Khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa doanh nghiệp có nhiều thắc mắc như: Hải quan phân loại đánh giá doanh nghiệp như thế nào? Doanh nghiệp mình xếp hạng bao nhiêu? Tại sao khi khai báo hải quan lại luồng đỏ nhiều?….
Công tác phân loại đánh giá này được quy định trong Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan trong khi làm thủ tục hải quan: kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 03 năm 2018 của Bộ tài chính Quy định về thủ tục hải quan, Kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Doanh nghiệp có thể chủ động tra cứu mức độ xếp hàng và tuân thủ của mình trên trang web của tổng cục Hải quan https://pus1.customs.gov.vn/ vào mục “ Tra cứu mức độ tuân thủ” (tại phần dịch vụ công), nhập thông tin MST, mật khẩu VNACCS, mã kiểm tra như màn hình và bấm nút tra cứu hệ thống sẽ hiển thị thông tin liên quan đến kết quả đánh giá tuân thủ của doanh nghiệp và lý do kèm theo.
Trên hệ thống thông tin nghiệp vụ của cơ quan Hải quan sẽ tự động thao tác đối chiếu các thông tin của doanh nghiệp với các tiêu chí đánh giá tuân thủ của Doanh nghiệp theo 5 mức độ được quy định cụ thể tại thông tư 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019
Như vậy, khi doanh nghiệp thực hiện tra cứu mức độ tuân thủ hệ thống sẽ trả kết quả theo nguyên tắc sau:
Mức độ tuân thủ: (từ mức tuân thủ 2-5) là mức độ tuân thủ của doanh nghiệp tại thời điểm tra cứu.
Lý do tuân thủ : Hiển thị mức độ tuân thủ và các tiêu chí mà doanh nghiệp chưa đáp ứng đối với mức độ 3 và mức độ 4; hiển thị mức độ tuân thủ và các tiêu chí mà doanh nghiệp đáp ứng đối với mức độ 5. Riêng đối với mức độ 2 thì hệ thống không hiển thị lý do tuân thủ cũng như các tiêu chí.
Cụ thể như sau:
– Mức độ tuân thủ 1: là các doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên theo thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015
– Mức độ tuân thủ: 2 Hệ thống sẽ không đưa ra “Lý do tuân thủ”.
– Mức độ tuân thủ: 3 Hệ thống sẽ hiển thị “Lý do tuân thủ” là các tiêu chí của “ Mức độ tuân thủ 2” mà doanh nghiệp không đáp ứng được.
– Mức độ tuân thủ : 4 Hệ thống sẽ hiển thị “Lý do tuân thủ” là các tiêu chí của “ Mức độ tuân thủ 2” và “ Mức độ tuân thủ 3” mà doanh nghiệp không đáp ứng được.
– Mức độ tuân thủ 5: Hệ thống sẽ hiện thị “Lý do tuân thủ” là các tiêu chí đánh giá mà doanh nghiệp đáp ứng theo quy định tại phụ lục V ban hành theo thông tư 81/2019/TT-BTC.
Có thể hiểu đơn giản các mức độ tuân thủ pháp luật hải quan đối với doanh nghiệp như sau:
- Mức 1: Doanh nghiệp ưu tiên.
- Mức 2: Tuân thủ cao.
- Mức 3: Tuân thủ trung bình.
- Mức 4: Tuân thủ thấp.
- Mức 5: Không tuân thủ.
Thông tư 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 quy định rất rõ cách thức quản lý rủi ro của hải quan trong việc phân loại doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Giải thích được các tiêu chí để phân loại doanh nghiệp theo mức độ tuân thủ từ mức 1 đến mức 5.
Doanh nghiệp thực hiện tốt và nghiêm chỉnh luật hải quan thì điểm uy tín sẽ cao. Rất có lợi cho doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan và công tác thanh tra, quản lý sau thông quan.
Cơ quan hải quan sẽ dựa vào điểm uy tín, mức độ vi phạm của doanh nghiệp để tiến hành phân loại doanh nghiệp thuận tiện trong công tác kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan như sau:

- Luồng 1 (Xanh): Chấp nhận thông tin tờ khai hải quan đối với rủi ro thấp hoặc theo chỉ số lựa chọn kiểm tra ngẫu nhiên;
- Luồng 2 (Vàng): Thực hiện kiểm tra hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan đối với rủi ro trung bình hoặc theo chỉ số hiển thị lựa chọn kiểm tra ngẫu nhiên;
- Luồng 3 (Đỏ): Công tác kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan đối với rủi ro cao hoặc theo chỉ số lựa chọn kiểm tra ngẫu nhiên theo một trong các hình thức, mức độ sau:

Hàng hóa được kiểm tra trực tiếp bởi công chức hải quan
Kiểm tra bằng máy soi hoặc các phương tiện kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác (Hàng hóa rủi ro thấp)
Kiểm tra bằng nghiệp vụ phân tích, kiểm định hàng hóa (Hàng hóa rủi ro cao, khó xác định thành phần cấu tạo)

XEM THÊM