Hộ kinh doanh là gì? Hướng dẫn tính thuế và bán hàng shopee

Hộ kinh doanh là gì

Hộ kinh doanh là mô hình được rất nhiều cá nhân lựa chọn làm loại hình kinh doanh. Và được xem là loại hình đơn khá đơn giản để thành lập cũng như vận hành. Nhưng để hiểu rõ được hộ kinh doanh là gì? Cũng như các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp thì không phải ai cũng hiểu rõ.

Khái niệm hộ kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ – “theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh

Đối tượng được quyền thành lập hộ kinh doanh là cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Người đại diện các thành viên hộ gia đình đứng tên trên giấy phép kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Một người chỉ đứng tên duy nhất một hộ kinh doanh, xét trên phạm vi cả nước. Nếu người này đã là chủ một hộ kinh doanh trước đó, mặc dù không kinh doanh từ rất lâu rồi nhưng vẫn chưa tiến hành giải thể thì người này không thể đứng tên trên hộ kinh doanh mới. Vậy nếu muốn đăng ký hộ kinh doanh mới phải giải thể hộ kinh doanh cũ.

Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh 

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm các giấy tờ sau:

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh (Bản sao hợp lệ)

hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (bản sao, không cần công chứng).

Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì cần thêm các giấy tờ sau:

– CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình (bản sao hợp lệ)

– Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh (bản sao)

– Văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh (bản sao)

– Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);

– Chứng chỉ hành nghề (nếu có).

Công dân có thể nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Ngoài hình thức nộp hồ sơ trực tiếp, công dân có thể thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể online tại trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố. 

Sau khi đăng ký, hồ sơ sẽ được chuyển tiếp về Phòng Tài chính – Kế hoạch hoặc Phòng Kinh tế của UBND quận, huyện để xét duyệt hồ sơ. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xét duyệt và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Hiện tại có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể và nhiều loại hình kinh doanh khác nữa với mức giá khá hợp lý, khoảng từ 1-1.500.000 VNĐ cho một dịch vụ đăng ký trọn gói. 

Những lưu ý khi thành lập hội kinh doanh cá thể 

Cách đặt tên

Cũng giống như thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng có tên gọi riêng.

– Tên hộ kinh doanh bao gồm 2 thành tố: “Hộ kinh doanh + tên riêng”.

– Tên hộ kinh doanh không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” vì dễ gây nhầm lẫn với loại hình doanh nghiệp.

– Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của những hộ kinh doanh khác đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

– Không sử dụng tiếng anh để đặt tên cho HKD. Nếu sử dụng phải đảm bảo giữa các ký tự có dấu chấm đi kèm.

Ví dụ: Hộ kinh doanh L.O.N.A

Thực tế, đối với các cửa hàng buôn bán tự phát (chưa thông qua việc đăng ký hộ kinh doanh) thực hiện thủ tục đăng ký HKD thì tên cửa hàng cũ có thể phải thay đổi hoặc không. Thay đổi trong trường hợp tên cửa hàng đã được một HKD khác đăng ký trước và ngược lại. Nếu tên cửa hàng chưa có HKD nào đăng ký thì bạn vẫn được quyền đăng ký tên đó.

Địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

Trường hợp địa chỉ này là nhà thuê hoặc mượn thì cần xác minh rõ tại địa chỉ này từ trước đến nay đã có ai thành lập HKD ở đây chưa? Nếu có thì họ đã giải thể HKD này chưa? Để xác minh được điều này, cần yêu cầu chủ nhà lên UBND quận/huyện để hỏi.

Trường hợp có HKD mà chưa giải thể thì chủ nhà có thể lên UBND quận yêu cầu giải thể HKD này với lý do chủ HKD đã bỏ đi và không còn hoạt động ở đây nữa.

Xem thêm:

Thủ tục nhập khẩu hoá chất

Nguồn hàng thời trang nam

Nguồn hàng đồng hồ

Nguồn hàng đông lạnh

Lưu ý về vốn điều lệ

Hiện nay luật không quy định số vốn tối thiểu hay tối đa đối với HKD. Do vậy, đăng ký số vốn bao nhiêu là tùy thuộc khả năng của mỗi người và quy mô, ngành nghề người đăng ký hướng đến. Tuy nhiên cần lưu ý: Việc chịu trách nhiệm về rủi ro của HKD là chịu trách nhiệm vô hạn (chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản có được). Nên khi quyết định đăng ký HKD thì cần phải cân nhắc về tính rủi ro sau này. Nếu việc kinh doanh không thuận lợi, bạn phải chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản mình có chứ không chỉ là chịu trách nhiệm trên số vốn bạn đăng ký.

Ngoài ra, hộ kinh doanh cũng nên đăng ký vốn thấp, không nên đăng ký vốn cao vì cơ quan thuế sẽ dựa vào 3 điều kiện sau để áp mức thuế khoán hàng tháng cho hộ kinh doanh:

– Vốn cao hay thấp;

– Địa điểm kinh doanh thuộc khu sầm uất, có địa thế thuận lợi, mặt tiền hay trong hẻm;

– Mặt hàng của hộ kinh doanh thuộc diện có khả năng tiêu thụ tốt hay không.

Số lượng lao động tối đa

Trước đây, số lượng lao động tối đa mà hộ kinh doanh cá thể được phép sử dụng là 9 lao động. Tuy nhiên, với Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh không còn bị giới hạn số lượng lao động nữa.

Hộ kinh doanh phải nộp những thuế gì ?

Hộ kinh doanh là gì
ho kinh doanh la gi

Hộ kinh doanh cá thể phải chịu 3 loại thuế đó là: thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng.

Thuế môn bài

Các bậc thuế môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể, hộ khoán, cửa hàng kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

– Các cá nhân, hộ gia đình kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm có định thì được miễn lệ phí môn bài

– Hộ kinh doanh sản xuất muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá được miễn lệ phí môn bài

– HKD có doanh thu <100 triệu đồng/ năm dương lịch được miễn lệ phí môn bài

– HKD có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/ năm phải đóng 300.000 đồng/năm

– HKD có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/ năm phải đóng 500.000 đồng/năm

– HKD có doanh thu > 500 triệu đồng phải đóng 1.000.000 đồng/năm

Hiện nay các hộ kinh doanh thành lập sẽ được miễn thuế môn bài năm đầu tiên nên thời điểm bắt đầu tính doanh thu là từ tháng 1 năm tiếp theo sau năm thành lập.

Thuế khoán: Cách tính thuế giá trị gia tăng + thuế TNCN

Lưu ý:  Trong trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm <100 triệu đồng thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Nhưng vẫn phải nộp thuế môn bài và thuế TNCN nhé !

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT *Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN *Tỷ lệ thuế TNCN

(Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng, gia công , tiền hoa hồng, cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ , bao gồm tất cả khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, chiết khấu , khoản vi phạm hợp đồng ,……

Tỷ lệ thu nhập chịu thuế (áp dụng theo phụ lục I ban hành theo Thông tư 40/2021/TT-BTC)  ấn định như sau:

STT Ngành, nghề Tỷ lệ thuế GTGT Tỷ lệ thuế TNCN
1 Phân phối, cung ứng hàng hóa 1% 0,5%
2 Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu 5% 2%
3 Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 3% 1,5%
4 Hoạt động kinh doanh khác 2% 1%

Hướng dẫn tình thuế bán hàng trên Shopee

ho kinh doanh la gi

Theo các loại thuế phải nộp thì hộ kinh doanh cá thể bán hàng trên shopee cũng phải nộp thuế GTGT(1%) và thuế TNCN(0,5%) và lệ phí môn bài (1,000,000 VND) (1)

Ví dụ: Hộ kinh doanh A bán hàng trên shopee có doanh thu bán hàng là 1 tỷ đồng thì hộ kinh doanh sẽ phải nộp những khoản thuế sau:

Thuế TNCN= 1,000,000,000*0,5%= 5,000,000 VND (2)

Thuế GTGT= 1,000,000,000*1%= 10,000,000 VND (3)

Vậy tổng thuế mà hộ kinh doanh A phải nộp là (1)+(2)+(3)= 1,000,000+5,000,000+10,000,000 = 16,000,000 VND

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu thêm về hộ kinh doanh và hướng dẫn cách tính thuế bán hàng trên shopee. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment.

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN
Là công ty dịch vụ giao nhận vận chuyển và làm dịch vụ khai báo hải quan (Forwarder) nên chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói từ các khâu vận chuyển quốc tế, khai báo hải quan, làm thủ tục hải quan để thông quan tờ khai, vận chuyển nội địa để giao hàng tận nơi. Chính vì cung cấp dịch vụ trọn gói nên chúng tôi có thể kiểm soát được toàn bộ tiến trình của lô hàng, tính toán được tất cả chi phí phát sinh cũng như thời gian giúp khách hàng chỉ việc yên tâm nhận hàng để phân phối mà không cần bận tâm đến các vấn đề khác
Các dịch vụ hải quan và OZ Freight cung cấp:
  • Khai báo và làm thủ tục Hải quan hàng Nhập loại hình kinh doanh, phi mậu dịch,…
  • Đại diện doanh nghiệp làm các thủ tục kiểm hóa hàng hóa
  • Xin giấy phép chuyên ngành (nếu có) đối với hàng xuất nhập khẩu
  • Đại diện doanh nghiệp làm các thủ tục tham vấn giá, sau thông quan,…
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH VỤ HẢI QUAN
  1. Hạn ngạch là gì? Quota là gì? Điều để áp dụng
  2. Nguồn hàng đồng hồ Quảng Châu uy tín
  3. Hướng dẫn cơ bản cách mua hàng trên Alibaba
  4. Giải đáp thắc mắc khi nhập hàng từ nguồn hàng Taobao
  5. Baf là phí gì? Phí baf được sử dụng như nào?
  6. Giúp bạn tra cứu thông tin tờ khai hải quan đơn giản
  7. Ủy thác thanh toán quốc tế là gì? Tại sao cần phải sử dụng?
  8. 10 phút giúp bạn hiểu rõ từ A-Z về nguồn hàng 1688
  9. 1 tệ bằng bao nhiêu tiền việt? Tỷ giá quy đổi của hai đồng
  10. Phí trucking là gì? Và thuật ngữ ngành xuất nhập khẩu
  11. Chuyển hoàn là gì? Những giải pháp hạn chế chuyển hoàn
  12. Phí Doc là gì? Phân biệt giữa phí DOC và phí D/O?
  13. Ebs là phí gì? Cách tính phí Ebs phụ xăng dầu hiện nay
  14. Kiểm hóa là gì? Và các cách để kiểm hoá
  15. Dịch vụ logistics là gì? Các loại hình logistics hiện nay?
  16. Hệ thống vnaccs/vcis là gì? hướng dẫn đăng ký
  17. Ddc là gì? Một số loại phụ phí giao hàng hiện nay
  18. Hộ kinh doanh là gì? Hướng dẫn tính thuế và bán hàng shopee
  19. Xe hải quan chính ngạch là gì? Ưu và nhược điểm
  20. Nguồn hàng dropshipping là gì? Cơ hội kiếm tiền online
  21. Hải quan là gì? Chức năng của cơ quan hải quan Việt Nam
 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *