Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dầu ăn nhập khẩu của người Việt ngày một tăng cao. Do đó thủ tục hải quan nhập khẩu dầu thực vật được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm với mục đích cung cấp những sản phẩm chất lượng cao đến tận tay người tiêu dùng Việt. Vậy bạn đã biết thủ tục nhập khẩu mặt hàng dầu tại Việt Nam bao gồm các bước nào không? Hãy cùng OZ Freight tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!
Mục lục
Dầu thực vật là gì?
Dầu cọ là sản phẩm dược chiết xuất từ nguồn gốc động vật hay thực vật. Trong điều kiện môi trường tự nhiên, chúng tồn tại ở thể khí.
Dầu ăn được chiết xuất và chế biến từ thực vật ví dụ có thể là những phần quả, lá, thân của một số loại cây như cam, táo, nho, oliu, cây rum, …. Và dầu thực vật cũng là sản phẩm chiết xuất từ chất béo có trong quả dừa. Dầu thực vật chỉ nhãn của sản phẩm dầu ăn là hỗn hợp của nhiều chất dinh dưỡng và pha trộn với nhau. Đó là dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu cọ, dầu dừa.
Như vậy có thể thấy dầu ăn, dầu dừa, dầu oliu phần lớn là chiết xuất chất béo từ nguồn gốc thực vật. Chúng ta có nhiều loại dầu ăn và dầu thực vật thông dụng như dầu đậu nành, dầu cọ, dầu hạt cải, bơ, dầu dừa, dầu oliu, dầu cây rum.
Dầu ăn trong đó có dầu dừa và dầu ô liu là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Thành phần của chúng có chứa nhiều loại Vitamin, khoáng chất như Vitamin A, Vitamin E, chất béo omega-3 và omega-6, chất béo bão hòa, cholesterol không bão hòa đơn và không bão hoà đa.
Dầu thực vật ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người sử dụng. Vì thế thủ tục nhập khẩu dầu ăn, dầu dừa, dầu cọ cần được tiến hành kiểm tra chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ưu nhược điểm dầu thực vật
Hiện nay thị trường dầu ăn, dầu thực vật rất đa dạng với những chủng loại khác nhau. Mỗi loại lại có những ưu điểm riêng biệt.
Ưu điểm của dầu thực vật
Dầu ăn, dầu thực vật chủ yếu được chiết xuất từ những loại rau, quả và hoa. Chúng giúp gia tăng mùi vị của thức ăn. Ngoài ra chúng còn có những lợi ích khác.
Thúc đẩy sự sinh trưởng của cơ thể
Các loại dầu thực vật khác như dầu oliu, dầu dừa, dầu hướng dương đều rất giàu thành phần Vitamin E. Đây là chất vô cùng cần thiết cho quá trình tăng trưởng của cơ thể. Chúng giúp tăng cường khả năng sinh sản và hỗ trợ miễn dịch. Đồng thời giúp bảo vệ những tế bào của bạn.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Dầu thực vật rất giàu chất béo không bão hoà đơn và không bão hoà kép. Chúng giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu. Và như thế dầu ăn, dầu uống góp phần làm giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch. Vitamin E có trong dầu cá cũng giúp loại bỏ những cục máu đông và phòng ngừa bệnh tim mạch.
Tăng hương vị cho món ăn
Dầu hướng dương, dầu dừa, dầu ô liu không chỉ mang lại những lợi ích về sức khỏe mà còn giúp gia tăng mùi vị tươi ngon trong các món ăn. Các món rán, xào và salad với nhiều dầu mỡ là món ăn ưa thích của mọi người. Vì thế dầu ăn không thể nào thiếu trong bếp ăn của các nhà.
Hỗ trợ điều trị viêm tụy cấp
Dầu oliu cũng là một trong các sản phẩm dầu ăn mà mọi người sử dụng nhằm bảo vệ sức khoẻ. Trong dầu oliu nguyên chất có chứa Hydroxytyrosol và Axit Oleic cao. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì những hoạt chất này sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ viêm tụy cấp tính.
Dầu thực vật giảm nứt gót chân
Với những thành phần có công dụng vượt trội, dầu ăn, dầu ô liu còn được sử dụng như chất bổ sung và bảo vệ sức khoẻ. Chúng cũng được dùng để làm đẹp da và mái tóc với tác dụng dưỡng ẩm. Đặc biệt là có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa chứng nứt nẻ gót chân vào mùa đông. Thoa một chút dầu ô liu vào bàn chân trước khi đi ngủ sẽ làm đôi chân với lớp da khô ráp trở nên mịn màng hơn bao giờ hết.
Nhược điểm của dầu thực vật
Mặc dù dầu dừa, dầu cọ, dầu thực vật có nhiều lợi ích như vậy nhưng chúng cũng có một số hạn chế cần lưu ý khi dùng và bảo quản.
Dầu dừa và dầu cọ nói chung khi đun ở nhiệt độ cao sẽ dẫn đến việc cấu trúc hoá học của chúng bị phá huỷ. Nhất là khi kết hợp chất dinh dưỡng không phù hợp. Do đó người sử dụng cần có sự kết hợp dầu ăn với thực phẩm phù hợp nhằm bảo toàn giá trị dinh dưỡng.
Dầu ăn khi đun nóng ở một nhiệt độ nào đó sẽ trở nên không tốt đối với cơ thể. Chúng sẽ sinh ra các chất độc hại đối với cơ thể con người nếu đun nóng lâu.
Dầu ngô, dầu hướng dương đã được chiên đi rán lại sẽ ảnh hưởng đến cơ thể.
Đun nóng dầu hướng dương nếu không quan sát kĩ có thể dẫn đến cháy nổ khi dùng.
Các loại dầu cọ, dầu dừa đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ và hơi sôi. Do đó nếu không bảo quản đúng cách sẽ làm cho chúng bị biến chất và trở nên độc hại.
Nhiều hãng dầu ăn đang cung cấp cho thị trường những dòng sản phẩm kém chất lượng.
Chính vì những lý do trên, pháp luật quy định thủ tục nhập khẩu dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ cần thiết phải công bố và kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm bảo đảm an toàn VSTP cho người tiêu dùng.
Căn cứ pháp luật và chính sách quản lý dầu thực vật
Dầu ăn, mỡ cá, dầu cọ thuộc nhóm thực phẩm. Vì thế chúng thuộc nhóm hàng hóa bắt buộc phải kiểm tra VSATTP và phải thực hiện tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật. Điều này là có các cơ sở pháp lý rõ ràng từ nhiều thông tư, quyết định đã được ban hành.
Dẫn chứng pháp lý
Dưới đây là những thông tư, quyết định, văn bản pháp luật nhà nước đã ban hành các chính sách về xuất nhập khẩu dầu ăn, dầu đậu nành, dầu cọ cùng nhiều loại thực phẩm khác:
-
Luật An toàn thực phẩm
-
Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết và thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm
-
Nghị Định 15/2018 NĐ-CP: Nghị định này hướng dẫn chi tiết những nội dung mới của Luật an toàn thực phẩm. Trong đó quy định các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến và được bao gói phải tự công bố ATTP.
-
Thông tư số 38/2015/TT-BTC: Quy định về thủ tục hải quan và thuế xuất nhập khẩu đối với từng mặt hàng xuất nhập khẩu.
Các thông tư quy định việc quản lý dầu thực vật
Mục 1, Điều 4, Nghị định 38/2012/NĐ-CP có nêu: Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm đã qua chế biến và bao gói sẵn bắt buộc phải tiến hành tự công bố ATTP.
Như vậy mặt hàng dầu ăn, dầu thực vật và dầu cọ là sản phẩm đã được chế biến, bao gói sẵn nên phải tiến hành việc đăng ký này nếu muốn nhập khẩu về Việt Nam.
Nhập khẩu thực phẩm nói chung và thủ tục nhập khẩu dầu ăn, dầu dừa, dầu cọ nói riêng cần phải được làm theo các bước dưới đây:
-
Bước 1: Doanh nghiệp cần nhập khẩu mẫu dầu cọ, dầu dừa để thử nghiệm trước và tiến hành công bố thực phẩm. Thời gian để thực hiện thủ tục trên mất khoảng 30 ngày.
-
Bước 2: Bạn cần thực hiện thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng theo mẫu nhà nước quy định ngay sau hàng về tới cảng 1 ngày. Sau đó nộp giấy chứng nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm cho Chi cục Hải quan nơi hàng được vận chuyển đến mới có thể đưa hàng về kho lưu giữ.
-
Bước 3: Mang mẫu thực tế của hàng hóa mua về để là thử chất lượng xem có đạt theo tiêu chuẩn đã đăng ký không. Nộp kết quả kiểm tra chất lượng lại cho Chi cục Thuế. Nếu kết quả tốt hơn lô hàng sẽ được thông quan.
Quy định về thuế suất nhập khẩu và HS code
Mỗi mặt hàng nhập khẩu tại Việt Nam lại có quy định riêng biệt về thuế suất nhập khẩu và HS code. Điều này phụ thuộc vào chủng loại mặt hàng cũng như nguồn gốc nhập khẩu của sản phẩm.
Nếu nhập khẩu hàng hóa từ những quốc gia đã có quan hệ thương mại với Việt Nam thì doanh nghiệp sẽ hưởng được chính sách thuế nhập khẩu ưu đãi rất hấp dẫn.
Vì thế điều đầu tiên bạn cần làm là yêu cầu đơn vị xuất khẩu chuẩn bị giấy tờ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm (CO) gửi cho phía hải quan nhằm hưởng các ưu đãi về thuế nếu có.
Quy định về thuế đối với dầu thực vật
Thuế xuất nhập khẩu mặt hàng dầu ăn, mỡ nhờn được xác định theo từng thời kỳ:
-
Từ ngày 7/5/2013 – 6/5/2014 thuế nhập khẩu là 5%
-
Từ ngày 7/5/2014 – 6/5/2015 thuế nhập khẩu là 4%
-
Từ ngày 8/5/2015 – 7/5/2016 thuế nhập khẩu là 3%
-
Từ ngày 8/5/2017 thuế nhập khẩu là 0% và không có gia hạn thêm.
-
Thuế VAT của các sản phẩm trên là 10%
Mã HS Code áp dụng cho mặt hàng dầu thực vật
Bạn đã biết thủ tục xuất nhập khẩu dầu cọ, dầu đậu nành, dầu dừa như thế nào. Ngoài ra khi nhập khẩu mặt hàng dầu về Việt Nam bạn cũng cần phải biết mã HS code của những sản phẩm trên. Để tìm ra mã HS code theo từng mặt hàng, bạn nên đọc chương 15 của biểu thuế xuất khẩu. Để tìm mã HS chính xác bạn cũng cần căn cứ vào lượng dầu đã tinh luyện bởi vì mỗi loại dầu ăn, từng công đoạn sản xuất và chế biến khác nhau sẽ có mã HS khác nhau. Và như vậy thuế xuất nhập khẩu cũng khác theo.
Các loại dầu cọ, dầu thực vật và dầu dừa nằm trong các nhóm 1508, 1509, 1511, 1512. Dưới đây là bảng so sánh các loại dầu cọ, dầu dừa với mã HS code và thuế nhập khẩu của Việt Nam.
Mã HS code |
Tên mặt hàng |
Thuế VAT |
Thuế NK thông thường |
Thuế NK ưu đãi |
15071000 |
Dầu đậu tương thô |
10% |
7.5% |
5% |
15081000 |
Dầu lạc dạng dầu thô |
10% |
7.5% |
5% |
15099011 |
Dầu oliu đã hoặc chưa tinh chế đóng gói với khối lượng không quá 30kg |
10% |
7.5% |
5% |
15111000 |
Dầu cọ thô đã hoặc chưa qua tinh chế |
10% |
7.5% |
5% |
15119037 |
Dầu cọ loại khác với chỉ số iot từ 55 đến dưới 60 |
10% |
45% |
30% |
15121100 |
Dầu hạt hướng dương và dầu cây rum dạng thô |
10% |
7.5% |
5% |
15121920 |
Dầu hạt hướng dương và dầu cây rum đã tinh chế |
10% |
22.5% |
15% |
15132110 |
Dầu hạt cọ thô |
10% |
10.5% |
7% |
15141100 |
Dầu cây cải dạng thô |
10% |
7.5% |
5% |
15149110 |
Dầu hạt cải khác |
10% |
7.5% |
5% |
Hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu dầu thực vật
Chuẩn bị hồ sơ để làm thủ tục thông quan là việc cuối cùng bạn phải hoàn thành. Tuy nhiên việc thông quan có dễ dàng và thuận tiện hay chậm trễ phụ thuộc vào việc bạn chuẩn bị hồ sơ có đầy đủ hay không.
