Việt Nam là đất nước chú trọng về phát triển về mảng nông nghiệp, vì vậy thị trường nhập khẩu hạt giống đã và đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Thủ tục nhập khẩu hạt giống hiện nay đang là chủ đề được rất nhiều các cá nhân và doanh nghiệp quan tâm khi mà nhu cầu hạt giống đang tăng cao. Việc nhập khẩu hạt giống nông nghiệp từ nước ngoài về Việt Nam luôn gặp phải rất nhiều khó khăn với những ai chưa nắm rõ hoàn toàn các quy trình, quy định của Hải quan. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn có được cái nhìn tổng quát và giải đáp những vấn đề phát sinh trong quá trình nhập khẩu hạt giống.
Mục lục
Chính sách nhập khẩu hạt giống của Việt Nam
Hiện nay việc nhập khẩu các loại cây trồng, hoa màu, hạt giống,.. đều đang chịu sự kiểm soát và quản lý từ Bộ nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.Theo thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT được ban hành đã hướng dẫn các cá nhân và doanh nghiệp thực hiện một số nội dung có trong nghị định 187/2013/NĐ-CP.
Trong nội dung nghị định đã chỉ rõ các loại giống cây trồng Nông nghiệp được liệt kê tại danh mục các loại hạt giống cây trồng được phép trồng trọt, sản xuất và kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc có văn bản chứng minh được loại hạt giống cây trồng đó đã được Cục trồng trọt Việt Nam công nhận thì không cần phải xin giấy phép khi thực hiện hoạt động thủ tục nhập khẩu, còn nếu muốn nhập khẩu từ nước ngoài về các loại giống cây trồng khác thì bắt buộc phải xin giấy phép nhập khẩu từ Cục trồng trọt Việt Nam thì mới đúng quy định.
Các hình thức nhập khẩu hiện nay
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu canh tác cũng như sản xuất lương thực và sản lượng lương thực, ngày càng nhiều có các loại hạt giống mới đã và đang được nghiên cứu, phát triển và cải tiến theo từng ngày. Theo đó tùy chủng loại hạt giống sẽ có những hình thức nhập khẩu khác nhau. Sau đây là 2 hình thức nhập khẩu hạt giống thường thấy tại Việt Nam hiện nay:
Nhập khẩu cần phải có giấy phép từ cục trồng trọt
Nếu như hạt giống muốn nhập khẩu về Việt Nam mà chưa có tên trong danh mục các loại cây được phép trồng và kinh doanh tại Việt Nam mà bộ nông nghiệp đã cấp phép thì sẽ phải có giấy phép để được nhập khẩu về Việt Nam.
Nếu trong trường hợp các cá nhân và doanh nghiệp chưa sở hữu văn bản công nhận loại cây giống cần nhập khẩu thì các cá nhân và doanh nghiệp đó cũng phải xin giấy phép từ cục trồng trọt khi nhập khẩu hạt giống.
Nhập khẩu hạt giống không cần xin giấy phép từ cục trồng trọt
Nếu như loại hạt giống mà các cá nhân và doanh nghiệp muốn nhập khẩu đã có tên trong danh mục các loại cây trồng được cấp phép thì thủ tục nhập khẩu sẽ đơn giản hơn nhiều. Đối với những loại cây hay hạt giống như vậy thì các cá nhân và doanh nghiệp chỉ cần chứng minh chất lượng và nguồn gốc của lô hàng hạt giống đó là có thể nhập khẩu về Việt Nam mà không cần đến cục nông nghiệp để xin cấp giấy phép nhập khẩu nữa.
Mã HS của mặt hàng hạt giống
Đối với các loại hạt giống khi được nhập khẩu về Việt Nam thì sẽ được áp mã HS là 12099190
Đây là loại hàng hóa thuộc chương thứ 12 bao gồm các loại hạt dầu và quả có dầu; các loại ngũ cốc, hạt và các loại quả khác; cây công nghiệp hoặc các loại cây dược liệu; rơm, rạ làm thức ăn cho gia súc.
Hướng dẫn quy trình thủ tục khi nhập khẩu hạt giống
Khi các cá nhân và doanh nghiệp muốn nhập khẩu hạt giống về Việt Nam thì cần phải trải qua các bước sau đây:
Bước 1 : Kiểm tra loại hạt giống nhập khẩu có tên trong danh mục các loại cây trồng được phép kinh doanh và sản xuất hay không. Nếu không có tên trong danh mục trên thì cần phải xin giấy phép nhập khẩu cho số hạt giống nhập khẩu từ cục trồng trọt .
Bước 2 : Các cá nhân và doanh nghiệp cần phải xin giấy phép kiểm dịch thực vật nếu nhập khẩu các loại hạt giống rau củ quả. Lý do là bởi các loại hạt giống loại này thuộc diện phải xin giấy phép kiểm dịch thực vật trước khi được nhập khẩu về Việt Nam.
Bước 3 : Đăng ký và làm kiểm dịch hàng hạt giống nhập khẩu tại cửa khẩu.
Mức thuế khi nhập khẩu hạt giống
Thực tế, hạt giống rau củ quả vô cùng phong phú với nhiều chủng loại khác nhau. Do đó việc xác định thuế nhập khẩu với mặt hàng này không hề dễ.
Để tham khảo mức thuế nhập khẩu hạt giống rau củ quả, doanh nghiệp tìm hiểu trong Luật thuế số 107/2016/QH13. Theo đó, khoản 12, Điều 16 của Luật thuế này quy định giống cây trồng nếu trong nước chưa sản xuất được và cần nhập khẩu để phục vụ phát triển ngành nông nghiệp thì sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Như vậy thuế nhập khẩu cho những mặt hàng này là 0%. Căn cứ để xác định giống cây trồng nào chưa sản xuất được Đối với những loại hạt giống còn lại thì thuế nhập khẩu từ 5-15% tùy từng loại.
Bên cạnh đó, Chỉ hạt cọ và hạt bông hưởng thuế suất 5%, còn hầu hết hạt giống dùng để gieo trồng thuộc nhóm 12.07 đều có mức thuế nhập khẩu 10%.
Lựa chọn đơn vị ủy thác nhập khẩu hạt giống
Có kinh nghiệm và uy tín lâu năm trong lĩnh vực nhập khẩu hạt giống, thành thạo các thủ tục nhập khẩu cũng như cách xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình nhập khẩu hạt giống. Hiểu rõ thị trường và xu hướng nhập khẩu hạt giống, đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ
Có được sự công nhận và tín nhiệm từ các cá nhân và doanh nghiệp trên cả nước về mảng nhập khẩu hạt giống, xuất hiện thường xuyên ở những trang tìm kiếm và có được sự giới thiệu từ các bên liên quan.
Có tính chuyên nghiệp cao, từ nhân viên nghiệp vụ cho đến cách vận hành doanh nghiệp đều đạt được hiệu quả cao, phù hợp với yêu cầu của các cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu hạt giống
BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT
Nhà cung cấp dịch vụ hải quan làm để hoàn thành các thủ tục thông quan cho hàng hóa của người sử dụng được gọi là dịch vụ hải quan. Đương nhiên, trong khi sử dụng dịch vụ như một thủ tục hải quan, các công ty phải trả cho nhà cung cấp một phần phí theo thỏa thuận. Ngoài ra, nỗ lực và chi phí của "dịch vụ hải quan trọn gói" sẽ khác nhau tùy thuộc vào mặt hàng làm thủ tục hải quan. Do đó, sẽ cần có sự trao đổi và hợp tác nhiều hơn giữa hai công ty sử dụng và cung cấp dịch vụ hải quan.
Xem ngay dịch vụ hải quan tốt chúng tôi bằng cách liên hệ:
– Người đại diện: Lại Minh Thắng
– Điện thoại: 0972 433 318
– Email: xnkngantin@gmail.com