Thủ tục xin giấy phép công bố sản phẩm năm 2023

Thủ tục xin giấy phép công bố sản phẩm năm 2023

Công bố sản phẩm là một trong những nghĩa vụ của các cá nhân và các doanh nghiệp phải làm trước khi đưa sản phẩm hoặc hàng hóa ra ngoài thị trường. Nói tóm lại, việc thực hiện thủ tục công bố chất lượng sản phẩm chính là việc góp phần giúp cho hàng hóa trên thị trường có được sự đảm bảo tốt hơn về chất lượng.

Các căn cứ pháp lý về thủ tục công bố sản phẩm

Căn cứ pháp lý về thủ tục công bố sản phẩm được quy định tại Luật an toàn thực phẩm năm 2010, nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về một số điều luật an toàn thực phẩm và nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung thêm một số quy định liên quan đến các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc sự quản lý của bộ y tế.

Các căn cứ pháp lý về thủ tục công bố sản phẩm
Các căn cứ pháp lý về thủ tục công bố sản phẩm

Hồ sơ thực hiện thủ tục công bố sản phẩm

Hồ sơ thực hiện thủ tục công bố sản phẩm là một tài liệu quan trọng trong quá trình tiến hành công bố sản phẩm ra thị trường. Nó giúp cho doanh nghiệp có thể cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết của sản phẩm để giúp cho các bên liên quan và người tiêu dùng có được cái nhìn chính xác và đầy đủ về sản phẩm.

Hồ sơ thực hiện thủ tục công bố sản phẩm bao gồm các thông tin về sản phẩm, quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm, thông số đảm bảo an toàn cho người dùng và các thông tin liên quan khác. Việc có một hồ sơ công bố sản phẩm chi tiết và đầy đủ sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể có được sự tin dùng từ người tiêu dùng và tin cậy đối với các đối tác.

Hồ sơ tự công bố sản phẩm

Đối với thực phẩm có thể tự công bố ( các loại thực phẩm đã qua chế biến đóng gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa thực phẩm,…) cần phải chuẩn bị những giấy tờ như sau:

Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu số 1 phụ lục I ban hành kèm theo tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP

Phiếu kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm có hạn trong 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi nơi kiểm nghiệm hoặc được chỉ định kiểm nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn đề ra.

Các loại giấy tờ khác nếu như có phát sinh

Hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm

Hồ sơ đăng ký công bố thực phẩm nhập khẩu

Bản công bố sản phẩm được quy định tại mẫu số 2 Phụ lục I ban hành kèm theo nghị định 15/2018/NĐ-CP

Giấy chứng nhận lưu hành tự do ( Certificate of Free Sale ) , giấy chứng nhận xuất khẩu ( Certificate of Exportation ) hoặc là giấy chứng nhận y tế ( Health Certificate )

Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ

Bằng chứng khoa học chứng minh được công dụng của sản phẩm hoặc của các thành phần cấu tạo sản phẩm đã được công bố

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt ( GMP ) hoặc các loại chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm là sản phẩm bảo vệ sức khỏe được áp dụng từ ngày 01 tháng 07 năm 2019

Hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm trong nước

Bản công bố sản phẩm được quy định tại mẫu số 2 Phụ lục I ban hành kèm theo nghị định 15/2018/NĐ-CP

Bằng chứng khoa học chứng minh được công dụng của sản phẩm hoặc của các thành phần cấu tạo sản phẩm đã được công bố

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ yêu cầu và điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt ( GMP ) hoặc các loại chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm là sản phẩm bảo vệ sức khỏe được áp dụng từ ngày 01 tháng 07 năm 2019

Hồ sơ công bố sản phẩm là dược, mỹ phẩm

Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm ( 2 bản ) kèm theo là dữ liệu công bố ( bản mềm của phiếu công bố )

Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. Nếu như mỹ phẩm được sản xuất trong nước nhưng bên cá nhân, tổ chức đưa sản phẩm ra thị trường không phải bên sản xuất thì phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà sản xuất ( có chứng thực hợp lệ )

Giấy ủy quyền phải là bản chứng thực chữ ký và đã được hợp pháp hóa lãnh sự đáp ứng các yêu cầu và quy định tại Điều 6 Thông tư 06/2011/TT-BYT

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale)

Hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm
Hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm

Quy trình thực hiện thủ tục công bố sản phẩm

Quy trình thực hiện các thủ tục công bố sản phẩm bao gồm như sau:

Chuẩn bị các hồ sơ giấy tờ theo quy định

Hồ sơ công bố sản phẩm là thực phẩm được phép tự công bố

Hồ sơ công bố sản phẩm phải đăng ký công bố

Hồ sơ công bố sản phẩm là dược, mỹ phẩm

Nơi nộp hồ sơ công bố sản phẩm

Nơi nộp hồ sơ công bố sản phẩm theo quy định là tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các phương tiện truyền thông khác

Đối với công bố sản phẩm là thực phẩm được phép tự công bố

Phương tiện thông tin đại chúng; trang thông tin điện tử; niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân liên quan

Công bố trên hệ thống thông tin dữ liệu về an toàn thực phẩm của cơ quan được ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc chỉ định

Đối với công bố sản phẩm là thực phẩm đăng ký công bố

Bộ y tế : đối với các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm ( được bộ Y tế chỉ định)

Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền : đối với các loại sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em,…

Đối với công bố sản phẩm là dược,mỹ phẩm

Mỹ phẩm nhập khẩu: Cục quản lý dược – Bộ Y tế

Đối với Mỹ phẩm sản xuất trong nước: nộp tại sở Y tế nơi sản xuất

Thẩm định hồ sơ công bố sản phẩm

Đây là nghĩa vụ của cơ quan nhà nước có liên quan và thẩm quyền, họ sẽ thẩm định tính chính xác của hồ sơ có như trong đăng ký hay không. Thông thường sẽ mất khoảng 10-15 ngày để hoàn thành thủ tục này.

Sửa đổi, bổ sung tài liệu, hồ sơ nếu như được yêu cầu

Trong trường hợp thiếu hoặc chưa đầy đủ về hồ sơ, giấy tờ thì cơ quan nhà nước sẽ ra thông báo yêu cầu bằng văn bản để sửa đổi và bổ sung.

Sau khi không còn vấn đề gì về hồ sơ và giấy tờ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cung cấp Giấy công bố sản phẩm cho cá nhân và tổ chức có nhu cầu.

Mẫu đơn tự công bố sản phẩm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM

Số: ………………./Tên doanh nghiệp/Năm công bố

I. Thông tin về tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm

Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………………….. Fax: …………………………………………

E-mail………………………………………………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp:…………………………………………………………………………………………….

Số Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP: ……………….. Ngày Cấp/Nơi cấp: ……………. (đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định)

II. Thông tin về sản phẩm

1. Tên sản phẩm: ………………………………………………………………………………………………….

2. Thành phần: ……………………………………………………………………………………………………..

3. Thời hạn sử dụng sản phẩm: ………………………………………………………………………………

4. Quy cách đóng gói và chất liệu bao bì: …………………………………………………………………

5. Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất sản phẩm (trường hợp thuê cơ sở sản xuất):………………

………………………………………………………………………………………………………………

III. Mẫu nhãn sản phẩm (đính kèm mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm dự kiến)

IV. Yêu cầu về an toàn thực phẩm

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm theo:

– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số….; hoặc

– Thông tư của các bộ, ngành; hoặc

– Quy chuẩn kỹ thuật địa phương; hoặc

– Tiêu chuẩn Quốc gia (trong trường hợp chưa có các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các Bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương); hoặc

– Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn quốc gia); hoặc

– Tiêu chuẩn nhà sản xuất đính kèm (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn quốc gia, Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài).

……………, ngày…. tháng…. năm……..

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

(Ký tên, đóng dấu)

Chi phí tiến hành công bố sản phẩm

Chi phí, lệ phí công bố sản phẩm được quy định như sau:

Chi phí, lệ phí công bố sản phẩm đối với sản phẩm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

 

STT

Loại phí

Mức thu

I

Phí thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

1

Thẩm định cho hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi

1.500.000 đồng/lần/sản phẩm

2

Thẩm định hồ sơ đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp, phụ gia thực phẩm không có trong danh sách thuộc bộ Y tế quy định

500.000 đồng/lần/sản phẩm

3

Xác nhận lô hàng thực phẩm nhập khẩu ( chưa bao gồm chi phí kiểm nghiệm )

Kiểm tra thông thường

300.000 đồng/lô hàng

Kiểm tra chặt

1.000.000 đồng/lô hàng + ( số mặt hàng x 100.000 đồng tính từ mặt hàng thứ hai) Tối đa 10.000.000 đồng/lô hàng

4

Thẩm định hồ sơ đăng ký lưu hành bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm

1.000.000 đồng/lần/giấy chứng nhận

II

Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu ( giấy chứng nhận lưu hành tự do, giấy chứng nhận xuất khẩu, giấy chứng nhận y tế,…)

1.000.000 đồng/lần/giấy chứng nhận

 

Chi phí, lệ phí công bố sản phẩm đối với sản phẩm trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm

Chi phí, lệ phí công bố sản phẩm đối với sản phẩm trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm
Chi phí, lệ phí công bố sản phẩm đối với sản phẩm trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm

 

STT

Loại phí

Mức thu

I

Phí thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm

1

Thẩm định xác định nội dung thông tin quảng cáo của mặt hàng

1.600.000 đồng/hồ sơ

2

Thẩm định cấp phép lưu hành thuốc, nguyên liệu thuốc

2.1

Thẩm định cấp phép lưu hành đối với đăng ký lần đầu hoặc đăng ký lại

5.500.000 đồng/hồ sơ

2.2

Thẩm định cấp phép lưu hành đối với đăng ký gia hạn

3.000.000 đồng/hồ sơ

2.3

Thẩm định cấp phép lưu hành đối với hồ sơ đăng ký thay đổi hoặc bổ sung thuốc, nguyên liệu làm thuốc

1.000.000 đồng/hồ sơ

3

Thẩm định cấp giấy phép nhập khẩu thuốc thành phẩm chưa có số đăng ký ( trừ trường hợp là loại thuốc hiếm, thuốc theo nhu cầu đặc biệt, phục vụ cho thời kỳ đặc biệt như thiên tai, dịch bệnh,…)

800.000 đồng/mặt hàng

4

Thẩm định công bố sản phẩm mỹ phẩm , công bố tiêu chuẩn của dược liệu

500.000 đồng/mặt hàng

 

Trên đây là các thông tin về thủ tục công bố sản phẩm mới nhất trong năm 2023. Nếu như khách hàng còn có bất kỳ thắc mắc về thủ tục công bố sản phẩm mới nhất trong năm 2023 hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại OZ Freight thì hãy nhanh chóng liên hệ tới hotline của công ty chúng tôi để có được sự tư vấn và trợ giúp từ đội ngũ chăm sóc khách hàng giàu kinh nghiệm của công ty OZ Freight chúng tôi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *