Để máy tính có thể hoạt động ổn định và lâu dài thì CPU máy tính đóng góp 1 phần không nhỏ. Hiện nay xu hướng tiêu dùng muốn nhập khẩu CPU từ nước ngoài đang ngày càng tăng nhanh. Vậy thủ tục nhập khẩu CPU máy tính sẽ có những gì? Quy trình nhập khẩu diễn ra như thế nào? Cùng OZ Freight đi đến từng vấn đề đó qua bài viết này nhé!
Mục lục
Định nghĩa CPU
CPU viết tắt từ cụm Central Processing Unit còn gọi là bộ xử lý trung tâm. Với vai trò như não bộ của Laptop, tất cả thông tin, thao tác, dữ liệu sẽ được đo lường kỹ lưỡng và xuất ra lệnh điều khiển hoạt động của Laptop.
Chính sách nhập khẩu CPU máy tính
Quy định của các văn bản pháp luật, mặt hàng linh kiện điện tử phải mới 100% khi được nhập khẩu về Việt Nam. Đối với mặt hàng mới hoàn toàn không thuộc diện quản lý chuyên ngành. Do đó không cần phải xin giấy phép. Doanh nghiệp vẫn làm thủ tục nhập khẩu như bình thường.
Dẫn chứng pháp lý
Một số thông tư, văn bản quy định cấm nhập khẩu đối với một số mặt hàng công nghệ thông tin đã từng qua sử dụng và các linh kiện thiết bị điện tử của các mặt hàng này được nêu rõ dưới đây để bạn tham khảo:
-
Nghị định 187/213/NĐ-CP: Chi tiết về thi hành Luật Thương mại. Quy định về hàng hóa được phép xuất nhập khẩu và bị cấm xuất nhập khẩu.
-
Thông tư 18/2014/TT-BTTTT: Thông tư này quy định cụ thể hơn nghị định 187/2013/NĐ-CP về việc cấp giấy phép nhập khẩu cho thiết bị phát và thu – phát sóng vô tuyến điện.
-
Thông tư 31/2015/TT-BTTTT: Hướng dẫn chi tiết về hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghệ thông tin đã từng sử dụng.
Thông tư về nhập khẩu linh kiện điện tử
Có ý định nhập khẩu linh kiện điện tử nhưng liệu bạn đã biết hết về thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử sẽ có những gì? Cần hay không về việc làm giấy phép nhập khẩu? Có cần kiểm tra chuyên ngành mặt hàng linh kiện điện tử không? OZ Freight sẽ cung cấp thông tin cho bạn tham khảo và tìm hiểu ngay những điều khoản có liên quan:
-
Phần II, Phụ lục I, Nghị định 187/2013/NĐ-CP nêu rõ các mặt hàng cấm nhập khẩu là hàng điện tử và hàng hóa công nghệ thông tin đã qua sử dụng.
-
Điều 2, Thông tư 18/2014/TT-BTTTT quy định thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện là thiết bị hoàn chỉnh, có đặc tính kỹ thuật, có thể hoạt động động lập mới phải có giấy phép nhập khẩu. Các loại linh kiện, phụ kiện của các thiết bị này không cần giấy phép nhập khẩu.
-
Mục b, khoản 2, điều 3, Thông tư 31/2015/TT-BTTTT quy định: Linh kiện, cụm linh kiện, phụ tùng của các sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cũng bị cấm nhập khẩu.
Các văn bản thông tư đã cho thấy: Việc cấm nhập khẩu chỉ áp dụng với các trường hợp sản phẩm điện tử, sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng và các phụ tùng, linh kiện điện tử của chúng. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện điện tử mới hoàn toàn thì thủ tục nhập khẩu vẫn diễn ra bình thường.
Mã HS Code đối với CPU máy tính
Căn cứ vào Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/04/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại áp dụng mức thuế suất đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
-
Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa năm 2007 của Hội đồng hợp tác Hải quan thế giới (HS 2007).
-
Biểu thuế xuất nhập nhập khẩu ưu đãi 2014 ban hành theo Thông tư 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014, thì mặt hàng:
-
Linh kiện máy tính có thể phân loại mã HS nhóm 8471, tuỳ theo loại linh kiện mà có mã số HS chi tiết và thuế suất phù hợp.
Lưu ý, căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của Công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Trung tâm phân tích phân loại của Hải quan để áp mã số thuế. Cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó là kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Trung tâm phân tích phân loại xác định.
Thuế nhập khẩu CPU máy tính
-
Thuế nhập khẩu: 0%
-
Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%
Đối với mỗi mặt hàng sẽ có mã HS và thuế phù hợp, mã HS và thuế OZ Freight đề cập ở trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Thủ tục nhập khẩu CPU máy tính
Khi làm thủ tục nhập khẩu CPU máy tính, cần phải cung cấp đầy đủ hồ sơ giấy tờ để khai báo hải quan bao gồm:
-
Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
-
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
-
Vận đơn (Bill of Lading)
-
Hợp đồng thương mại (Sales contract)
-
Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hoá
OZ Freight đã chia sẻ chi tiết về cập nhật liên tục thủ tục nhập khẩu cpu máy tính, từ định nghĩa, chính sách nhập khẩu, mã HS, thuế và thủ tục cần thiết để nhập khẩu CPU máy tính. Chúng tôi hy vọng với những thông tin được đề cập sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích để nhanh chóng hoàn thành bộ hồ sơ nhập khẩu. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm cho mình một dịch vụ hải quan trọn gói thì đừng ngại ngần mà hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng nhất.
- Thủ tục nhập khẩu hạt điều thô mới nhất năm 2022
- Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu máy trò chơi điện tử mới nhất 2022
- Cập Nhật Mới Nhất Về Thủ Tục Nhập Khẩu Điều Hòa 2022
- Thông tin về thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm mà bạn cần biết
- Chi tiết thủ tục nhập khẩu CPU máy tính mới nhất 2022
- Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu hạt giống từ A đến Z
- Thủ tục nhập khẩu đồng hồ đo lưu lượng nước và những điều cần lưu ý
- Quy trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu xe máy mới nhất 2022
- Thủ tục nhập khẩu khẩu cát xây dựng cập nhật mới nhất 2022
- Thông tin về thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ lao động chuẩn nhất 2022
- Thủ tục nhập khẩu bỉm tã mới nhất năm 2022
- Thủ tục nhập khẩu gỗ từ Châu Phi về Việt Nam diễn ra như thế nào?
- Thủ Tục Nhập Khẩu Bình Chứa Khí Gas Chi Tiết Và Đầy Đủ Nhất
- Thủ tục nhập khẩu hạt chống ẩm cập nhật mới nhất 2022
- Thủ Tục Nhập Khẩu Bình Chứa Khí Gas Chi Tiết Và Đầy Đủ Nhất
- Thủ tục nhập khẩu dây chuyền đồng bộ mới nhất hiện nay
- Thủ tục nhập khẩu máy triệt lông mới nhất năm 2023
- Thủ tục nhập khẩu bột giặt, nước giặt mới nhất năm 2022
- Từ A-Z thủ tục nhập khẩu công tắc điện mới nhất năm 2022
- Thủ tục nhập khẩu bia chi tiết và mới nhất 2022
- Thủ tục nhập khẩu cà phê hạt mới nhất năm 2022
- Thông tin về thủ tục nhập khẩu gỗ từ lào từ A- Z