Hiệp Hội Vận Tải Hàng Không Quốc Tế (IATA) có vai trò gì?

IATA được hình thành ra sao

Trong các con đường vận chuyển hàng hóa, vận tải qua đường hàng không là hình thức vận tải nhanh gọn và tiết kiệm thời gian nhất. Nếu bạn đã từng, hoặc đang có ý định vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, bạn nên biết tới Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế IATA.

IATA là tổ chức gì, có ý nghĩa và vai trò ra sao? Các bạn hãy cùng OZ VIỆT NAM tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

IATA được hình thành ra sao?

IATA được hình thành ra sao

IATA, viết tắt của International Air Transport Association (Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế), thành lập từ ngày 19/4/1945 tại Havana, Cuba.

IATA là tổ chức kế nghiệm của International Air Traffic Association (Hiệp hội vận chuyển hàng không Quốc tế), được thành lập vào năm 1919 tại Hague.

Ở thời điểm mới thành lập, IATA có 57 thành viên đến từ 31 quốc gia, chủ yếu ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Hiện tại, IATA có tổng cộng 290 thành viên ở khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, IATA cũng có hơn 50 văn phòng trên thế giới nhằm hỗ trợ các thành viên ở khoảng 120 quốc gia.

Mục đích chính của IATA là tạo ra sự cạnh tranh hợp pháp và thống nhất giá cả giữa các Công ty Hàng không. IATA chia thế giới thành 3 khu vực để phục vụ cho việc tính toán giá cước vận tải:

  • Nam, Trung và Bắc Mỹ (Trụ sở tại Montreal, Canada)
  • Châu Âu, Trung Đông và châu Phi (Trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ)
  • Châu Á, Úc, New Zealand và các đảo Thái Bình Dương (Văn phòng tại Singapore)

Ý nghĩa của Hiệp Hội Vận Tải Hàng Không Quốc Tế IATA.

Ý nghĩa của Hiệp Hội Vận Tải Hàng Không Quốc Tế IATA

  • Khuyến khích sự phát triển của thương mại quốc tế qua đường hàng không.
  • Thúc đẩy vận tải hàng không an toàn và thường xuyên vì lợi ích của toàn thể các thương nhân trên thế giới.
  • Phối hợp sự hành động giữa các đơn vị hàng không có tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong dịch vụ vận tải quốc tế bằng đường hàng không.
  • Nghiên cứu hợp tác với ICAO (Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế), cùng các tổ chức khác để cùng thống nhất các quy tắc quốc tế về luật hàng không, các tập quán hàng không.
  • IATA hoạt động trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến kỹ thuật, pháp lý, tài chính trong vận tải hàng không. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng nhất là điều chỉnh cơ cấu của giá vé và giá cước của tất cả hội viên.

Vai trò của IATA trong ngành hàng không.

Vai trò của IATA trong ngành hàng không

  • Trên hết, IATA đại diện, phục vụ và lãnh đạo ngành hàng không.
  • Cố vấn cho những người đứng đầu, đưa ra quyết định về công nghiệp vận tải hàng không.
  • Nâng cao nhận thức về những lợi ích mà ngành hàng không đã mang lại cho công nghiệp toàn cầu và cho mỗi quốc gia.
  • Loại bỏ những nguyên tắc và nhiệm vụ không phù hợp của ngành hàng không. Yêu cầu các chính phủ phải điều chỉnh lại các nguyên tắc cho phù hợp.
  • Hỗ trợ các hãng hàng không phát triển bằng cách đơn giản hóa các tiến trình, từ đó gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Nhờ vậy, cải thiện hiệu quả của hoạt động trong ngành hàng không.
  • Các đơn vị hàng không dưới sự giúp đỡ của IATA, được khởi động an toàn, đảm bảo mang đến những lợi nhuận dưới những nguyên tắc đã được định nghĩa rõ ràng.
  • Hỗ trợ hội viên bằng cách cung cấp người giữ tiền và đặt cọc tiền của các ngành công nghiệp, với số lượng lớn hàng hóa và dịch vụ.

⇨ Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế hướng tới việc cung cấp những dịch vụ chất lượng nhất cho cả hành khách và các công ty hàng không. Đặc biệt về tốc độ cao, sự an toàn và năng suất.

Quy định của IATA trong việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

Quy định của IATA trong việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Với bất kỳ hình thức vận tải nào, việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là điều mà các nhà vận chuyển cần hết sức thận trọng. Nếu muốn vận chuyển hàng nguy hiểm, các hãng hàng không cần được IATA cấp chứng chỉ DG (Dangerous Good

Trong toàn bộ quá trình vận chuyển, sự thay đổi về độ cao, nhiệt độ và áp suất có thể khiến hàng hoá bị rò rỉ bên trong hộp đựng. Đặc biệt là các chất lỏng hoặc chất khí. Chính vì vậy, hàng hóa nguy hiểm là chất lỏng không được phép đóng gói quá tỷ lệ 9/10 dung tích bình chứa.

Các hãng bay có quyền yêu cầu người gửi xuất trình giấy chứng nhận chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền, về việc kiểm tra đóng gói đúng yêu cầu trước khi chấp nhận vận chuyển hàng.

Xem thêm:

Các yếu tố ảnh hưởng đến cảm xúc trong nghề Logistics

Dưới đây là một số hàng hóa thuộc danh mục hàng nguy hiểm:

  • Chất ăn mòn
  • Chất độc
  • Chất rắn/lỏng dễ cháy
  • Chất truyền nhiễm, chất nổ
  • Khí gas, khí Oxy
  • Nước oxy già hữu cơ
  • Pin rời
  • Vật liệu bị oxy hóa
  • Vật liệu có từ tính
  • Vật liệu phóng xạ
  • Một số mặt hàng khác như: đá khô, động cơ, amiang,…

Những mặt hàng nguy hiểm khi vận chuyển cần được đánh dấu và dán nhãn theo đúng quy định của IATA DGR. Bất kỳ kiện hàng nào không được đánh dấu và dán nhãn hợp lệ theo quy định hiện hành sẽ không được chấp nhận vận chuyển.

OZ vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ tất tần tật về Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), đồng thời nắm rõ các quy định trong việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

Mong rằng bài viết này có ích đối với bạn.

Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, dịch vụ khai báo hải quan, dịch vụ xin CO form E – ủy thác đầu xuất Trung Quốc.. Liên hệ ngay với OZ Việt Nam để được tư vấn trực tiếp và miễn phí!

———————————————————

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam

Địa chỉ: Số 145 ngõ 12 Phan Đình Giót, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0934 669 882 – 0972 433 318

Email: xnkngantin@gmail.com

DỊCH VỤ HẢI QUAN TRỌN GÓI
Dịch vụ hải quan trọn gói là một khâu quan trọng trong việc khai báo hàng hoá với cơ quan hải quan Việt Nam về thông tin lô hàng trước khi đưa về kho hoặc xuất đi nước ngoài. Nó là khâu ảnh hưởng nhiều đến tiến độ đưa hàng lên tàu hoặc thông quan hàng để mang hàng về kho sử dụng.
>> Xem ngay dịch vụ hải quan trọn gói tại đây: https://uythacnhapkhau.com/dich-vu-hai-quan-tron-goi/
 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *