Logistics đang là cụm từ “hot” với số lượng truy cập tìm kiếm ngày càng nhiều. Cũng giống như Marketing, Logistics là một trong những số ít thuật ngữ khó dịch nghĩa nhất bởi vì bao hàm ý nghĩa của từ này khá rộng nên không một từ đơn ngữ nào có thể truyền tải được hết ý nghĩa của nó. Vậy hiểu logistics là gì? cách Phân loại dịch vụ logistics như nào? Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây của OZ Freight nhé.
Mục lục
Dịch vụ logistics là gì?
Cho tới thời điểm hiện nay, vẫn chưa thể có một định nghĩa nào được lấy làm tiêu chuẩn cho khái niệm về logistics. Tuy nhiên chúng ta có thể cơ bản rằng logistics chính là một quy trình cụ thể nằm trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Chuỗi cung ứng này đi từ khâu nhập nguyên liệu, sản xuất, thẩm định cho đến khi phân phối và tới tay người tiêu dùng. Trong đó nhiệm vụ chính của logistics là lên kế hoạch, triển khai và giám sát việc vận chuyển hàng hóa.
Điều 233 Luật Thương Mại 2005 có định nghĩa về dịch vụ logistic như sau:
“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ logistics.”
Nền tảng hoạt động của doanh nghiệp logistics
Nền tảng hoạt động của doanh nghiệp logistics bao gồm:
Logistics sinh tồn
Đây là nền tảng cơ bản của các hoạt động logistics nói chung. Nền tảng này hướng đến việc logistics cung ứng nhằm đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống của con người. Hiểu đơn giản thì logistics sinh tồn chính là quá trình vận chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Logistics hoạt động
Nền tảng hoạt động này chính là các hoạt động liên quan đến vận chuyển, lưu kho cho các nguyên liệu đầu vào và đầu ra. Sau đó, phân phối sản phẩm đến các kênh phân phối như siêu thị, trung tâm thương mại, hệ thống chuỗi bán hàng, nhà phân phối hay các cửa hàng nhỏ lẻ…
Logistics hệ thống
Đây là những yếu tố giúp cho một công ty cung cấp dịch vụ logistics có thể hoạt động được. Nó gồm nhà xưởng, công nghệ, nhân lực, máy móc thiết bị tối thiểu. Thiếu những yếu tố này, thì doanh nghiệp không thể thực hiện được quá trình cung cấp dịch vụ logistics.
Đặc điểm của dịch vụ logistics
Do thương nhân thực hiện
Đặc điểm đầu tiên của dịch vụ logistics là do thương nhân thực hiện. Khi lựa chọn cung ứng dịch vụ, thương nhân cần phải đáp ứng đầy đủ tất cả các quy định của pháp luật, bao gồm:
- Đăng ký giấy phép kinh doanh doanh nghiệp
- Đảm bảo đáp ứng các điều kiện về phương tiện, thiết bị
- Đảm bảo các công cụ cho công việc
- Đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và yêu cầu kỹ thuật trong vận chuyển hàng hóa
- Có đủ số lượng nhân viên theo quy mô dịch vụ
Là dịch vụ có tính hoàn thiện cao nhất
Dịch vụ logistics không chỉ bao gồm vận tải, giao nhận, lưu kho mà còn bao trùm cả một dây chuyền cung ứng vận tải phức tạp. Thương nhân thực hiện dịch vụ logistics sẽ thực hiện quy trình theo chuỗi để đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng
Đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp
Logistics không chỉ có ý nghĩa trong bán hàng, nó còn đóng vai trò trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Logistics hỗ trợ tất cả các khâu từ nguyên liệu, sản xuất đến phân phối thành phẩm tới tay người tiêu dùng. Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics hiệu quá sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí, cùng với đó là thúc đẩy tăng trưởng và hạn chế được các rủi ro.
Được thực hiện trên cơ sở hợp đồng các bên
Được thực hiện dựa trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận các bên. Thương nhân thực hiện sẽ được nhận thù lao tương ứng với công việc, hợp đồng đơn giản hay phức tạp phụ thuộc vào mức độ sử dụng dịch vụ của khách hàng. Ngoài ra, trong hợp đồng cũng sẽ có điều khoản đền bù cụ thể để đảm bảo trách nhiệm của đơn vị doanh nghiệp logistics.
Phân loại dịch vụ logistics
Căn cứ vào Điều 4, Nghị định 170/2007/NĐ-CP có quy định rõ về phân loại dịch vụ logistic, như sau:
Các dịch vụ logistics chủ yếu
- Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả các hoạt động bốc xếp container;
- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm tất cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm tất cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;
- Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm tất cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho trong suốt chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng tồn kho, hàng quá hạn; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
Các dịch vụ logistics vận tải
- Dịch vụ vận tải hàng hải;
- Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;
- Dịch vụ vận tải hàng không;
- Dịch vụ vận tải đường sắt;
- Dịch vụ vận tải đường bộ.
- Dịch vụ vận tải đường ống.
- Dịch vụ hải quan trọn gói
Các dịch vụ logistics liên quan khác
- Dịch vụ kiểm tra, phân tích kỹ thuật;
- Dịch vụ bưu chính;
- Dịch vụ thương mại bán buôn;
- Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm các hoạt động quản lý hàng hóa lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại, phân phối lại và giao hàng;
- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
Quy trình cung ứng dịch vụ logistics
- Báo giá và ký hợp đồng: Doanh nghiệp sẽ tiếp nhận các thông tin cơ bản về số lượng, chủng loại và các yêu cầu khác về vận chuyển hàng hóa rồi tiến hành làm báo giá cơ bản để gửi cho khách hàng. Hợp đồng sẽ được lập dựa vào báo giá và điều kiện thỏa thuận giữa 2 bên.\
- Nhận hàng: Thực hiện nhận hàng đúng như thỏa thuận tại địa điểm theo yêu cầu.
- Đóng gói bao bì: Đóng gói theo yêu cầu hoặc theo đặc điểm, tính chất của sản phẩm để đảm bảo an toàn khi vận chuyển.
- Ghi ký mã hiệu hàng hóa
- Vận chuyển: thực hiện vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến các kho phân phối.
- Lưu kho, lưu bãi: Lưu trữ hàng hóa trước khi giao tới tay người tiêu dùng.
- Chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục cần thiết cho quá trình logistics
- Làm các thủ tục hải quan cho hàng háo
- Giao hàng đến tận tay người nhận.
Tương lai phát triển ngành logistics ở Việt Nam
Theo Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017, được sửa đổi bởi Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 22/02/2021, nước ta đặt mục tiêu đến năm 2025 về ngành logistics như sau:
– Tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt đạt từ 5% – 6%;
– Tốc độ tăng trưởng các dịch vụ logistics đạt 15% – 20%;
– Tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt khoảng 50% – 60%;
– Các chi phí logistics giảm xuống tương đương 16% – 20% GDP;
– Việt Nam xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ tự từ 50 trở lên.
Thông qua các chỉ số trên có thể thấy tương lai phát trình ngành logistics vô cùng lớn với tiềm năng phát triển vượt bậc.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp các bạn giải đáp được các thắc mắc về logistics, phân loại dịch vụ logistics và cá thông tin khác liên quan tới ngành này. Nếu có thắc mắc gì thêm vui lòng liên hệ OZ Freight theo địa chỉ hotline: 0972 433 318 để được giải đáp.