Với nền kinh tế đang phát triển như hiện nay thì thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu đang là điều mà nhiều khách hàng đang muốn tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho khách hàng thủ tục hải quan xuất khẩu mới nhất 2022
Hiện nay, với nền kinh tế đang ngày một phát triển của Việt Nam thì kéo theo các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cũng càng ngày trở nên sôi động và nóng hơn bao giờ hết và đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa hiện nay. Với tình hình đó, thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu càng được thay đổi theo từng thời kỳ và các khách hàng cần phải luôn theo dõi sự thay đổi của thủ tục hải quan xuất khẩu. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý khách hàng có được cái nhìn tổng quan về thủ tục hải quan mới nhất 2022.
Mục lục
Những giấy tờ cần thiết khi xuất khẩu hàng hóa
Dưới đây là những giấy tờ, chứng từ xuất nhập khẩu mà gần như các lô hàng nào cũng cần có:
- Hợp đồng thương mại ( Sales contract )
- Hóa đơn thương mại ( Commercial invoice )
- Phiếu chi tiết hàng hóa ( Packing list )
- Vận đơn ( Bill of lading )
- Tờ khai hải quan ( Customs declaration )
Một số giấy tờ khác cần chú ý đến bao gồm:
- Văn bản chứng nhận chất lượng ( C/O – Certificate of Quality )
- Văn bản chứng nhận kiểm định ( Certificate of Analysis )
- Văn bản chứng nhận vệ sinh ( Sanitary Certificate )
- Văn bản chứng nhận hun trùng ( Fumigation Certificate )
Thủ tục hải quan xuất khẩu là gì?
Dựa theo từ điển tiếng Việt được xuất bản năm 2005 đã giải thích rằng hải quan có nghĩa là: việc kiểm soát và đánh thuế các loại hàng hóa xuất nhập khẩu.
Theo luật hải quan được nêu vào năm 2014 đã đưa ra khái niệm về thủ tục hải quan như sau: thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của luật này đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và các phương tiện vận tải.
Như vậy từ hai định nghĩa kể trên ta có thể hiểu được như sau, thủ tục hải quan là các thủ tục cần thiết mà các cá nhân và doanh nghiệp cần phải thực hiện để đảm bảo hàng hóa, phương tiện có thể thuận lợi xuất nhập khẩu qua biên giới.
Địa bàn hoạt động của bên hải quan bao gồm:
- Cửa khẩu thuộc hệ thống đường bộ, ga đường sắt quốc tế hoặc là cảng hàng không quốc tế
- Những cảng biển hoặc cảng thủy nội địa có hoạt động ngoại giao, xuất nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh
- Những khu vực đang lưu trữ hàng hóa và chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, khu chế xuất ưu đãi của hải quan
- Các địa điểm làm giấy tờ thủ tục hải quan, bên kho ngoại quan, bên kho bảo thuế, bên bưu điện quốc tế và trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra hàng thông quan
- Các chốt địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu trong vùng lãnh thổ hải quan
- Những khu vực, địa điểm khác được đáp ứng yêu cầu quản lý của nhà nước, được cấp phép xuất nhập khẩu, hàng hóa quá cảnh, xuất nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải được lưu thông theo quyết định của chính phủ.
Thời gian làm thủ tục hải quan
Dựa theo mục 5 của công văn số 1904/BTC-TCHQ hướng dẫn cách thực hiện những quy định của luật hải quan năm 2014 do bộ Tài chính ban hành ta có như sau:
- Thời gian để hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ hải quan là không quá 2 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ
- Đối với việc kiểm tra thực tế hàng hóa thì thời gian hoàn thành là không quá 8 giờ làm việc kể từ khi khai hải quan xuất trình được đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan
- Trường hợp mà hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về mảng chất lượng của hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động thực vật, đảm bảo được an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật Việt Nam ban hành thì thời gian hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa sẽ được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành
- Những lô hàng có số lượng lớn hoặc có nhiều loại hàng hóa khiến cho việc kiểm tra hàng hóa trở nên phức tạp thì cơ quan hải quan là người có quyền ra quyết định gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa và thời gian được gia hạn không được quá 2 ngày.
Các loại xuất khẩu theo loại hình kinh doanh
Hiện nay có hai loại hình kinh doanh, bao gồm: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy thác. Mỗi một hình thức kinh doanh đều có những đặc điểm khác nhau để cho khách hàng tùy chọn theo yêu cầu của mình.
Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp được biết đến như là hình thức mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hải quan mà bên nhập khẩu và bên xuất khẩu trực tiếp thỏa thuận và trao đổi với nhau về quyền lợi giữa hai bên. Những thỏa thuận như này nhằm đảm bảo phù hợp với pháp luật quốc gia mà các bên tham gia ký kết hợp đồng
Xuất khẩu trực tiếp còn là hình thức được tiến hành vô cùng đơn giản đối với khách hàng. Đây là hình thức xuất khẩu độc lập của một doanh nghiệp xuất khẩu dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường ở trong và ngoài nước.
Trong hình thức kể trên, người ta đã tính toán đầy đủ các chi phí để đảm bảo kinh doanh có lãi, đúng phương với phương hướng đã được đề ra cũng như phù hợp với chính sách pháp luật của nhà nước cũng như quốc tế.
Xuất khẩu ủy thác
Hình thức xuất khẩu ủy thác ở đây được hiểu là hoạt động xuất khẩu hình thành giữa một doanh nghiệp hoạt động trong nước. Tuy nhiên, những doanh nghiệp như vậy thường không đủ các điều kiện về khả năng tài chính và về các đối tác kinh doanh.
Chính vì chỉ có những điều kiện như vậy, các cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa đã ủy thác cho những doanh nghiệp có chức năng và tài lực trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành xuất khẩu hàng hóa theo yêu cầu của mình.
Bên nhận ủy thác cần phải thực hiện việc đàm phán đối với đối tác nước ngoài để làm thủ tục xuất khẩu theo yêu cầu của bên ủy thác. Bên nhận ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ được nhận một khoản hoa hồng được gọi là phí ủy thác.
Các quy định liên quan đến thủ tục hải quan xuất khẩu
Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, các cá nhân và doanh nghiệp cần chú ý thực hiện đúng các quy trình liên quan. Các quy định này bao gồm như sau:
Thời gian làm thủ tục hải quan
Thời gian làm thủ tục hải quan được quy định trong vòng 15 ngày kể từ ngày làm việc. Thời gian này đã được quy định kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng hóa. Lúc này, bên nhập khẩu tại chỗ phải tiến hành làm thủ tục hải quan.
Trách nhiệm của bên xuất khẩu
Trách nhiệm của bên xuất khẩu hàng hóa bao gồm:
- Kê khai thông tin vào tờ khai hàng hóa xuất khẩu và kết hợp vận chuyển
- Người xuất khẩu cần thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa đúng theo quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam
- Người bên xuất khẩu cần giao hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi hàng hóa nhập khẩu hoàn thành các bước thông quan hải quan
Trách nhiệm của bên nhập khẩu hàng hóa bao gồm:
- Bên nhập khẩu cần tiến hành khai thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo đúng trình tự và thời gian quy định
- Cần thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Bên nhập khẩu chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất và tiêu thụ sau khi hàng hóa đã được thông quan đúng theo quy trình.
Các bước và quy trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu
Quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu bao gồm có 5 bước, bao gồm:
Bước 1: Kiểm tra chính sách mặt hàng và thuế
Khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa, các cá nhân và doanh nghiệp cần phải thực hiện việc kiểm tra chính sách các loại mặt hàng và chính sách thuế một cách sớm nhất. Điều này sẽ giúp cho ta có thể nhận biết được những chính sách khuyến khích, hỗ trợ của nhà nước hoặc là có hạn chế cấm xuất khẩu mặt hàng hay không.
Ngoài ra, bên xuất khẩu hàng hóa cần phải tìm hiểu thêm về các mặt hàng xuất khẩu có chịu thuế xuất khẩu hay không.
Bước 2: Chuẩn bị chứng từ
Sau khi kiểm tra chính sách của mặt hàng nhập khẩu, chính sách thuế, các cá nhân và doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ và chứng từ như sau:
- Hợp đồng ngoại thương
- Hóa đơn thương mại
- Phiếu đóng gói
- Thỏa thuận lưu khoang để lấy thông tin
- Phơi phiếu xác nhận container để hạ bãi cảng tiến hành lấy các thông tin như số container và số seal
Bước 3: Khai tờ khai hải quan
Để có thể tiến hành khai tờ khai hải quan, người xuất khẩu cần truy cập vào phần mềm hải quan điện tử, sau đó tiến hành nhập dữ liệu lên tờ khai hải quan theo các bước sau đây ( nếu như là làm lần đầu ):
- Mua chữ ký số, đăng chữ ký số đó cho Tổng cục hải quan
- Tải phần mềm khai hải quan điện tử, sau đó thực hiện khai báo lô hàng theo hướng dẫn
Bước 4: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại chi cục hải quan
Hiện nay, thủ tục hải quan xuất khẩu tại chi cục hải quan được chia thành các luồng như sau:
- Tờ khai luồng xanh
Đối với tờ khai luồng xanh, các cá nhân và doanh nghiệp chỉ cần đến cơ quan hải quan giám sát để nộp các chứng từ bao gồm có: nơi hạ hàng, tờ mã vạch được in từ website của tổng cục hải quan, phí hạ tầng
- Tờ khai luồng vàng
Đối với tờ khai luồng vàng, bên xuất khẩu cần chuẩn bị những hồ sơ và giấy tờ theo hướng dẫn trong thông tư 38, sau đó mang đến chi cục hải quan để cán bộ hải quan xem xét.
- Tờ khai luồng đỏ
Hải quan sẽ kiểm tra hàng hóa thực tế đối với những loại hàng hóa nhận phải tờ khai luồng đỏ ngay sau khi chứng từ đã được kiểm tra. Nếu như hàng hóa xuất nhập khẩu khác với trong tờ khai báo thủ tục hải quan thì cần phải được sửa lại. Nếu như lỗi sai nghiêm trọng thì sẽ bị phạt hành chính thậm chí sẽ không được xuất hàng hóa nếu như lỗi sai nghiêm trọng.
Bước 5: Thông quan và thanh lý tờ khai
Sau khi làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu tại chi cục hải quan, cần phải nộp lại tờ khai cùng với tờ mã vạch lại cho hãng tàu. Điều này được thực hiện nhằm để xác nhận thực xuất đối với hải quan giám sát khi hàng hóa đã được lên tàu.
Những lưu ý khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu
Khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa cần phải chú ý đến một số vấn đề như sau:
- Cần phải để ý đến thời hạn cuối cùng nhận tờ khai hải quan. Nếu như quá hạn nộp tờ khai, hàng hóa sẽ bị chuyển sang chuyến tàu sau, đồng thời sẽ phải khai sửa tên tàu và số chuyến.
- Đối với các loại hàng hóa phải lấy mẫu tại cảng để kiểm tra chất lượng. Khách hàng không nên kẹp ngay seal hãng tàu ngay sau khi đóng hàng bởi vì đến khi về cảng phải cắt bỏ đi và như vậy sẽ phải mua seal của hãng tàu khác.
- Khi đóng hàng hóa tại kho, bên xuất khẩu phải kiểm tra kỹ càng tình trạng của container để đảm bảo được đủ điều kiện đóng hàng, tránh khỏi việc sử dụng phải container kém chất lượng làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa.
Thông qua bài viết trên, OZ Freight hy vọng có thể giúp cho các bạn tìm hiểu được về thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa mới nhất năm 2022. Nếu như còn có thắc mắc về thủ tục hải quan hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có được giải đáp và giải thích kỹ hơn về thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa mới nhất hiện nay.
Xem thêm:
- Quy trình thủ tục hải quan điện tử chi tiết nhất
- Những nhóm hàng thường xuyên bị kiểm hóa
- Hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu phần mềm
- Hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu xe đạp
- Hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô
- Thủ tục nhập khẩu vải may mặc mới nhất
- Thủ tục hải quan nhập khẩu sữa tươi mới nhất
- Thủ tục hải quan nhập khẩu sổ tay, lịch, catalogue
- Khai báo thủ tục hải quan là gì? Quy trình khai báo thủ tục hải quan
- Thủ tục hải quan nhập khẩu nông sản chi tiết mới nhất
- Thủ tục nhập khẩu gỗ tự nhiên mới nhất 2022
- Thủ tục nhập khẩu sợi polyester, sợi dệt uy tín chất lượng
- Dịch vụ khai báo hải quan hóa chất nhập khẩu uy tín
- Thủ tục nhập khẩu nước hoa mới nhất 2022
- Thủ tục nhập khẩu nồi inox các loại về Việt Nam chi tiết từ A – Z
- Thủ tục nhập khẩu xe nâng tay không có động cơ mới nhất
- Thủ tục hải quan nhập khẩu cá hồi đông lạnh về Việt Nam
- Thủ tục hải quan nhập khẩu trang sức vàng mới nhất
- Thủ tục nhập khẩu xe nâng điện về Việt Nam
- Thủ tục hải quan nhập khẩu bông thủy tinh theo quy định mới nhất
- Thủ tục nhập khẩu rượu đầy đủ, chi tiết năm 2022
- Thủ tục hải quan nhập khẩu mỹ phẩm theo quy định mới nhất
- Thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất chi tiết năm 2022
- Thủ tục nhập khẩu đồ gỗ nội thất Chi Tiết – Đầy Đủ nhất
- Thủ tục nhập khẩu ghế massage chi tiết 2022
- Thủ tục nhập khẩu sạc dự phòng điện thoại, sạc không dâ
- Dịch vụ khai báo hải quan trái cây nông sản về Việt Nam