Đường bộ là phương thức vận chuyển nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam rất phổ biến. Đây được xem là tuyến mà nhiều người Việt sử dụng nhất từ trước đến nay bởi tính linh động và đơn giản của nó. Và khi dịch bệnh xuất hiện thì việc nhập hàng bằng đường bộ cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu quy trình Nhập khẩu hàng Trung Quốc bằng đường bộ trong mùa dịch. Trước tiên, hãy cùng nhau tìm hiểu qua một chút về nhập khẩu hàng Trung Quốc bằng đường bộ là gì nhé!
Mục lục
Nhập khẩu hàng Trung Quốc bằng đường bộ là gì?
Nhập khẩu hàng Trung Quốc bằng đường bộ là việc doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa của mình qua các cửa khẩu của 2 nước. Với việc Việt Nam và Trung Quốc có chung nhiều cửa khẩu nên vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ khá thuận lợi và nhanh chóng. Bởi sự thuận tiện và nhanh chóng nên đường bộ được khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn để nhập khẩu hàng từ Trung Quốc.
Nhưng kể từ 2020 khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ ở cả 2 nước. Thì việc vận chuyển bằng đường bộ không còn được đảm bảo tiến độ như trước. Do các chính sách phòng dịch nghiêm ngặt từ phía TQ nên quy trình vận chuyển phải có thêm 1 số bước phụ. Ở phần bên dưới bài viết chúng ta sẽ đi sâu vào quy trình chi tiết để nhập khẩu hàng Trung Quốc bằng đường bộ.
Quy trình nhập khẩu hàng Trung Quốc bằng đường bộ trong mùa dịch (thực tế)
Để có thể nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc doanh nghiệp cần phải trải qua rất nhiều công đoạn. Việc đầu tiên và quan trọng nhất mà một doanh nghiệp phải làm đó là tìm kiếm nhà cung cấp (đối tác sản xuất)
Bước 1: Tìm kiếm nhà cung cấp
Với các doanh nghiệp mới bắt đầu tìm hiểu về nhập khẩu hàng Trung Quốc thì khó có thể tìm được một nhà cung cấp uy tín. Thông thường muốn tìm kiếm một nhà cung cấp bên TQ thì chúng ta thường lên các sàn thương mại điện tử lớn của Trung Quốc. Ở các sàn TMĐT thì có vô vàn các nhà cung cấp, vì thế việc lựa chọn vô cùng khó khăn.
Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc này các bạn nên lựa chọn một đơn vị vận chuyển đã làm việc với nhiều đối tác bên Trung Quốc để hỗ trợ tìm kiếm. Bởi các đơn vị này đã có nhiều kinh nghiệm thực chiến cũng như các mối quan hệ có sẵn tại Trung Quốc
Bước 2: Đàm phán, ký kết hợp đồng và lựa chọn điều kiện giao hàng
Sau khi đã tìm được đối tác, doanh nghiệp cần tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng. Việc ký kết hợp đồng rất quan trọng, vì đây là yếu tố quyết định nếu sau này 2 bên có xảy ra tranh chấp. Những điều khoản mà doanh nghiệp nên lưu ý khi ký kết hợp đồng với đối tác quốc tế.
Tên, số lượng hàng hóa
Đây là điều khoản mà người nhập khẩu cần phải để ý bậc nhất trong hợp đồng. Nếu thông tin hàng hóa không rõ ràng, đầy đủ thông tin, mô tả hàng hóa. Để ý đến các yếu có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hàng hóa.
Đơn giá sản phẩm
Đơn giá của sản phẩm cần được 2 bên thống nhất. Được quy đổi theo một loại tiền tệ, quy định mức giá tại thời điểm ký hợp đồng hay trong hoặc sau quá trình thực hiện hợp đồng. Các bên cần dựa vào tình hình biến động tỷ giá để quy trịnh mức giá trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng.
Điều khoản đóng gói và bao bì của hàng hóa
Với những mặt hàng dễ vỡ bên nhập khẩu nên yêu cầu nhà xuất khẩu đóng gói hàng hóa theo yêu cầu để đảm bảo hàng hóa vẫn an toàn trong quá trình vận chuyển. Trường hợp sản phẩm cần có bao bì thiết kế riêng thì các bên cũng nên đề cập trong hợp đồng.
Điều khoản thanh toán quốc tế
Đối với các đối tác làm ăn lâu năm và đã có sự tin tưởng nhất định. Các bên có thể sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền trực tiếp T/T. Còn với những đối tác mới thì chúng ta nên sử dụng phương thức thanh toán L/C.
Ngoài ra, các bên cũng nên yêu cầu rõ ràng đồng tiền thanh toán và thời điểm tính tỷ giá. Vì đã có nhiều trường hợp khi tỷ giá tăng hay giảm mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá trị của lô hàng.
Điều kiện giao hàng
Các bên cần thống nhất phương thức giao hàng cũng như điều kiện giao hàng ngay từ đầu. Khi đã thống nhất được phương thức và điều kiện giao hàng, nhà nhập khẩu sẽ có thể tính toán được chi phí và phân bổ đơn giá. Với toàn bộ chi phí đã có doanh nghiệp từ đó có thể tự lên kế hoạch kinh doanh và sản xuất cho riêng mình.
Bên cạnh đó, với những mặt hàng không phải tất cả phương thức có thể vận chuyển được. Ví dụ như hàng pin, hóa chất thì không phải hàng tàu hay hãng hàng không nào cũng nhận.
Bạn có thể tham khảo thêm:
1 tệ bằng bao nhiêu tiền việt nam
Bước 3: Vận chuyển và khai báo Hải quan bằng đường bộ
Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ thường có quy trình đơn giản hơn so với vận chuyển bằng đường biển. Bởi tính linh động nên phương thức vận chuyển bằng đường bộ thường được ưu tiên đối với những lô hàng cần tiến độ.
Nhưng khi dịch bệnh bùng phát và các chính sách phòng dịch của cả 2 nước tại cửa khẩu thì quy trình vận chuyển đã trở nên khó khăn hơn cũng như tiến độ chậm hơn rất nhiều. Vậy quy trình vận chuyển và khai báo Hải quan trong mùa dịch có khác gì so với thời điểm bình thường ?
Vận chuyển nội địa Trung Quốc
Thời điểm trước và sau dịch vận chuyển nội địa Trung Quốc rất dễ dàng, cơ bản những nơi xa nhất tới các cửa khẩu của Việt Nam thường chỉ mất 3-5 ngày. Còn với những nơi gần hơn như Quảng Châu thì 1 ngày hay Bằng Tường chỉ mất mấy tiếng đi đường. Nhưng trong thời kỳ dịch bệnh, việc kiểm soát các vùng, tỉnh riêng biệt cũng khiến cho việc vận chuyển khó khăn và tốn nhiều thời gian. Không những thế việc phải test lại khi đi qua các vùng có dịch cũng phát sinh thêm nhiều chi phí.
Khai báo Hải quan và kéo xe qua cửa khẩu đầu Việt Nam
Do tiến độ thông quan trong thời kỳ dịch bệnh cũng khiến cho nhiều xe bị tồn đọng tại cửa khẩu. Vì thế mà các xe hàng phải chờ đợi rất lâu để có thể khai báo hải quan và kéo xe qua đầu cửa khẩu Việt Nam.
Khi đã tới được cửa khẩu đầu TQ, các xe phải thay đổi tài xế. Đây là quy định ở phía đầu TQ, tài xế chở hàng qua đầu Việt Nam cần phải được tiêm đủ số mũi vắc xin và có kết quả âm tính với covid-19. Không những vậy, tài xế chỉ được ở trong xe trong suốt quá trình chở hàng từ Trung Quốc qua Việt Nam. Cửa xe sẽ được niêm phong nên tài xế buộc phải làm mọi thứ ở trên xe và quay trở về Trung Quốc trong ngày.
Khai báo Hải quan đầu Việt Nam
Về cơ bản khi hàng đã sang đến Việt Nam thì quy trình nhập khẩu lô hàng về cũng đã gần hoàn thành. Doanh nghiệp chỉ cần khai báo hải quan và làm các thủ tục thông quan nữa là xong. Để làm khai báo Hải quan đầu Việt Nam doanh nghiệp phải chuẩn bị những chứng từ sau:
– Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
– Hóa đơn thương mại (Invoice Commerce)
– Phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing List)
– Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (CO Form E)
– Phiếu cân xe
Chuẩn bị xong đủ chứng từ doanh nghiệp sẽ tiến hành truyền tờ khai Hải quan. Sau khi truyền tờ khai HQ lô hàng sẽ được phân luồng (Xanh, vàng, đỏ). Nếu lô hàng luồng xanh và luồng vàng, Hải quan không phát hiện nghi vấn thì có thể được thông quan luôn. Đối với lô hàng luồng đỏ thì sẽ phải kiểm hóa thực tế.
Ở một số trường hợp đặc biệt khi hàng hóa thuộc chính sách của bộ ban ngành thì sau khi có tờ khai Hải quan doanh nghiệp phải đăng ký kiểm tra chất lượng cho lô hàng. Sau khi có giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, doanh nghiệp nộp lại và kéo hàng về kho lưu trữ.
Trên đây là toàn bộ quy trình để nhập khẩu một lô hàng bằng đường bộ trong mùa dịch. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ quy trình nhập khẩu hàng Trung Quốc bằng đường bộ trong mùa dịch. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment.
Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế Oz Freight Việt Nam
Địa chỉ: Số 8 ngõ 162 Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 0972433318
Email: xnkngantin@gmail.com
Dịch vụ hải quan trọn gói là một khâu quan trọng trong việc khai báo hàng hoá với cơ quan hải quan Việt Nam về thông tin lô hàng trước khi đưa về kho hoặc xuất đi nước ngoài. Nó là khâu ảnh hưởng nhiều đến tiến độ đưa hàng lên tàu hoặc thông quan hàng để mang hàng về kho sử dụng.
>> Xem ngay dịch vụ hải quan trọn gói tại đây: https://uythacnhapkhau.com/dich-vu-hai-quan-tron-goi/