quan các mặt hàng bóng đèn thắp sáng năng lượng mặt trời thuộc nhóm 8539 và 9405 trong biểu thuế xuất khẩu. Người NK có thể căn cứ vào đây để xác định mã HS. Dưới đây là mã HS và thuế NK của các mặt hàng bóng đèn thông dụng.
Mã HS 85395000: Đèn điốt phát quang (LED) – thuế VAT là 10%, thuế nhập khẩu đặc biệt là 5 %, thuế nhập khẩu thông thường là 0%.
Mã HS 94051091: Đèn LED – thuế VAT là 10%, thuế nhập khẩu đặc biệt là 7.5 %, thuế nhập khẩu thông thường là 5%.
Ngoài ra muốn có mã HS phù hợp, doanh nghiệp cũng cần tra cứu mã HS của một số sản phẩm kèm theo như bộ giá treo, cục pin năng lượng mặt trời. …
Hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời
Ngoài việc dựa trên hệ thống văn bản và quy định về thủ tục thông quan chỉ là bước đi đầu tiên của thủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời. Doanh nghiệp cũng cần có tất cả những bộ thủ tục, hồ sơ liên quan. Khi đã hiểu rõ trình tự và thủ tục nhập khẩu thì bạn cần có bộ hồ sơ hoàn chỉnh như dưới đây:
Các loại hồ sơ cần làm
-
Vận đơn
-
Hoá đơn tài chính
-
Giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng
-
Giấy chứng nhận xuất xứ sản phẩm
-
Tờ khai nhập khẩu
-
Hợp đồng đặt cọc
-
Nơi nộp hồ sơ/thủ tục
Nhập khẩu bóng đèn năng lượng mặt trời là quá trình trải qua nhiều giai đoạn với các loại hợp đồng khác nhau. Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá được thực hiện tại Phòng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi có cửa cẩu. Hoặc đăng ký ở điểm khác trên địa bàn quản lý hàng hoá đến. Đăng ký hợp quy đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời trên cổng thông tin một cửa quốc gia. Hồ sơ hải quan sẽ được nộp tại Chi cục hải quan nơi có cửa khẩu, sân bay lô hàng được nhập về nhằm thuận lợi nhất trong việc vận chuyển và đưa lô hàng đến kho lưu giữ.
Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ
Người nhập khẩu cần chuẩn bị đầy đủ những loại giấy tờ ở phần trên. Ngoài ra đối với mặt hàng đèn led năng lượng mặt trời thì một số loại giấy tờ bạn cũng cần phải có đó là:
-
Giấy chứng nhận hợp quy còn thời hạn sử dụng
-
Giấy công bố chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn QCVN 19:2 019/BKHCN
-
Giấy chứng nhận hiệu quả năng lượng, dán nhãn hàng hoá
-
Tờ khai xuất xứ
-
Chuẩn bị đầy đủ các thủ tục, giấy tờ này sẽ giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông quan hàng hóa thuận tiện và dễ dàng.
Trên đây OZ Freight đã hướng dẫn các bạn cách nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích trong công việc của bạn. Nhập khẩu mặt hàng đèn năng lượng mặt trời dễ dàng nhưng rất khó nếu bạn không có kinh nghiệm về lĩnh vực này. Vì thế nếu gặp bất cứ khó khăn gì trong việc vận chuyển hàng hoá, hay các dịch vụ hải quan trọn gói thì hãy nhờ OZ Freight giúp đỡ bạn.
- Thông tin thủ tục nhập khẩu lịch để bàn cập nhất mới nhất
- Thủ tục nhập khẩu motor điện mới nhất 2023
- Thủ tục nhập khẩu bu lông ốc vít mới nhất 2022
- Tất tần tật về thông tin thủ tục nhập khẩu giày dép mà bạn không nên bỏ lỡ
- Những lưu ý về thủ tục nhập khẩu gạo vào Việt Nam
- Thủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời cập nhật mới nhất 2022
- Thủ tục nhập khẩu ghế văn phòng và những điều cần biết
- Hướng dẫn thủ tục hải quan xuất khẩu trái cây tươi mới nhất 2022
- Thủ tục nhập khẩu đường
- Thủ tục nhập khẩu đồng hồ thông minh và những điều cần biết
- Thông tin thủ tục nhập khẩu sách mới nhất 2023
- Thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu máy bơm nước mới nhất 2022
- Thủ tục nhập khẩu nhụy hoa nghệ tây Saffron mới nhất 2022
- Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu băng vệ sinh mới nhất năm 2023
- Thủ tục nhập khẩu dược liệu mới nhất hiện nay
- Thủ tục hải quan nhập khẩu dầu thực vật, dầu ăn về Việt Nam mới nhất 2022
- Thủ tục nhập khẩu đồng hồ đeo tay mới nhất 2022
- Chính sách thủ tục hải quan nhập khẩu bột màu năm 2022