Các loại giấy tờ cần có
Để làm thủ tục hải quan doanh nghiệp nhập khẩu dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những loại chứng từ dưới đây.
-
Hoá đơn thương mại
-
Phiếu vận chuyển hàng hoá
-
Vận đơn
-
Tờ khai hải quan
-
Giấy phép lưu hành: tem, phiếu kiểm tra, CO, CQ. ..
-
Nơi nộp hồ sơ/thủ tục
Bạn cần phải biết mặt hàng nhập khẩu của mình sẽ được đưa về cảng hay sân bay nào. Từ đó đăng ký nộp hồ sơ làm thủ tục hải quan ở Chi Cục hải quan của địa phương đó. Chẳng hạn hàng được nhập qua cảng Hải Phòng thì bạn làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan Hải Phòng.
Chuẩn bị hồ sơ
Phần trên là những giấy tờ cần thiết, bắt buộc bạn phải làm thủ tục Hải Quan. Ngoài ra bạn cần có những loại hoá đơn, chứng từ sau:
-
Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng mặt hàng dầu ăn.
-
Giấy chứng nhận của nhà sản xuất (COA) về dầu ăn cho động vật bắt buộc phải có thành phần Vitamin A.
-
Hồ sơ tự công bố
-
Tờ khai giá trị
-
Đơn xin đem hàng hóa về kho có
-
Giấy chứng nhận chất lượng và giấy chứng nhận xuất xứ (CO và CQ)
-
Chứng thư và giấy xác nhận hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng được Bộ Y Tế chấp thuận
Tất cả những giấy tờ này sẽ phải nộp tại Chi cục hải quan nơi hàng về. Nếu hồ sơ chuẩn bị đầy đủ và khai báo đúng các mặt hàng dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ sẽ được thông quan mà không có vướng mắc gì.
Như vậy bạn đã biết thủ tục hải quan nhập khẩu dầu thực vật bao gồm các công đoạn nào và có những giấy tờ chứng từ gì. Hy vọng đây là các thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp và nếu quý doanh nghiệp cần tìm kiếm dịch vụ hải quan trọn gói để đảm bảo quá trình làm thủ tục thuận lợi hơn trong việc đưa mặt hàng này về Việt Nam thì hãy liên hệ với OZ Freight để được tư vấn trực tiếp nhé.
- Thông tin thủ tục nhập khẩu lịch để bàn cập nhất mới nhất
- Thủ tục nhập khẩu motor điện mới nhất 2023
- Thủ tục nhập khẩu bu lông ốc vít mới nhất 2022
- Tất tần tật về thông tin thủ tục nhập khẩu giày dép mà bạn không nên bỏ lỡ
- Những lưu ý về thủ tục nhập khẩu gạo vào Việt Nam
- Thủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời cập nhật mới nhất 2022
- Thủ tục nhập khẩu ghế văn phòng và những điều cần biết
- Hướng dẫn thủ tục hải quan xuất khẩu trái cây tươi mới nhất 2022
- Thủ tục nhập khẩu đường
- Thủ tục nhập khẩu đồng hồ thông minh và những điều cần biết
- Thông tin thủ tục nhập khẩu sách mới nhất 2023
- Thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu máy bơm nước mới nhất 2022
- Thủ tục nhập khẩu nhụy hoa nghệ tây Saffron mới nhất 2022
- Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu băng vệ sinh mới nhất năm 2023
- Thủ tục nhập khẩu dược liệu mới nhất hiện nay
- Thủ tục hải quan nhập khẩu dầu thực vật, dầu ăn về Việt Nam mới nhất 2022
- Thủ tục nhập khẩu đồng hồ đeo tay mới nhất 2022
- Chính sách thủ tục hải quan nhập khẩu bột màu năm 2022