Đối với một lô hàng xuất hoặc nhập khẩu thì không thể bỏ qua phí local charges. Local charges là tên gọi chung cho rất nhiều loại phí mà chủ hàng phải thanh toán tại cảng xuất và cảng nhập. Dưới đây chúng tôi liệt kê một số loại phí local charges thường gặp.
Mục lục
Local charges là gì?
Ngoài cước biển (Ocean fee) thì các hãng tàu/ Forwarder thường thu thêm một khoản local charges. Local charges được hiểu là phí địa phương trả tại cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng. Phí này sẽ khác nhau tùy vào các hãng tàu và cảng khác nhau.
Đối tượng thu và nộp phí local charges như sau:
Người thu phí: Hãng tàu hoặc là Forwarder.
Người nộp phí: Shipper và consignee đều phải nộp.
Vậy tóm lại thì local charges là tập hợp những loại phí mà bạn phải trả cho hãng tàu trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.
Các loại phí local charges thường được thu trên một lô hàng xuất nhập khẩu.
2.1. Phí THC (Terminal handling charge)
Phí THC (Terminal handling charges) là loại phụ phí xếp dỡ tại cảng, khoản phí này thu trên mỗi container để bù đắp cho các chi phí làm hàng tại cảng như: xếp dỡ, tập kết container từ bãi cont ra cầu tàu, … Cảng sẽ thu hãng tàu khoản phí này và sau đó hãng tàu sẽ thu lại của chủ hàng (người gửi và người nhận hàng).
2.2. Phí Handling (Handling fee)
Phí Handling (Handling fee) là loại phí do Forwarder thu của consignee và shipper để trả công cho quá trình forwarder giao dịch với đại lý của họ tại nước ngoài để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở Việt Nam thực hiện một số công việc như khai báo Manifest với hải quan, phát hành B/L, D/O cũng như các giấy tờ liên quan.
2.3. Phí D/O (Delivery Order fee)
Phí D/O (Delivery order) là phí lệnh giao hàng. Khi hàng hóa nhập khẩu cập cảng và có A/N (Arrival Notice) thì chủ hàng phải đến hãng tàu hoặc công ty Forwarder để lấy lệnh giao hàng D/O. Sau đó mang D/O đến cảng rồi xuất trình cho kho và làm phiếu lấy hàng. Hãng tàu sẽ là người làm lệnh giao hàng và thu tiền phí làm lệnh đó từ chủ hàng hoặc công ty forwarder, nhưng người cuối cùng phải chịu phí vẫn là chủ hàng.
2.4. Phí AMS (Advanced Manifest System fee)
Phí AMS (Advanced Manifest System fee) là phụ phí bắt buộc do hải quan một số nước như Mỹ, Canada,… yêu cầu. khi nhập khẩu hàng vào các nước này thì chủ hàng phải khai báo hàng hóa chi tiết trước khi xếp dỡ lên tàu để xuất khẩu. Mức phí AMS sẽ giao động khoảng 25-30 USD/ Bill of lading.
2.5. Phí B/L (Bill of Lading fee), phí AWB (Airway bill fee), phí chứng từ (Documentation fee).
Khi có một lô hàng xuất khẩu, các hãng tàu hoặc Forwarder sẽ phát hành vận đơn đường biển (B/L) hoặc đường hàng không (AWB) và chủ hàng sẽ phải trả phí đó.
2.6. Phí CFS (Container Freight Station fee)
Phí CFS viết tắt của từ Container Freight Station fee là phí khai thác hàng lẻ, đây là một trong những loại phí hay gặp nhất. Mỗi khi có lô hàng lẻ xuất/nhập khẩu thì các công ty consol / forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc đóng hàng từ kho vào container, và họ thu phí bốc xếp hàng, phí lưu kho hàng lẻ, phí quản lý, thì đó gọi là phí CFS.
2.7. Phí chỉnh sửa B/L (Amendment fee)
Phí chỉnh sửa B/L hay phí chỉnh sửa vận đơn (Amendment fee) chỉ áp dụng đối với hàng xuất khẩu ra nước ngoài. Khi phát hành B/L cho shipper vì một số nguyên nhân nào đó mà thông tin trên B/L cần phải chỉnh sửa, lúc này cần phải yêu cầu hãng tàu hoặc forwarder chỉnh sửa lại và họ sẽ thu phí chỉnh sửa B/L.
Phí chỉnh sửa vận đơn trước khi tàu cập cảng đích hoặc trước khi khai manifest tại cảng đích thì mức phí thường là dao động khoảng 40-50 USD.
Phí chỉnh sửa vận đơn sau khi tàu cập cảng đích hoặc sau thời điểm hãng tàu khai manifest tại cảng đích thì tùy thuộc vào hãng tàu / forwarder bên cảng nhập thì mức phí chỉnh sửa vận đơn ít nhất là 100 USD.
2.8. Phí BAF (Bunker Adjustment Factor)
Phí BAF (Bunker Adjustment Factor) là phụ phí biến động giá nguyên liệu (ngoài cước biển) theo từng thời kỳ của hãng tàu áp dụng cho tuyến Châu Âu và tuyến Châu Á. Loại phí này tương đương với phí FAF (Fuel Adjustment Factor).
Phí BAF (Bulker Adjustment Factor) là phụ phí xăng dầu cho tuyến Châu Âu.
Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge) là phụ phí xăng dầu cho tuyến Châu Á.
2.9. Phí PSS (Peak Season Surcharge)
Phí PSS (Peak Season Surcharge) là phụ phí cao điểm, phí này sẽ được các hãng tàu thu trong các mùa cao điểm từ tháng Tám đến tháng Mười, thời điểm có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị cho các dịp lễ, tết,…
2.10. Phí CIC (Container Imbalance Charge)
Phí CIC (Container Imbalance Charge hay Equipment Imbalance Surcharge) là phụ phí mất cân đối vỏ container hay còn gọi là phụ phí trội hàng nhập. Có nghĩa là khi một nước nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu thì lượng container rỗng không có hàng để xuất đi bị dư thừa, và hãng tàu sẽ phải vận chuyển container rỗng tới những nước thừa đến nước thiếu. Vì vậy hãng tàu sẽ thu thêm phụ phí CIC để bù đắp vào chi phí vận chuyển container rỗng.
2.11. Phí GRI (General Rate Increase)
Phí GRI (General Rate Increase) cũng tương tự như phí PSS, GRI là phụ phí cước biển tăng, chi phí chạy điện để giữ nhiệt độ cho các container hàng đông lạnh, áp dụng trong mùa cao điểm, phí này sẽ đánh thêm vào cước biển ở một số hoặc tất cả các tuyến vận chuyển cụ thể trong những đợt cao điểm và trong những khoảng thời gian nhất định trong năm.
2.12. Phí chạy điện (áp dụng cho hàng lạnh, chạy container lạnh tại cảng)
Phí chạy điện là loại phí áp dụng cho hàng đông lạnh, những mặt hàng đông lạnh khi vận chuyển sẽ phải bảo quản trong container lạnh và container này phải dùng điện để duy trì nhiệt độ. Vì vậy chủ hàng phải nộp khoản phí này.
2.13. Phí vệ sinh container (Cleaning container fee)
Phí vệ sinh container là phí mà chủ hàng phải trả cho hãng tàu để bù đắp cho chi phí vệ sinh vỏ container sau khi được người nhập khẩu trả lại container rỗng tại cảng.
2.14. Phí Demurrage, phí Detention, phí Storage
Phí DEM (Demurrage): là phí lưu container tại bãi của cảng
Phí DET (Detention): là phí lưu container tại kho riêng của khách
Phí STORAGE là phí lưu bãi tại cảng.
Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu được thế nào là phí local charges và biết được local charges bao gồm những loại phí gì. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0972 433 318 hoặc để lại comment để được hỗ trợ tư vấn nhanh và chi chi tiết nhất.
Xem thêm:
- ETA là gì? Cách phân biệt ETD và ETA trong vận tải
- CBM là gì? Hướng dẫn quy đổi CBM trong xuất nhập khẩu cbm là gì
- (Bill of lading) B/L là gì? Vai trò của B/L trong xuất nhập khẩu
- Ci là gì? Giải thích đơn giản về CI – Continuous Integration
- Freight forwarder là gì? Vai trò trong xuất nhập khẩu
- Phân loại dịch vụ logistics – Dịch vụ Logistics có những gì?
- Chứng từ xuất nhập khẩu là gì? Bộ chứng từ bao gồm những gì
- CIF là gì? Tìm hiểu CIF trong xuất nhập khẩu
- DO là gì và phí DO trong xuất nhập khẩu [Chi tiết 2022]
- Packing list là gì? Packing list trong xuất nhập khẩu?
- Surrender bill of lading là gì? Và Những điều cần biết
- CO CQ là gì, cách kiểm tra COCQ trong xuất nhập khẩu hàng hóa?
- Dropshipping là gì? Tiềm năng của Dropshipping trong năm 2023
- LC là gì? Letter of Credit/ Tín dụng thư là gì?
- Po (Purchase order) là gì? Những Điều Cần Biết Về Po
- Proforma invoice là gì? Khi nào Proforma Invoice được phát hành
- VGM là gì? VGM có vai trò gì trong hoạt động xuất nhập khẩu
- Quy trình xin MSDS cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam
- Vận đơn hàng không là gì? Chức năng của vận đơn đường không