LC đóng vai trò quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, việc tìm hiểu và LC giúp cho các cá nhân và doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa thuận lợi hơn trong ngành này.
LC là gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa? Đây chính là những câu hỏi mà các bên làm trong mảng xuất nhập khẩu luôn phải có câu trả lời cho mình. LC đang là một hình thức thanh toán được áp dụng vô cùng phổ biến trong hoạt động giao thương quốc tế trong những năm gần đây. Vậy quy trình thanh toán của LC như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp khách hàng có cái nhìn rõ ràng hơn và hiểu được những ưu nhược điểm của LC trong ngành xuất khẩu hàng hóa.
Mục lục
Khái niệm về LC
LC là từ viết tắt của cụm từ Letter of Credit – thư tín dụng. Thư tín dụng là bức thư được lập ra bởi ngân hàng đại diện của bên mua hàng ( bên nhập khẩu hàng hóa ) theo yêu cầu của người nhập khẩu hàng hóa. Theo đó, bên mua sẽ cam kết trả một khoản tiền nhất định cho bên bán vào một thời điểm nào đó mà hai bên đã thỏa thuận từ trước nếu như bên xuất khẩu có thể xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ.
Có thể hiểu rằng LC chính là thư cam kết của ngân hàng trong việc thanh toán cho bên xuất khẩu. Những bên tham gia vào quá trình thanh toán bằng LC bao gồm người mua hàng hóa, người bán và bên ngân hàng.
Nội dung chính của LC
Thông thường, một thư tín dụng sẽ có những nội dung cơ bản như sau:
Số hiệu và ngày ngày mở LC
Tên, địa chỉ cùng thông tin liên hệ của đơn vị xuất nhập khẩu
Số tiền thanh toán giữa các bên với nhau
Các nội dung về vận tải và giao nhận hàng hóa
Bộ chứng từ như hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa, vận đơn, giấy chứng nhận kiểm dịch,…
Quy trình thanh toán LC
Trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, quy trình thanh toán LC bao gồm như sau:
Các bên tiến hành ký kết hợp đồng mua bán
Bên mua hàng sẽ làm giấy đề nghị tiến hành mở LC và nộp vào ngân hàng các loại chứng từ cần thiết. Nếu như được yêu cầu, bên mua hàng hóa sẽ ký quỹ ngân hàng để có thể phát hành LC cho bên bán hàng
Theo như giấy tờ đề nghị mở LC, ngân hàng sẽ phát hành LC theo như yêu cầu. Sau đó, chuyển LC tới ngân hàng đại lý của mình tại nơi quốc gia xuất khẩu lô hàng kể trên
Ngân hàng sau đó sẽ tiến hành chuyển thông báo chuyển LC cho đơn vị bán hàng để nhằm mục đích đánh giá khả năng thực hiện thanh toán LC
Bên bán hàng sẽ phải giao hàng theo đúng như các điều khoản trong LC đã viết
Bên bán hàng sẽ lập bộ hồ sơ đúng như LC đã quy định. Thêm vào đó, cần kèm theo các văn bản chính thức đã được tu chỉnh để trình lên ngân hàng theo như đúng thời hạn đã được giao ước trước đó
Ngân hàng đại lý phải có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra bộ hồ sơ thanh toán LC. trong trường hợp bộ hồ sơ thanh toán không đáp ứng được theo quy định của LC thì ngân hàng có toàn quyền từ chối thanh toán và trả hồ sơ về cho bên bán hàng. Nếu như hồ sơ đã được tiếp nhận và thông qua, thỏa mãn điều kiện của LC thì sẽ được ngân hàng thanh toán.
Người xuất khẩu hàng hóa sẽ nhận được số tiền thanh toán cho lô hàng của mình
Ngân hàng phát hành LC sẽ trao bộ hồ sơ chứng từ cho bên mua hàng, đồng thời sau đó sẽ phát lệnh đòi tiền thanh toán từ bên mua hàng.
Những ưu và nhược điểm của thanh toán LC trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa
Ưu điểm của thanh toán LC
Đối với bên bán hàng hóa ( đơn vị nhập khẩu hàng hóa )
Ngân hàng sẽ phải có trách nhiệm thanh toán đúng theo những điều khoản trong LC đã ký bất kể bên nhập khẩu hàng hóa có trả tiền hay không.
Việc chậm trễ trong việc chuyển chứng từ và hồ sơ liên quan sẽ có thể tránh và hạn chế
Khách hàng có thể chiết khấu thư tín dụng để có thể nhận tiền trước
Đối với bên nhập khẩu
Chỉ khi nào chắc chắn đã nhận được hàng hóa đầy đủ thì mới trả tiền hàng
Có được sự cam đoan của bên bán hàng rằng phải thực hiện đúng theo quy định của LC thì mới bắt đầu thành toán, nếu như có xảy ra bất cứ sai sót nào thì bên bán hàng sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn
Đối với ngân hàng
Có cơ hội để mở rộng các mối quan hệ thương mại quốc tế, tạo dựng được niềm tin nơi khách hàng sử dụng dịch vụ hải quan trọn gói tại dây
Có thêm một khoản phí kèm theo khi cung cấp và hỗ trợ dịch vụ LC
Nhược điểm của thanh toán LC
Đối với bên xuất khẩu hàng hóa
Đơn vị xuất khẩu sẽ không biết rõ được bên mua thanh toán tiền hàng nếu như không xuất trình được bộ chứng từ đúng theo quy định của LC
Đối với bên nhập khẩu hàng hóa
Do LC hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán vì vậy bên bán chỉ cần xuất trình bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng phát hành LC sẽ phải thanh toán cho dù lô hàng đã được giao cho bên nhận hay chưa
Trên đây là những thông tin cơ bản về LC cũng như ứng dụng của LC trong ngành xuất nhập khẩu hàng hóa. Nếu như khách hàng còn có bất kỳ thắc mắc về LC hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại OZ Freight chúng tôi thì hãy nhanh chóng liên hệ tới hotline để có được sự trợ giúp cũng như giải đáp các thắc mắc của khách hàng về LC và các thắc mắc về thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa liên quan khác.
Xem thêm:
- ETA là gì? Cách phân biệt ETD và ETA trong vận tải
- CBM là gì? Hướng dẫn quy đổi CBM trong xuất nhập khẩu cbm là gì
- (Bill of lading) B/L là gì? Vai trò của B/L trong xuất nhập khẩu
- Ci là gì? Giải thích đơn giản về CI – Continuous Integration
- Freight forwarder là gì? Vai trò trong xuất nhập khẩu
- Phân loại dịch vụ logistics – Dịch vụ Logistics có những gì?
- Chứng từ xuất nhập khẩu là gì? Bộ chứng từ bao gồm những gì
- CIF là gì? Tìm hiểu CIF trong xuất nhập khẩu
- DO là gì và phí DO trong xuất nhập khẩu [Chi tiết 2022]
- Packing list là gì? Packing list trong xuất nhập khẩu?
- Surrender bill of lading là gì? Và Những điều cần biết
- CO CQ là gì, cách kiểm tra COCQ trong xuất nhập khẩu hàng hóa?
- Dropshipping là gì? Tiềm năng của Dropshipping trong năm 2023