Bạn đang muốn kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử như shopee,lazada, alibaba,… nhưng chưa hiểu rõ về luật, cũng như cách thức giảm thiểu rủi ro tránh bị phạt. Bài viết sau đây Oz Freight sẽ thông tin đến bạn các luật mới nhất về sàn thương mại điện tử, cũng như cách tính thuế để tránh mắc lỗi trong quá trình tham gia bán hàng trên sàn thương mại.
Mục lục
Khái niệm về bán hàng trên sàn thương mại điện tử
Bán hàng trên sàn thương mại điện tử là một hình thức kinh doanh online mà trên các trang mạng bán hàng phổ biến như Shopee, Lazada,….. Đối với những đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, không đủ kinh tế để thuê một cửa hàng để bán thì việc lựa chọn bán hàng trên sàn thương mại điện tử là một lựa chọn đúng đắn. Sàn thương mại điện tử là cầu nối giúp cho hộ buôn, người bán, doanh nghiệp, khách hàng đa dạng, rộng rãi sản phẩm thường xuyên lên các trang thương mại điện tử để tìm kiếm sản phẩm,
Những sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay của Việt Nam
Như chúng ta đã biết về một số sàn thương mại điện tử phổ biến gần đây:
+ Shopee : Shopee là sàn thương mại điện tử số 1 trong bảng xếp hạng các sàn thương mại điện tử Việt Nam. Với số lượng người dùng truy cập website và giữ vững thứ hạng của mình trong bảng xếp hạng, Shopee hiện đang là sàn bán hàng tiềm năng nhất cho các doanh nghiệp hiện nay.
+ Lazada: Sàn thương mại điện tử Lazada thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Alibaba, ra mắt tại Việt Nam vào tháng 3 năm 2012, có trụ sở chính tại Singapore. Các sản phẩm, dịch vụ trên Lazada đa dạng ngành hàng từ nội thất, điện tử đến hàng tiêu dùng…
+ Sendo: Sendo khởi điểm là dự án thương mại điện tử vào năm 2012, sau đó phát triển thành Công ty CP Công nghệ trực thuộc Tập đoàn FPT. Sendo chọn mô hình kinh doanh C2C tập trung hợp tác với các đơn vị có lợi thế về kho bãi bài bản, chuyên nghiệp.
+ Tiki: Tiki được thành lập tháng 3/2010 và điều hành bởi ông Trần Ngọc Thái Sơn. Với khởi điểm chỉ bán sách, Tiki nhanh chóng lấy lòng được nhiều khách hàng nhờ dịch vụ tốt, qua đó thu hút được lượng lớn người bán tham gia. Hiện nay, Tiki đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác, trở thành 1 trong những sàn TMĐT lớn ở Việt Nam.
Tham khảo:
Người bán hàng trên sàn thương mại điện tử phải nộp những thuế gì cho Nhà nước?
Người bán hàng (đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh) trên sàn thương mại điện tử phải nộp những thuế gì cho Nhà nước?
Hộ kinh doanh cá thể phải chịu 3 loại thuế đó là: thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng.
tại Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về nguyên tắc tính thuế như sau:

Điều 4. Nguyên tắc tính thuế
- Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế GTGT, thuế TNCN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.
Như vậy cá nhân bán hàng trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki chỉ phải nộp thuế nếu doanh thu đạt mức trên 100 triệu/năm. Nếu doanh thu thấp hơn mức này thì cá nhân không phải đóng thuế.
Thuế môn bài
Các bậc thuế môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể, hộ khoán, cửa hàng kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Hiện nay các hộ kinh doanh thành lập sẽ được miễn thuế môn bài năm đầu tiên nên thời điểm bắt đầu tính doanh thu là từ tháng 1 năm tiếp theo sau năm thành lập.
Thuế khoán: Cách tính thuế giá trị gia tăng + thuế TNCN
Lưu ý: Trong trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT (Tức là không phải nộp thuế GTGT). (Nhưng vẫn phải nộp thuế môn bài và thuế TNCN nhé).
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT *Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN *Tỷ lệ thuế TNCN
(Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng, gia công , tiền hoa hồng, cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ , bao gồm tất cả khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, chiết khấu , khoản vi phạm hợp đồng ,……
-Tỷ lệ thu nhập chịu thuế (áp dụng theo phụ lục I ban hành theo Thông tư 40/2021/TT-BTC) ấn định như sau:
Vì sao thành lập Công ty TNHH 1 thành viên lại là giải pháp tối ưu cho việc nộp thuế?
Với tư cách là một công ty bạn có thể xuất hóa đơn cho khách hàng , đây cũng chính là căn cứ chứng minh được nguồn gốc , xuất xứ và tính minh bạch của hàng hóa, điều này cũng sẽ giúp bạn mở rộng được đối tác buôn bán , kinh doanh trong và ngoài các trang thương mại điện tử như shopee, lazada,…. Ngoài ra dựa vào hóa đơn bạn xuất lúc bán hàng thì đến kỳ tính thuế công ty bạn sẽ được khấu trừ thuế GTGT.
Khi đăng ký thành lập công ty thì bạn sẽ được đăng ký số lượng ngành , nghề kinh doanh không giới hạn, ví dụ nếu là hộ kinh doanh thì bạn sẽ không được phép đăng ký ngành, nghề xuất nhập khẩu , còn Công ty TNHH 1 thành viên thì được.
Công ty TNHH 1 thành viên sẽ phải nộp những loại thuế như : Thuế môn bài , Thuế GTGT và Thuế TNDN . Còn hộ kinh doanh với doanh thu trên 100 triệu đồng/ năm sẽ phải đóng thuế môn bài và thuế khoán cho Nhà nước , hiện nay sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như sự đa dạng của các kênh bán hàng online, chương trình ưu đãi đến từ các sàn thương mại điện tử thì doanh thu của người bán có thể lên đến 100 triệu đồng/ tháng , vì vậy gần như các chủ shop đều phải nộp thuế. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều hộ kinh doanh vẫn chưa biết hoặc cố tình không đóng thuế dẫn đến việc bị Tổng cục thuế truy thu thuế và phải nộp thêm một khoản phạt chậm nộp. Còn nếu như bạn là công ty TNHH 1 thành viên ,trong năm kinh doanh không có lãi thì sẽ không phải nộp thuế TNDN (20%), ngoài ra thuế GTGT vẫn được khấu trừ. Sau đây là ví dụ cụ thể để bạn có thể hiểu hơn về những lợi thế mà Công ty TNHH đem lại.
Ví dụ thực tế về những lợi ích từ việc thành lập Công ty TNHH 1 thành viên đem lại.
Doanh thu 12 tỷ, kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm
Chi phí sản phẩm đầu vào 11 tỷ ( giá vốn)
Trường hợp là 1: Hộ kinh doanh cá thể A có doanh thu năm 2021 là 12 tỷ, chi phí giá vốn đầu vào là 11 tỷ, cá nhân sẽ phải nộp các khoản thuế sau (thuế thu nhập cá nhân 0,5% và thuế giá trị gia tăng 1%)
– Thuế môn bài: 1,000,000
– Thuế TNCN = 12,000,000,000*0,5% = 60,000,000 (VND)
– Thuế GTGT = 12,000,000,000*1% = 120,000,000 (VND)
Tổng thuế một hộ kinh doanh cá thể phải nộp là 181,000,000 (VND) (Một trăm tám mươi mốt triệu đồng chẵn).
=> Việc truy thu thuế sẽ được thực hiện bằng cách là sàn thương mại điện tử có trách nhiệm cung cấp thông tin, gửi danh sách các shop cho Tổng cục thuế theo yêu cầu và quy định của pháp luật như :họ tên , số định danh cá nhân hoặc CMND/CCCD hoặc hộ chiếu, mã số thuế , địa chỉ, email , sđt liên lạc, hàng hóa, dịch vụ cung cấp, doanh thu kinh doanh, Tk ngân hàng của người bán và các thông tin khác liên quan theo phương thức điện tử, Tổng cục thuế sẽ gửi xuống chi cục thuế địa phương để gọi người bán ( hộ kinh doanh) lên làm việc .
Note: Nếu hộ kinh doanh chậm nộp thì sẽ bị phạt , mức phạt được áp dụng theo công thức :
Số tiền phạt chậm nộp = Số tiền thuế chậm nộp x 0,03% x Số ngày chậm nộp
Trường hợp 2: Thành lập công ty TNHH 1 thành viên B,mua hàng của bên ủy thác nhập khẩu (giá vốn đầu vào ), có hóa đơn ,doanh thu năm 2021 là 12 tỷ , vốn đầu vào 11 tỷ và các chi phí khác, doanh nghiệp cần nộp 3 loại thuế đó là:
– (1) Thuế môn bài : 3,000,000 (VND) với doanh thu trên 10 tỷ đồng
– Thuế thu nhập doanh nghiệp (20%* lợi nhuận ròng )
– Thuế giá trị gia tăng VAT ( 10%)
Công thức tính thành tiền của thuế VAT và TNDN của doanh nghiệp như sau:
– Thuế TNDN = (Lợi nhuận – Chi phí đầu vào – Chi phí khác)*20%
= ( 12 tỷ – 11 tỷ – chi phí khác)
Trong đó: Chi phí khác bao gồm những chi phí sau:
Các loại chi phí | Chi phí 1 tháng | Chi phí 1 năm |
|
7,000,000 | 84,000,000 |
|
40,000,000 | 480,000,000 |
|
110,000,000 | 1,320,000,000 |
|
15,000,000 | 180,000,000 |
|
600,000,000 | |
|
20,000,000 | |
|
8,000,000 | |
|
50,000,000 | |
|
14,000,000 | |
|
2,181,818 | |
Tổng chi phí | 2,758,181,818 |
– (2)Thuế TNDN= (12,000,000,000-11,000,000,000-2,758,181,818)*20%=-1,758,181,818VND
– (3) Thuế GTGT= (12,000,000,000/1,1*10%- 11,000,000,000/1,1*10%) = 90,909,091 VND
Tổng thuế doanh nghiệp phải nộp = (1)+(2)+(3)
Nhưng ở đây thuế TNDN đang bị âm (-1,758,181,818) nên doanh nghiệp sẽ không phải nộp phần thuế này vì vậy thuế doanh nghiệp phải nộp chỉ = (1)+(3) = 3,000,000+ 90,909,091 = 93,909,091VNĐ ( Chín mươi ba triệu chín trăm linh chín nghìn không trăm chín mươi mốt đồng)
Kết luận:
– Trong trường hợp này số thuế phải nộp của hộ kinh doanh cá nhân > thuế phải nộp của doanh nghiệp ( chênh lệch 87,090,909 VNĐ)
– Với mức doanh thu cao và chi phí lớn thì doanh nghiệp không cần phải đóng thuế TNDN, giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được 1 khoản thuế khá lớn. Nhưng còn với thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh thì chỉ căn cứ vào thu nhập nên được xem là khoản bắt buộc phải nộp
=> Mức doanh thu cao cùng với nhiều chi phí nên việc thành lập công ty sẽ tối ưu được các khoản thuế phải nộp, bên cạnh đó giúp doanh nghiệp chủ động trong việc đóng thuế hay tránh bị phạt, truy thu thuế,…
Ngoài ra, nếu sau khi lấy doanh thu trừ đi các chi phí khác mà vẫn có lãi thì công ty vẫn có thể sử dụng một thủ thuật nho nhỏ đó là khai báo tăng giá vốn đầu vào bằng cách tăng giá xuất hóa đơn của sản phẩm lúc nhập từ công ty ủy thác nhập khẩu , họ có thể tăng giá trị khai báo hàng hóa lên và xuất hóa đơn giá cao hơn cho công ty TNHH, từ đó giá vốn đầu vào của công ty sẽ được đẩy lên,lợi nhuận giảm và thuế phải đóng cho Nhà nước cũng sẽ giảm theo.