Incoterm là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành xuất nhập khẩu hàng hóa hiện nay. Nắm rõ được về Incoterm thì sẽ giúp cho các cá nhân và doanh nghiệp thuận lợi hơn trong ngành xuất nhập khẩu hàng hóa này.
Incoterm là gì? Các điều kiện của Incoterms 2010 mới đây ra sao? Đây là những câu hỏi thường gặp với những cá nhân và doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Nắm rõ được khái niệm cũng như cách thức hoạt động của Incoterm cũng như Incoterm 2010 sẽ giúp cho các cá nhân và doanh nghiệp đơn vị xuất nhập khẩu lựa chọn được cách giao hàng hoặc nhận hàng có lợi cho mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp khách hàng có được cái nhìn rõ ràng hơn về khái niệm cũng như các quy tắc của Incoterm 2010 hiện nay.
Mục lục
Incoterm và Incoterm 2010 là gì?
Incoterms là viết tắt của cụm từ International Commercial Terms. Incoterms là một loạt các điều khoản thương mại đã được các tổ chức quốc tế công nhận và được phòng Thương Mại quốc tế (ICC) xuất bản và được sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng mua bán quốc tế, tập hợp của các quy tắc thương mại quốc tế, đề cập đến trách nhiệm của bên bán hàng hóa và bên mua hàng hóa trong hợp đồng ngoại thương đã được ký kết. Hiện nay được áp dụng nhiều nhất vẫn là phiên bản Incoterms được sửa đổi và soạn thảo vào năm 2010.
Các điều khoản trong Incoterms được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận sử dụng trong các hoạt động mua bán và thương mại quốc tế. Các điều khoản của Incoterms chủ yếu chú trọng vào các vấn đề như sau:
Trách nhiệm của bên bán và bên mua trong việc mua bán hàng hóa
Điểm chuyển giao trách nhiệm của bên bán và bên mua ở đâu?
Các điều kiện trong Incoterms 2010
Trong Incoterms 2010, ta sẽ có 11 điều kiện cơ bản để nói về cơ sở giao hàng, phương thức vận tải hàng hóa như sau:
Nhóm 1: Áp dụng cho mọi phương tiện vận tải
Đây là nhóm các quy tắc, điều kiện được áp dụng cho mọi phương thức vận tải hàng hóa, điều kiện được sử dụng khi quy trình vận chuyển lô hàng có sự tham gia của nhiều phương tiện vận chuyển.
EXW: Quy tắc giao hàng tại xưởng
Giao hàng tại xưởng sản xuất được hiểu là người bán hàng hóa sẽ giao hàng khi mà lô hàng được đặt dưới quyền định đoạt của bên mua và thống nhất tại một địa điểm nhất định đã được thống nhất từ trước. Người bán sẽ phải có trách nhiệm xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển hàng hóa, tuy nhiên không cần phải có nghĩa vụ phải làm thủ tục thông quan cho hàng hóa nhập khẩu.
Người bán sẽ phải chịu chi phí rủi ro khi đưa hàng đến địa chỉ tập kết hàng hóa hoặc địa chỉ giao hàng đã định. Còn về bên mua hàng hoặc là bên nhập khẩu sẽ phải chịu toàn bộ chi phí và những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình nhận hàng từ điểm đã thỏa thuận.
FCA: Quy tắc giao hàng hóa cho người chuyên chở
Giao hàng cho người chuyên chở có nghĩa là người bán sẽ tiến hành giao hàng cho người chuyên chở hoặc cho bên nhập khẩu đã chỉ định địa điểm. Địa điểm giao hàng cũng đã được thỏa thuận từ trước ( cơ sở của người bán, kho do các bên tự thỏa thuận,…). Rủi ro của bên bán sẽ được chuyển giao cho người mua ngay tại thời điểm này.
Trong FCA, người bán hàng hóa sẽ có nghĩa vụ thông quan, làm thủ tục xuất khẩu cho lô hàng nếu như cần thiết. Tuy nhiên, đây lại không phải điều khoản bắt buộc, người bán không cần phải làm thủ tục thông quan và trả thuế nhập khẩu cho lô hàng.
CIP: Cước phí và bảo hiểm trả tới
Được hiểu là bên xuất khẩu giao hàng cho người chuyên chở hoặc người nào đó được chỉ định bởi bên nhập khẩu hàng hóa tại địa điểm mà hai bên đã bàn bạc và thống nhất. Đồng thời, bên phụ trách bán phải tiến hành ký kết hợp đồng vận tải cũng như chi trả toàn bộ các chi phí cần thiết để đưa lô hàng đến nơi chuyển giao đã định.
Người bán sẽ phải có nghĩa vụ ký kết hợp đồng bảo hiểm đối với những rủi ro của người mua trong những trường hợp phát sinh ngoài ý muốn ( hàng hóa hư hỏng, mất mát,…). CIP quy định bên bán chỉ cần mua bảo hiểm hàng hóa với phạm vi tối thiểu.
CPT: Quy định về cước phí trả tới
CPT là một quy định về cước phí trả tới, tức là người bán sẽ giao toàn bộ lô hàng cho bên phụ trách chuyên chở hoặc giao hàng cho bên mua chỉ định địa điểm đã được thỏa thuận từ trước.
Người bán hàng hóa sẽ có trách nhiệm ký hợp đồng và thanh toán các loại cước phí để lô hàng hóa có thể đến nơi đã được chỉ định.
DAT: Quy tắc về giao hàng tại bến
DAT là quy tắc giao hàng hóa tại bến trong đó bên xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng ngay sau khi hàng hóa đã được dỡ khỏi phương tiện vận tải thì sau đó sẽ chịu sự định đoạt và kiểm soát của bên nhập khẩu hàng hóa tại địa điểm là nơi bến đã được chỉ định.
Người bán có trách nhiệm phải làm thủ tục thông quan lô hàng nếu như đã có quy định từ trước
DAP: Quy tắc về giao hàng hóa tại nơi đến
DAP là người bán tiến hành giao hàng hóa sau khi toàn bộ số hàng đó đã được đặt dưới sự kiểm soát và định đoạt của bên mua hàng trên phương tiện chuyên chở hàng hóa.
Người bán sẽ làm thủ tục thông quan xuất khẩu hàng hóa nếu có tuy nhiên sẽ không phải làm những thủ tục nhập khẩu.
DDP: Quy định về giao dịch tại điểm đích đã nộp thuế
DDP là quy định về giao hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan. Theo đó, bên bán hàng sẽ giao hàng khi mà toàn bộ lô hàng đã được kiểm soát và bảo quản bởi bên mua, sau khi lô hàng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu về Việt Nam.
Trong quá trình này, bên bán sẽ phải chịu rủi ro về hàng hóa trong quá trình đưa hàng hóa về nơi chỉ định.
Nhóm 2: Các điều kiện, quy tắc Incoterms được áp dụng cho riêng phương thức vận tải biển và đường thủy nội địa
Về các hoạt động giao thương hàng hóa thông qua vận tải đường biển và đường thủy nội địa, Incoterms sửa đổi trong năm 2010 có những quy tắc như sau:
FAS: Giao hàng dọc mạn tàu
Theo như tên gọi kể trên, người bán giao hàng sau khi lô hàng đó đã được đặt dọc theo mạn tàu mà người mua hàng đã chỉ định tại cảng giao hàng và đã được các bên thống nhất từ trước. Địa điểm chuyển giao rủi ro được xác định là ở mạn tàu, người mua có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí ngay sau khi chuyển giao rủi ro.
FOB: Giao hàng trên tàu
FOB là một trong những điều khoản được sử dụng phổ biến nhất trong những năm gần đây. Giao hàng trên tàu được hiểu tức là bên bán sẽ giao hàng lên phương tiện vận chuyển đường thủy mà bên mua chỉ định và đã được sự thống nhất giữa các bên. Phí rủi ro và mất mát của hàng hóa sẽ được chuyển giao ngay sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu, sau đó thì mọi chi phí phát sinh hay các vấn đề rủi ro sẽ thuộc trách nhiệm của bên mua hàng.
CFR: Tiền hàng và cước phí liên quan
Tiền hàng hóa và các cước phí liên quan được hiểu là bên xuất khẩu hàng hóa sẽ tiến hành giao hàng lên tàu vận chuyển hàng. Bên xuất khẩu hàng hóa sẽ phải ký kết hợp đồng và thanh toán toàn bộ chi phí để có thể đưa lô hàng đến địa điểm cảng đích mà hai bên đã đồng ý và thống nhất từ trước.
CIF: Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí liên quan
CIF quy định về người bán phải giao hàng lên tàu. Khi hàng hóa đã được giao lên tàu, những rủi ro và trách nhiệm cũng theo đó được chuyển giao cho bên nhận hàng. Bên bán hàng sẽ có trách nhiệm phải ký hợp đồng và thanh toán các loại cước phí liên quan để có thể đưa hàng đến cảng đích đúng lịch trình và quy định.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức cơ bản về Incoterm 2010, nếu như khách hàng còn có những thắc mắc hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa tại công ty OZ Freight chúng tôi thì hãy nhanh chóng liên lạc tới số hotline dưới đây để có được sự giải đáp và tư vấn dịch vụ hải quan trọn gói nhanh chóng và chuyên nghiệp từ đội ngũ chăm sóc khách hàng giàu kinh nghiệm của công ty chúng tôi
Xem thêm:
- ETA là gì? Cách phân biệt ETD và ETA trong vận tải
- CBM là gì? Hướng dẫn quy đổi CBM trong xuất nhập khẩu cbm là gì
- (Bill of lading) B/L là gì? Vai trò của B/L trong xuất nhập khẩu
- Ci là gì? Giải thích đơn giản về CI – Continuous Integration
- Freight forwarder là gì? Vai trò trong xuất nhập khẩu
- Phân loại dịch vụ logistics – Dịch vụ Logistics có những gì?
- Chứng từ xuất nhập khẩu là gì? Bộ chứng từ bao gồm những gì
- CIF là gì? Tìm hiểu CIF trong xuất nhập khẩu
- DO là gì và phí DO trong xuất nhập khẩu [Chi tiết 2022]
- Packing list là gì? Packing list trong xuất nhập khẩu?
- Surrender bill of lading là gì? Và Những điều cần biết
- CO CQ là gì, cách kiểm tra COCQ trong xuất nhập khẩu hàng hóa?
- Dropshipping là gì? Tiềm năng của Dropshipping trong năm 2023
- LC là gì? Letter of Credit/ Tín dụng thư là gì?
- Po (Purchase order) là gì? Những Điều Cần Biết Về Po
- Proforma invoice là gì? Khi nào Proforma Invoice được phát hành
- VGM là gì? VGM có vai trò gì trong hoạt động xuất nhập khẩu