Từ khóa kiểm hóa đối với các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chắc hẳn đã quá quen thuộc. Bài viết dưới đây Oz Freight sẽ trình bày chi tiết về chủ để kiểm hóa – nỗi đau nhức nhối đối với các doanh nghiệp để các bạn chưa nắm được có thể hiểu rõ hơn về kiểm hóa.
Mục lục
Kiểm hóa là gì?
Kiểm hóa chính là việc các cán bộ hải quan kiểm tra thực tế lô hàng có đúng như những gì bạn khai báo trên tờ khai hải quan không.
Vậy khi nào thì lô hàng sẽ phải kiểm hóa?
Đối với mỗi tờ khai hải quan xuất hay nhập khi bạn khai xong thì hệ thống sẽ phân luồng thành xanh, vàng và đỏ. Khi tờ khai của bạn được phân vào luồng đỏ thì lúc này lô hàng của bạn sẽ bị kiểm hóa đồng thời kiểm tra cả bộ chứng từ nhập khẩu. Sau khi kiểm tra xong chứng từ, thì hải quan sẽ chuyển sang cho đội kiểm hóa.
Có hai cách thức để kiểm hóa
Kiểm hóa bằng máy soi chiếu
Đây là hình thức kiểm hóa bằng phần mềm tự động. Với hình thức này doanh nghiệp sẽ phải kéo hàng đến trạm máy soi theo chỉ dẫn của hải quan. Kiểm hóa theo hình thức này thì chì niêm phong container sẽ không cần phải cắt. Sau khi có kết quả phân tích của máy soi, hải quan kiểm hóa sẽ dựa vào kết quả để quyết định có tích thông quan tờ khai hay không. Trường hợp nhìn vào kết quả soi chiếu mà vẫn thấy có nghi ngờ thì hải quan vẫn có quyền yêu cầu chuyển sang kiểm hóa thủ công tiếp. Trường hợp kiểm hóa thủ công này thì sẽ tốn nhiều chi phí hơn, do cần thuê nhân công để bốc xếp hàng xuống và lên container.

Kiểm hóa thủ công
Đối với hình thức kiểm hóa thủ công thì doanh nghiệp sẽ phải kéo container đến và hạ tại bãi theo chỉ định. Tiếp theo đợi hải quan kiểm hóa đến bãi kiểm, thực hiện cắt chì mở container kiểm tra. Tùy vào từng mặt hàng, cũng như mức độ rủi ro của hàng hóa mà hải quan sẽ yêu cầu kiểm tra 10%,20%,30%, 50%, 70% hay 100%. Kiểm hóa theo hình thức này gây ra tổn rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp.
Những nội dung mà hải quan kiểm hóa thường kiểm tra mà bạn cần phải biết
– Tên hàng, mã hs code có đúng với có đúng với biểu thuế xuất nhập khẩu quy định hay không
– Số lượng hàng hóa: Dựa vào kinh nghiệm của hải quan thì họ có thể dễ dàng nhìn được mục hàng nào trên tờ khai thì doanh nghiệp có thể khai gian dối được.
– Nhãn mác hàng hóa (xuất xứ, nhà sản xuất,địa chỉ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, mã số thuế, địa chỉ nhà nhập khẩu,…)
– Với các lô hàng nằm trong danh mục phải tiến hàng kiểm tra nhà nước, hải quan sẽ căn cứ vào số đăng ký kiểm tra chuyên ngành
Những mẹo để doanh nghiệp tránh mất thêm tiền khi lô hàng bị kiểm hóa
Khi nhận được thông báo từ hệ thống hải quan là tờ khai luồng đỏ, sau khi nhận được lịch kiểm từ hải quan doanh nghiệp nhập khẩu nhanh chóng cử người trực tiếp xuống bãi hạ container đợi sẵn ở đó để chờ hải quan kiểm hóa xuống kiểm tra, tránh trường hợp hải quan kiểm hóa có rất nhiều lô hàng cần xử lý, nên bạn không chuẩn bị hạ container trước thì rất có thể hải quan tới nếu mất thời gian họ sẽ bỏ đi xử lý lô hàng của chủ hàng khác trước
=> Mất thời gian cũng như chi phí
In danh sách hàng hóa trong tờ khai hải quan ra, nắm được chắc loại hàng, số lượng, chủng loại bao bì, cách đóng gói thế nào,… để khi hải quan hỏi thì doanh nghiệp nhanh chóng giải thích và đáp ứng kịp thời.
=> Thời gian kiểm hóa diễn ra nhanh hơn
Chuẩn bị sẵn dao rọc giấy, đồ dùng cần thiết cho việc kiểm hóa để có thể cung cấp cho hải quan kịp thời tránh gây mất thời gian.
Nhãn mác hàng hóa nên được quy chuẩn theo 1 mẫu nhất định có đầy đủ nội dung theo quy định của hải quan và đặc biệt kiện hàng nào cũng phải có nhãn mác. Đây cũng là một trong những lỗi mà doanh nghiệp rất hay mắc phải nên bạn cần phải chú ý.
Nếu không có khâu kiểm hóa thì sao?
Kiểm hóa nhằm mục đích xác định tính thực tế của hàng hóa có đúng như doanh nghiệp đã khai báo trên tờ khai hay không. Nhằm tránh trường hợp doanh nghiệp khai báo gian dối, trốn thuế, nhập hàng cấm,…
Nếu không có khâu kiểm hóa, thì sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có ý định làm sai trái, gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế nước nhà.
Nếu container nào cũng kiểm hóa thì sao?
Trường hợp doanh nghiệp bị kiểm hóa thường xuyên thì sẽ sao? Khi kiểm hóa triền miên thì sẽ gây tốn chi phí cho doanh nghiệp ngoài ra còn ảnh hưởng đến thời gian cũng như tiến độ bán hàng của chủ hàng đối với hàng thương mại hay tiến độ dự án đối với hàng sản xuất.
Hải quan đã dùng cách nào để lúc kiểm hóa không kiểm mà vẫn bắt được hàng lậu, hàng khai báo sai?
Để trả lời câu hỏi này thì dưới đây mình sẽ trình bày kinh nghiệm của cá nhân trong nghề xuất nhập khẩu. Đối với hải quan làm trong nghề đã lâu thường họ sẽ dựa vào kinh nghiệm của mình để ra soát, họ biết được hàng nào thì doanh nghiệp hay khai lách, khai sai sự thật để trốn thuế. Ngoài ra còn phải dựa vào kết quả soi chiếu để so với chứng từ và tờ khai nhập khẩu.
Trên đây là bài viết về chủ đề “Tại sao lại phải kiểm hóa”, mình hy vọng qua bài viết này có thể giúp các bạn hiểu rõ về việc kiểm hóa cũng như có một số lưu ý khi kiểm hóa để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có thể tránh mắc phải khi lô hàng của mình chẳng may lại bị kiểm hóa. Cảm ơn bạn đọc đã đọc bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở chủ đề chia sẻ lần tiếp theo.
Là công ty dịch vụ giao nhận vận chuyển và làm dịch vụ khai báo hải quan (Forwarder) nên chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói từ các khâu vận chuyển quốc tế, khai báo hải quan, làm thủ tục hải quan để thông quan tờ khai, vận chuyển nội địa để giao hàng tận nơi. Chính vì cung cấp dịch vụ trọn gói nên chúng tôi có thể kiểm soát được toàn bộ tiến trình của lô hàng, tính toán được tất cả chi phí phát sinh cũng như thời gian giúp khách hàng chỉ việc yên tâm nhận hàng để phân phối mà không cần bận tâm đến các vấn đề khác
Các dịch vụ hải quan và OZ Freight cung cấp: