Thủ tục hải quan nhập khẩu sữa tươi mới nhất

Sữa tươi là một trong những sản phẩm thiết yếu. Tuy nhiên, năng lực sản xuất trong nước chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của nội địa. Đặc biệt tại thời điểm mà thu nhập trung bình của người Việt Nam ngày càng tăng, đi kèm với đó là sự quan tâm của người tiêu dùng đến sức khỏe ngày một lớn. Chính vì lý do đó, nhu cầu nhập khẩu sữa tươi từ nước ngoài về tăng mạnh trong nhiều năm trở lại đây ở Việt Nam.

Vậy thủ tục hải quan nhập khẩu sữa tươi về Việt Nam gồm những bước nào? Quy trình ra sao? OZ Freight sẽ giải đáp thắc mắc giúp các bạn trong bài viết dưới đây nhé!

Cơ sở pháp luật liên quan đến thủ tục hải quan nhập khẩu sữa tươi

  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định một số điều thi hành luật an toàn vệ thực phẩm, thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN quy định mặt hàng “Sữa tươi, sữa chua, bơ, pho mát, sữa hộp, sữa bánh và các sản phẩm từ sữa” thuộc diện phải kiểm dịch theo quy định.
  • Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT quy định về quy trình kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu.

Mã HS code của sữa khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu sữa tươi về Việt Nam

Khi tiến hành thủ tục hải quan nhập khẩu sữa tươi, để xác định đúng được về các chính sách, thuế, thủ tục hải quan, việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm là xác định mã số HS code của mặt hàng sữa.

Mã HS mặt hàng

Mô tả

 

0401

Sữa và kem, chưa cô đặc và chưa pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác.

Sữa nguyên liệu

0402

Sữa và kem, đã cô đặc hoặc đã pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác.

Sữa bột

2202

Nước, kể cả nước khoáng và nước có ga, đã pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác hay hương liệu, và đồ uống không chứa cồn khác, không bao gồm nước quả ép hoặc nước rau ép thuộc nhóm 20.09.

Sữa uống liền

Mã HS code của sữa khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu sữa tươi về Việt Nam
Mã HS code của sữa khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu sữa tươi về Việt Nam

Hồ sơ tự công bố sản phẩm

Trước khi đưa mặt hàng sữa về, doanh nghiệp cần phải gửi các mẫu tới các đơn vị chức năng được cấp phép để làm kiểm nghiệm.

Sau khi có kết quả kiểm nghiệm, doanh nghiệp cần chuẩn bị nộp hồ sơ tự công bố và chờ kết quả từ cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

Hồ sơ tự công bố sản phẩm sữa tươi bao gồm:

  • Bản tự công bố thực phẩm theo mẫu số 1 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sữa tươi có thời hạn trên 12 tháng, được công nhận phù hợp theo chuẩn ISO17025.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Mẫu test của sữa; mẫu nhãn mác của sữa; hình ảnh sữa tươi nhập khẩu.

Đăng ký kiểm dịch – Xin giấy phép nhập khẩu sữa tươi về Việt Nam

Bên cạnh việc tự công bố sản phẩm, doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký giấy phép kiểm dịch cho sữa tươi trước khi tiến hành thủ tục hải quan nhập khẩu sữa tươi về Việt Nam. Cần chú ý một số lưu ý sau:

– Hình thức: Nộp online qua Hệ thống điện tử một cửa quốc gia.

– Bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch cần chuẩn bị:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch theo mẫu (01 bản).
  • Health certificate của nước xuất khẩu (01 bản).
  • Công văn cam kết Health: (01 bản).
  • Ngoài ra, Cục Thú Y còn có thể yêu cầu cung cấp mã số nhà máy sản xuất (certificate of registration).
  • Thời gian: sau từ 2-3 ngày, Cục kiểm dịch sẽ ra Công văn hướng dẫn quy trình kiểm dịch.
Đăng ký kiểm dịch – Xin giấy phép nhập khẩu sữa tươi về Việt Nam
Đăng ký kiểm dịch – Xin giấy phép nhập khẩu sữa tươi về Việt Nam

Khai báo kiểm dịch – chuẩn bị tiến hành thủ tục hải quan nhập khẩu sữa tươi

Bước 1: Nộp hồ sơ kiểm dịch lên cơ quan chức năng có thẩm quyền

Doanh nghiệp gửi bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch lên Cục Thú y, bao gồm:

  • Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch động vật, sản phẩm của động vật nhập khẩu;
  • Đối với động vật, sản phẩm của động vật thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan khác, cần phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo đúng quy định.

Hình thức gửi hồ sơ: Qua đường bưu điện hoặc gửi qua thư điện tử, sau đó gửi bản chính hoặc trực tiếp.

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y có văn bản đồng ý kiểm dịch động vật, sản phẩm của động vật nhập khẩu; trường hợp không đồng ý phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 2: Khai báo kiểm dịch

Sau khi được Cục Thú y chấp thuận, Công ty gửi hồ sơ khai báo kiểm dịch tới cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.

Hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm của động vật nhập khẩu bao gồm:

  • Đơn khai báo kiểm dịch (Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNN&PTNT);
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu.

Trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm của động vật hợp lệ, Cục Thú y sẽ quyết định và thông báo cho doanh nghiệp về địa điểm, thời gian để tiến hành kiểm dịch theo đúng nội dung được quy định tại Điều 47 của Luật Thú y 2015.

Doanh nghiệp cần phải khai báo bằng cả 2 hình thức: online và hồ sơ giấy.

Khai báo online trên hệ thống một cửa quốc gia

Doanh nghiệp phải tiến hành khai báo thông tin theo mẫu trên hệ thống một cửa quốc gia, đính kèm các chứng từ cần thiết:

– Bill (bản scan)

– Health certificate (bản scan)

– Chứng nhận mã nhà sản xuất…(bản scan)

Nộp hồ sơ giấy tại chi cục kiểm dịch động vật

Sau khi đăng ký trên hệ thống một cửa quốc gia, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ giấy để nộp tại Chi cục kiểm dịch động vật:

– In đơn khai báo từ hệ thống 1 cửa, ký và đóng dấu

– Vận đơn, Hóa đơn thương mại (1 bản)

– Health certificate (bản gốc)

– Văn bản đồng ý kiểm dịch của Cục thú y (văn bản này in từ hệ thống một cửa quốc gia)

– Giấy báo hàng đến

Lấy mẫu kiểm dịch và cấp chứng thư kiểm dịch

Sau khi bộ hồ sơ được tiếp nhận, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu sẽ thông báo thời gian, địa điểm tiến hành kiểm dịch và cấp chứng thư. Có một số lưu ý ở bước này:

  • Trong trường hợp lô hàng không phải lấy mẫu, chứng thư kiểm dịch sẽ được cấp trong vòng 1-2 ngày làm việc
  • Đối với lô hàng phải lấy mẫu, thời gian cấp chứng thư là 4-5 ngày làm việc. Thông thường, tần suất lấy mẫu là 5 lô lấy mẫu 1 lần

Kiểm tra nhà nước về An toàn vệ sinh thực phẩm

Khi có giấy báo hàng về, song song với việc đăng kí và khai báo kiểm dịch động vật, doanh nghiệp phải đăng kí kiểm tra nhà nước về An toàn vệ sinh thực phẩm. Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm thường được thực hiện bởi 1 bên thứ ba do Cơ quan nhà nước chỉ định: Quatest 1, Vinacontrol,…

Bộ hồ sơ đăng kí kiểm tra An toàn thực phẩm bao gồm:

  • Giấy đăng ký KTATTP nhập khẩu
  • Bản tự công bố sản phẩm: bản chụp
  • Vận đơn: bản chụp
  • Invoice: bản chụp
  • Tờ khai hải quan
  • Thời gian kiểm tra an toàn thực phẩm là tứ 2-3 ngày làm việc.

Thủ tục hải quan nhập khẩu sữa tươi

Trình tự làm hải quan được tiến như sau:

Bước 1: Khai báo và truyền hải quan trên hệ thống hải quan VNACCS/VCIS

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ hải quan. Hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu;

  • Hóa đơn thương mại (1 bản);

  • Vận tải đơn (1 bản);

  • Giấy chứng nhận kiểm dịch (1 bản);

  • Chứng từ vệ sinh an toàn thực phẩm (1 bản);

  • Giấy tiếp nhận đăng ký bản tự công bố sản phẩm (1 bản);

  • Tờ khai trị giá (2 bản);

  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (1 bản)

Bước 3: Doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai hải quan:

Ở đây, hàng hóa sẽ được phân luồng theo đúng quy định như sau:

  • Luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ giấy tờ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Lô hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan thì chuyển sang các bước tiếp theo
  • Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ thủ tục hải quan
  • Luồng đỏ: Kiểm hóa thực tế hàng hóa nhập khẩu

Bước 4: Doanh nghiệp in tờ khai đã thông quan để lấy hàng và mang hàng hóa về kho

Trên đây là quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu sữa tươi, hy vọng thông qua bài viết ở trên có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các thông tin cần thiết khi tiến hành nhập khẩu sữa về Việt Nam. Nếu có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại OZ Freight thì hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ hotline để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất. Xin chân thành cảm ơn!

Dịch vụ hải quan thủ tục hải quan nhập khẩu sữa tươi

Bạn đang cần tìm tìm dịch vụ hải quan thủ tục hải quan nhập khẩu sữa tươi từ A-Z:

  • Nhận sản phẩm từ nhà máy,
  • Đặt tàu đưa đón quý khách qua đường biển.
  • Xin giấy phép hoặc thực hiện các quy trình hải quan kiểm tra chuyên ngành (nếu có)
  • khai báo và làm thủ tục hải quan
  • Từ cảng đến kho hàng của bạn: vận chuyển
  • Tư vấn giá sau khi làm thủ tục hải quan (nếu có)
  • hỗ trợ dịch vụ nhập khẩu quả camera có tờ khai hải quan
  • kinh nghiệm dày dặn, giải quyết các vấn đề hoàn toàn và thành công.
  • Rẻ nhất trên thị trường, giá cả hợp lý.
  • thủ tục thực hiện dịch vụ thông quan nhập khẩu máy ảnh chuyên nghiệp hợp pháp.
  • Tuân thủ quy trình nhập khẩu và thông quan các mặt hàng.
  • Sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề phát sinh do sử dụng dịch vụ thông quan nhập khẩu máy ảnh của chúng tôi cho các doanh nghiệp

Ngoài dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu sữa tươi chúng tôi chuyên làm

Thông tin liên hệ thủ tục hải quan nhập khẩu sữa tươi

Địa chỉ:

– VP Hà Nội: Số 145/12 Phan Đình Giót, P. Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội

– VP HCM: 485/48 Phan Văn Trị, Phường 5, Gò Vấp, Hồ Chí Minh

– Mã số thuế: 0106179886-Ngày cấp: 16/5/2013. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư HN

– Người đại diện: Lại Minh Thắng

– Điện thoại: 0972 433 318

– Email: xnkngantin@gmail.com

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *