Hiện nay trên báo đài hay các phương tiện truyền thông, cụm từ “hạn ngạch” luôn xuất hiện trên các chương trình về xuất nhập khẩu và về kinh tế quốc tế. Vậy ý nghĩa cụ thể của hạn ngạch là gì và có vai trò gì với kinh tế Việt Nam, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn về “hạn ngạch”.
Mục lục
Hạn ngạch là gì ?
Hạn ngạch hay còn gọi là quota (cô-ta khi đọc theo tiếng Việt ) là số lượng, khối lượng hoặc là giá trị của một món hàng hóa do nhà nước ấn định, trong đó nêu rõ doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu trong một thời hạn nào đó. Hạn ngạch được chia ra thành hai phần là Hạn ngạch nhập khẩu và hạn ngạch xuất khẩu
Để có thể giúp bạn hiểu thêm về khái niệm của hạn ngạch đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam, ta có thể lấy một ví dụ trực quan như sau: EU dành cho Việt Nam hạn ngạch sản phẩm trứng gia cầm từ 1-8 đến 31-12-2020 với số lượng là 208.334 tấn tức là số lượng xuất khẩu trứng gia cầm của Việt Nam vào thị trường EU số lượng tối đa là 208.334 tấn, không được vượt quá mức hạn ngạch tối đa ở trên, đó chính là hạn ngạch nhập khẩu – là lượng hàng hóa tối đa mà bên nhập khẩu yêu cầu.
Bên cạnh đó, ở chiều ngược lại, Việt Nam có được hạn ngạch xuất khẩu chỉ được đưa một lượng hàng cố định đã được đàm phán là 208.334 tấn trứng gia cầm vào thị trường EU. Đó chính là hạn ngạch xuất khẩu – là lượng hàng hóa bên xuất khẩu được xuất khẩu vào thị trường yêu cầu.
Hạn ngạch thuế quan là gì?
Hạn ngạch thuế quan là một biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất nhập khẩu và được hưởng mức thuế suất ưu đãi hơn so với mức thuế suất ngoài hạn ngạch.
Để hiểu rõ hơn về hạn ngạch thuế quan, ta có thể lấy ví dụ như sau: lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu của trứng gia cầm ở Việt Nam năm 2022 là 63.860 tá, trong mức hạn ngạch này thì các cá nhân và doanh nghiệp ở Việt Nam trúng đấu giá sẽ được nhập và được hưởng mức thuế ưu đãi hơn mức nhập khẩu thông thường và mức chênh lệch giữa hai loại thuế là khá cao. Biện pháp dùng hạn ngạch này thường được áp dụng cho các mặt hàng thiết yếu có tầm quan trọng và có sức ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế của Việt Nam như đường, muối, thuốc lá,…
Chúng ta đã nói về khái niệm của hạn ngạch vậy thì hạn ngạch được sinh ra nhằm mục đích gì ? Việc áp dụng hạn ngạch vào vấn đề xuất nhập khẩu nhằm để :
- Bảo vệ thị trường hàng hóa trong nước khỏi ảnh hưởng tiêu cực và sức cạnh tranh mạnh mẽ của hàng hóa cùng loại nhập khẩu từ nước ngoài có lợi thế về giá rẻ, chất lượng hơn và có thương hiệu có sức hút.
- Điều chỉnh thâm hụt cán cân thanh toán, bảo đảm cho nguồn ngoại hối của quốc gia.
- Điều tiết thị trường, giảm bớt tiêu thụ những mặt hàng xa xỉ không cần thiết không được khuyến khích tiêu dùng.
Điều kiện để được áp dụng hạn ngạch xuất nhập khẩu
Không phải lúc nào cũng có thể áp dụng hạn ngạch lên từng loại hàng hóa xuất nhập khẩu mà quá trình sử dụng hạn ngạch phải được cơ quan quản lý chuyên môn cấp phép và thẩm định kỹ lưỡng. Trong đó các cơ quan quản lý chuyên môn sẽ dựa vào các điều luật và các hiệp định hay hiệp ước mà quốc gia đó đang tham gia như chẳng hạn như Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Thông thường, hạn ngạch sẽ được áp dụng cho những trường hợp nhất định như sau:
- Hạn ngạch với mục đích bảo vệ các loài động vật quý hiếm có trong sách đỏ.
- Hạn ngạch với mục đích bảo vệ sức khỏe con người
- Hạn ngạch với mục đích bảo vệ đạo đức xã hội của con người
- Hạn ngạch với mục đích đem đến những giá trị về văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, tài nguyên và có giá trị về khảo cổ.
Các quốc gia được áp dụng hạn ngạch nhằm bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại, giúp đỡ thanh toán với nước ngoài. Các quốc gia áp dụng hạn ngạch trong trường hợp quốc gia đó có dấu hiệu thâm hụt về vấn đề kinh tế và có vấn đề nghiêm trọng về thị trường dự trữ tiền tệ và vấn đề dự trữ quá ít hàng hóa cần được bổ sung và nâng cao dự trữ nguồn hàng và nhóm hàng một cách phù hợp nhất.
Các hình thức hạn ngạch ở Việt Nam
Các hình thức hạn ngạch của Việt Nam bao gồm:
Hạn ngạch thuế quan
Theo hình thức này thì một mức thuế quan thấp hơn sẽ được áp dụng cho lượng hàng hóa nhập khẩu trong giới hạn của hạn ngạch so với lượng hàng nhập khẩu vượt khỏi hạn ngạch.
Một ví dụ đơn giản về định nghĩa của hạn ngạch thuế quan như sau: nếu như thuế nhập khẩu đánh lên gạo của Việt Nam vào Mỹ là 15% trên một tấn thì khi ngoài hạn mức 1 tấn gạo đã đề ra thì số gạo còn lại sẽ phải chịu mức thuế là 80%. Hạn ngạch thuế quan đa số được áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp nhằm hạn chế số lượng nhập khẩu quá mức cho phép và sự thay thế và vượt trội của các sản phẩm ngoại lai tràn vào trong nước nhằm thay thế các sản phẩm quốc nội.
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Là cách quy định một mức hạn ngạch được áp dụng bởi nước xuất khẩu, và thường là theo yêu cầu của chính phủ nước nhập khẩu.
Ví dụ nổi tiếng về hạn chế xuất khẩu tự nguyện là về câu chuyện xe nhập khẩu của Nhật Bản vào Mỹ vào những năm 1975 đến 1989.Trong phần lớn những năm 1960 và 1970, ngành công nghiệp ô tô Hoa Kỳ đại bộ phận không thể cạnh tranh được với ô tô nhập khẩu của Nhật Bản do sự khác biệt về chủng loại và mẫu ô tô mà người tiêu dùng Hoa Kỳ và nước ngoài yêu cầu. Người tiêu dùng Mỹ, bởi vì họ sống ở một đất nước rộng lớn và có thuế xăng thấp, nên thích những chiếc xe lớn hơn so với người châu Âu và Nhật Bản. Ngoài ra, các công ty nước ngoài đã không chọn cạnh tranh với Hoa Kỳ trong thị trường ô tô rộng lớn. Vào những năm 1979, giá xăng dầu tăng mạnh khiến cho dòng chảy ô tô trở về những loại ô tô cũ, Nhật Bản đã chớp lấy cơ hội này đưa những chiếc xe của mình vào thị trường Mỹ, khiến cho thị trường xe hơi của Mỹ đa số là của hãng Nhật. Trước tình hình có thể xảy ra chiến tranh thương mại giữa hai nước, chính phủ Mỹ đã ép Nhật Bản thực hiện cam kết hạn chế lượng ô tô xuất khẩu sang thị trường này ở số lượng không vượt quá 1,68 triệu chiếc một năm nhằm chống đỡ cho những nhà sản xuất xe hơi Mỹ tránh khỏi tương lai bị đào thải và phá sản.
Hạn ngạch có giống thuế quan hay không
Bằng việc cho biết số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu mà cơ chế quản lý bằng hạn ngạch có những tác động khác nhau so với thuế quan. Việc điều tiết hệ thống kinh tế ngoại thương thông qua thuế quan sẽ làm tăng thu ngân sách cho chính phủ nhưng điều tiết bằng hạn ngạch sẽ chỉ làm tăng thu nhập cho cơ quan kinh doanh nhận được hạn ngạch. Trong tình hình kinh tế hiện nay đang gặp nhiều khó khăn không thể sớm muộn giải quyết, cộng thêm những xu hướng tự do hóa thương mại hiện nay và xóa bỏ đi những hàng rào thuế quan kinh tế nhằm bảo hộ cho ngành sản xuất trong nước có được một môi trường cạnh tranh thuận lợi nên chính phủ thường sẽ sử dụng hệ thống hạn ngạch.
Hạn ngạch là công cụ nhằm quan trọng nhằm can thiệp và điều tiết khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của một quốc gia, giúp cho chính phủ ước lượng được cụ thể lượng hàng xuất nhập khẩu qua từng thời kỳ.Trong khi đó vai trò của thuế quan chính phủ lại không thể thống kê hay báo cáo rõ ràng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vì nó còn phụ thuộc vào thay đổi của giá cả biến động của thị trường hàng hóa quốc tế.
Trên đây là những giải thích của chúng tôi về khái niệm của hạn ngạch giúp các bạn hiểu được hạn ngạch thuế quan và vai trò quan trọng của hạn ngạch đối với nền kinh tế xuất nhập khẩu của Việt Nam. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn khi tìm hiểu về vấn đề này.
=> Bạn đang tìm kiếm doanh nghiệp giao nhận vận tải quốc tế mà đang phân vân không biết chọn doanh nghiệp nào uy tín. Hãy đến với Oz Freight chúng tôi doanh nghiệp tiên phong, hàng đầu trong lĩnh vực vận tải quốc tế chúng tôi cung cấp các dịch vụ như: Dịch vụ ủy thác nhập khẩu, Nhập khẩu ủy thác hàng Trung Quốc, Xuất khẩu ủy thác tại Trung Quốc, Gom cont ủy thác nhập khẩu tại Bằng Tường, Vận chuyển hàng Trung Quốc chính ngạch, Dịch vụ hải quan trọn gói.
Là công ty dịch vụ giao nhận vận chuyển và làm dịch vụ khai báo hải quan (Forwarder) nên chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói từ các khâu vận chuyển quốc tế, khai báo hải quan, làm thủ tục hải quan để thông quan tờ khai, vận chuyển nội địa để giao hàng tận nơi. Chính vì cung cấp dịch vụ trọn gói nên chúng tôi có thể kiểm soát được toàn bộ tiến trình của lô hàng, tính toán được tất cả chi phí phát sinh cũng như thời gian giúp khách hàng chỉ việc yên tâm nhận hàng để phân phối mà không cần bận tâm đến các vấn đề khác
Các dịch vụ hải quan và OZ Freight cung cấp: