Hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu dâu về Việt Nam

Dâu tây là loại trái cây được nhiều người ưa thích, vì vậy như cầu nhập khẩu dâu khá cao. Tuy nhiên, nguồn dâu tây tại thị trường Việt Nam chủ yếu là từ Đà Lạt và sản lượng không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ. Do vậy các doanh nghiệp, cá nhân đã và đang có nhu cầu nhập khẩu dâu. Vậy thủ tục hải quan nhập khẩu dâu thế bào hãy cùng Ozfreight tìm hiểu ngay nhé!

Chính sách về thủ tục hải quan nhập khẩu dâu

 Để nhập thành công quả dâu tây tươi sống từ Việt Nam, mỗi cá nhân/doanh nghiệp cần tham khảo những thông tư dưới đây: 

 Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT.  

 Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT.  

 Thông tư số 24/2017/TT-BNNPTNT (sửa đổi quyết định số 2515/QĐ-BNN-BVTV) . 

 Ngoài ra, mặt hàng quả dâu tây tươi sống cần có giấy phép kiểm dịch trước khi nhập tại Việt Nam. 

Chính sách về thủ tục hải quan nhập khẩu dâu
Chính sách về thủ tục hải quan nhập khẩu dâu

 Mã HS và biểu thuế nhập khẩu dâu về Việt Nam

 Trước khi thực hiện thủ tục nhập quả dâu tây này tại Việt Nam, bạn cần biết chính xác mã HS code của quả dâu tây tươi sống. Bởi việc xác nhận được đúng mã HS sản phẩm sẽ giúp bạn giảm số thuế đã đóng theo quy định. 

 Theo tìm hiểu, căn cứ tại Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 thì mặt hàng quả dâu tây tươi sống có mã HS code 08101000. 

 Khi nhập khẩu quả dâu tây này tại Việt Nam, bạn sẽ phải đóng một số khoản thuế như: Thuế nhập khẩu ưu đãi 10% và thuế VAT: 5%, thuế C/O form E: 0 %, Form D: 0%.

 Mã HS và biểu thuế nhập khẩu dâu về Việt Nam
Mã HS và biểu thuế nhập khẩu dâu về Việt Nam 

 Quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu dâu

 Dưới đây là một số cách thực hiện thủ tục nhập quả dâu tây tươi mới nhất, bạn nên lưu ý nhằm hạn chế các thiếu sót.

 Bước 1: Kiểm tra hồ sơ nhập khẩu 

 Doanh nghiệp cần kiểm tra mặt hàng quả dâu tây tươi từ nước xk có được cho phép nhập vào thị trường Việt Nam hay không 

 Bước 2: Xin giấy phép nhập khẩu

 Mặt hàng quả dâu tây tươi, cần có giấy phép kiểm dịch trước khi nhập khẩu. Bộ hồ sơ cấp giấy phép xuất nhập khẩu bao gồm: 

  •  Hợp đồng vận chuyển 
  •  Đơn thư xin gia hạn giấy phép thông quan hàng nhập khẩu 

 Bước 3: Xin giấy phép nhập khẩu thực vật 

 Ngay khi có được giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật đối với lô hàng. 

 Hồ sơ đăng ký lấy mẫu kiểm dịch thực vật gồm có: 

  •  Giấy chứng nhận (theo mẫu) . 
  •  Giấy phép kiểm dịch 
  •  Chứng thư kiểm dịch bản gốc của nước sản xuất (Phytosanitary Certificate)
  •  Hợp đồng mua, Hoá đơn thanh toán, Phiếu giao nhận, Vận đơn vv. .. 

 Bước 4: Đăng ký lấy mẫu kiểm nghiệm thực vật 

 Khi hàng đến, bạn làm thủ tục đăng ký kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm với Cơ quan kiểm dịch thực vật tỉnh. Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký lấy mẫu kiểm dịch thực vật, đơn vị xuất nhập khẩu phối hợp với cơ quan thú y vào kho chứa hàng để làm mẫu test.

 Bước 5: Mở tờ khai hải quan và thực hiện thủ tục nhập khẩu 

 Muốn nhập được quả dâu tây tươi sống, trước tiên doanh nghiệp cần có bộ hồ sơ và tờ khai hải quan. 

 Hồ sơ hải quan nhập quả dâu tây tươi sống sẽ theo khoản 5 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC (thay thế điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC). 

 Bộ hồ sơ xuất khẩu gồm: 

 – Tờ khai hải quan nội địa 

 – Commercial Invoice (hóa đơn xuất khẩu) 

 – Bill of Lading (Vận đơn) 

 – C/O nếu có (xác nhận nguồn gốc hàng hoá) 

 – Giấy chứng nhận phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu 

 – Giấy chứng nhận thực vật 

 – Những chứng từ phụ (nếu có) . 

 Quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu dâu
Quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu dâu

 Những lưu ý khi làm thủ tục thông quan nhập khẩu dâu

 Khi thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, doanh nghiệp cần chú ý những điểm sau: 

  •  Mỗi tờ khai sẽ được khai tối đa 50 mặt hàng, nếu đông hàng thì nên sử dụng nhiều tờ khai vì chúng có kết nối với nhau bởi số nhánh của tờ khai. 
  •  Trị giá tính thuế. Nếu người khai hải quan thực hiện thủ tục đăng ký tờ khai và thông tin nhập khẩu trong cùng 1 ngày thì sẽ có tỷ giá hối đoái tính thuế. giống nhau. Nhưng nếu thực hiện thủ tục trong 2 ngày có tỷ giá chênh nhau thì doanh nghiệp sẽ báo lại. Khi ấy, người khai hải quan sẽ dùng nghiệp vụ IDA để thông báo trước, thực ra là cuộc gọi điện IDA. 
  •  Thuế suất. Khi người khai dùng IDA thì hệ thống sẽ tự động tính thuế suất tại ngày dự định đăng ký IDC rồi nhập vô. 
  •  Hàng hóa thuộc đối tượng được hoàn thuế, miễn thuế. Đây là điều doanh nghiệp nên chú ý nhằm bảo vệ quyền lợi chính mình khi thực hiện khai trên hệ thống. 
  •  Hàng hoá chịu thuế VAT. Doanh nghiệp cần gõ mã thuế suất thuế VAT vào ô có sẵn trên hệ thống khi thực hiện khai hải quan. 
  •  Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai. Hệ thống sẽ từ chối cung cấp số tờ khai và thông báo lỗi. Tuy nhiên nếu hàng lọt vào các tình huống khẩn cấp như cứu hộ, đảm bảo an ninh quốc gia sẽ không được hệ thống chấp thuận. 
  •  Đăng ký bảo lãnh riêng biệt trước khi cung cấp số tờ khai. Nếu rơi vào tình huống tương tự, doanh nghiệp phải đảm bảo số vận đơn đã trùng với số vận đơn khai trong bảng nhập liệu. 
  •  Nếu như trong một mặt hàng có thời hạn đóng thuế khác nhau, người khai sẽ phải khai trên các tờ khai khác nhau cho phù hợp với mỗi thời hạn tính thuế. 
 Những lưu ý khi làm thủ tục thông quan nhập khẩu dâu
Những lưu ý khi làm thủ tục thông quan nhập khẩu dâu

Qua những thông tin trên đây, chắc hẳn đã giúp bạn hiểu thêm thông tin về thủ tục hải quan nhập khẩu dâu và quy trình thực hiện. Hy vọng những thông tin mà Ozfreight cung cấp sẽ hữu ích cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *