Packing List trong xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa và là thứ không thể thiếu để hoàn tất hồ sơ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
Packing List là một trong những chứng từ không thể thiếu được để hoàn tất bộ hồ sơ thông quan hàng hóa. Các cá nhân và doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như các công ty cung cấp dịch vụ logistics đều đang tìm hiểu về vấn đề này. Vậy Packing List là gì, bài viết dưới đây sẽ giúp khách hàng và độc giả tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mục lục
Khái niệm về Packing List
Packing List có thể hiểu là phiếu đóng gói hàng hóa hay còn có các tên gọi khác như bảng kê khai hàng hóa, phiếu chi tiết hàng hóa. Đây là thành phần quan trọng nhất trong quá trình hoàn thiện hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hóa cho các cá nhân và doanh nghiệp. Trên Packing List sẽ nêu rõ bên xuất khẩu đã bán những mặt hàng nào cho bên nhập khẩu hàng hóa. Như vậy, bên đơn vị mua hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý và kiểm soát lô hàng một cách dễ dàng và thuận lợi hơn.
Giống như đối với hóa đơn thương mại, khách hàng có thể lập Packing List dựa theo mẫu đã có sẵn và chỉ chỉnh sửa thông tin theo hàng hóa xuất nhập khẩu của mình.
Phân loại Packing List trong xuất nhập khẩu hàng hóa
Hiện nay trong ngành xuất nhập khẩu thì sẽ có 3 loại mẫu Packing List cơ bản như sau:
Detailed Packing List: đây là phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết. Nội dung của loại này cực kỳ chi tiết và cụ thể, đây cũng là loại Packing List được nhiều người sử dụng nhất trong những năm gần đây.
Neutral Packing List:đây là loại phiếu đóng gói hàng hóa trung lập. Thông thường, tên người bán, cung cấp hàng hóa sẽ không được ghi ở trên đây.
Packing and Weight List: đây là loại phiếu đóng gói kèm theo bảng thống kê trọng lượng của hàng hóa.
Chức năng chủ yếu của Packing List
Để hiểu rõ được vai trò của chứng từ này trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, ta cần phải nắm rõ được những chức năng chủ yếu của Packing List như sau: Packing List là để mô tả cách thức đóng gói lô hàng, khi nhìn vào đó ta có thể thấy được lô hàng đó đã được đóng gói như thế nào để từ đó ta sẽ có những thông tin quan trọng như sau:
Cần bố trí các loại container lên kế hoạch xếp dỡ
Nên thuê công nhân để bốc dỡ hàng hóa hay sử dụng các loại xe nâng , xe cẩu như thế nào
Nên lựa chọn phương tiện vận tải nào để đưa hàng về theo đường bộ, đường sắt, đường biển,…để đưa hàng về kho
Khi phải kiểm hóa hàng hóa xuất nhập khẩu thì sẽ biết được hàng hóa đang ở vị trí, công đoạn nào
Từ những thông tin từ Packing List, nếu như hàng hóa gặp phải vấn đề hoặc bị bắt lỗi thì sẽ có thể khiếu nại bên cung cấp và sản xuất hàng hóa một cách rõ ràng, nhanh chóng và minh bạch hơn. Bên cung cấp hàng hóa cũng sẽ từ đó mà tìm ra được số hàng bị lỗi và từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục nhanh nhất.
Có một lưu ý trong quá trình làm chứng từ hồ sơ xuất nhập khẩu, có thể sẽ có nhầm lẫn giữa phiếu đóng gói hàng hóa ( Packing List ) và hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice ). Hai loại chứng từ kể trên có các thông tin khá giống nhau và liên quan đến nhau. Tuy nhiên với những dữ liệu đặc thù của thì chúng sẽ thể hiện những thông tin và chức năng khác nhau. Hóa đơn thương mại là chứng từ để thể hiện phương thức thanh toán giữa các bên với nhau trong khi đó phiếu đóng gói hàng hóa lại thiên về thể hiện nội dung cũng như cách thức đóng gói hàng hóa như thế nào, số lượng và thể tích bao nhiêu,…
Nội dung của Packing List
Một phiếu đóng gói hàng hóa đạt tiêu chuẩn thì sẽ bao gồm các nội dung như sau:
Số hóa đơn và ngày lập hóa đơn
Tên và địa chỉ cụ thể của bên xuất khẩu và bên nhập khẩu hàng hóa
Thông tin chính xác về cảng đích xếp dỡ hàng hóa ( cả nơi cảng đi và cảng đích )
Thông tin về phương tiện vận chuyển
Thông tin về lô hàng như thể tích, khối lượng, số lượng,…
Xác nhận của bên xuất khẩu, phải được ký và đóng dấu rõ ràng.
Remark: những ghi chú thêm về lô hàng
Như vậy, ta có thể thấy rằng vai trò của Packing List quan trọng thế nào trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa. Thông qua phiếu đóng gói hàng hóa ( Packing List ), chúng ta có thể nắm rõ được những thông tin quan trọng về hàng hóa xuất nhập khẩu như thông tin lô hàng, trọng lượng và khối lượng hàng, quy cách đóng gói,… qua đó người mua hàng có thể tính toán ra thời gian bốc dỡ hàng hóa và các phương thức vận chuyển nên lựa chọn,…
Phiếu đóng gói hàng hóa sẽ được gửi cho bên nhập khẩu hàng hóa ngay sau khi công đoạn đóng gói hàng hóa được hoàn thành. Như vậy, bên nhập khẩu sẽ dựa vào phiếu đóng gói hàng hóa sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm tra số lượng hàng hóa từ đó đưa ra kế hoạch tốt nhất và kịp thời nhất.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về Packing List trong ngành xuất nhập khẩu mà khách hàng cần biết. Hy vọng thông qua bài viết trên, khách hàng có thể nắm rõ được các thông tin cơ bản về Packing List và các thông tin liên quan. Nếu như khách hàng còn có bất kỳ thắc mắc hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại OZ Freight, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được đội nhóm chăm sóc khách hàng giàu kinh nghiệm của chúng tôi giải đáp thắc mắc và hỗ trợ dịch vụ hải quan trọn gói một cách nhanh chóng và hợp lý nhất.
Xem thêm:
- ETA là gì? Cách phân biệt ETD và ETA trong vận tải
- CBM là gì? Hướng dẫn quy đổi CBM trong xuất nhập khẩu cbm là gì
- (Bill of lading) B/L là gì? Vai trò của B/L trong xuất nhập khẩu
- Ci là gì? Giải thích đơn giản về CI – Continuous Integration
- Freight forwarder là gì? Vai trò trong xuất nhập khẩu
- Phân loại dịch vụ logistics – Dịch vụ Logistics có những gì?
- Chứng từ xuất nhập khẩu là gì? Bộ chứng từ bao gồm những gì
- CIF là gì? Tìm hiểu CIF trong xuất nhập khẩu
- DO là gì và phí DO trong xuất nhập khẩu [Chi tiết 2022]