Hải quan là gì? Chức năng của cơ quan hải quan Việt Nam

hải quan được lập ra để điều phối hoạt động xuất nhập khẩu

Cơ quan hải quan Việt Nam là cơ quan trực thuộc quản lý của Chính phủ, chịu các trách nhiệm thi hành những quy định về hải quan, thu thuế hải quan và các loại thuế khác theo quy định của nhà nước. Vậy hải quan là gì? Và chức năng chính của cơ quan hải quan Việt Nam hiện nay như thế nào? Cùng Oz Freight tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

hải quan được lập ra để điều phối hoạt động xuất nhập khẩu

Hải Quan là gì?

Hiện nay thuật ngữ “Hải quan” được dùng theo nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào cách tiếp cận của mỗi đơn vị, tổ chức và cá nhân.

Nếu tiếp cận Hải quan với cách tiếp cận là cơ quan nhà nước thì Hải quan là cơ quan do Nhà nước lập ra để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, và xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Theo Công ước Kyoto: thì Hải quan là cơ quan của Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm thi hành Luật hải quan và tiến hành thu thuế hải quan và các loại thuế khác. Đồng thời cũng sẽ chịu trách nhiệm thi hành các luật lệ khác có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, và vận chuyển hay lưu kho hàng hóa.

Nếu tiếp cận Hải quan dưới góc độ của người làm nghiệp vụ thì Hải quan được xem xét ở các nghiệp vụ cơ bản như sau:

+ Tiến hành kiểm tra hải quan

+ Giám sát hải quan

+ Và kiểm soát hải quan

Nếu tiếp cận Hải quan dưới góc độ kỹ thuật nghiệp vụ thì Hải quan được xem xét ở các kỹ thuật nghiệp vụ chủ yếu như sau:

+ Phân loại, và áp mã hàng hóa

+ Xác định xuất xứ của hàng hóa

+ Xác định trị giá hàng hóa hải quan

+ Thực thi quyền sở hữu trí tuệ của hàng tại biên giới…

cán bộ hải quan tiến hành kiểm tra hàng hóa

Hệ thống tổ chức cơ quan hải quan Việt Nam

Hệ thống tổ chức của cơ quan Hải quan Việt Nam gồm có các bộ phận như sau:

  • Đứng đầu là Tổng cục Hải quan.
  • Tiếp theo là cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, và thành phố trực thuộc trung ương.
  • Sau đó là chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và các đơn vị tương đương.

Chức năng, và nhiệm vụ của hải quan Việt Nam

Hải quan Việt Nam là thiết chế của Nhà nước được thành lập để trực tiếp thực hiện các hoạt động hải quan, trước hết, hải quan Việt Nam là một cơ quan có chức năng thực hiện các hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cùng với việc thực hiện các hoạt động này, theo quy định của pháp luật, thì Hải quan Việt Nam còn là cơ quan giúp Bộ trưởng của Bộ tài chính thực hiện các chức năng Quản lý nhà nước về lĩnh vực hải quan.

Đổ thực hiện tất cả các chức năng nêu trên, theo quy định của Luật hải quan, Hải quan Việt Nam sẽ có những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

  • Thứ nhất: Thực hiện việc kiểm tra, giám sát hàng hoá, các phương tiện vận tài theo quy định của pháp luật về hải quan.
  • Thứ hai: Tham gia các công tác đấu tranh, phòng, chống buôn lậu, và vận chuyển trái phép các loại hàng hoá qua biên giới.
  • Thứ ba: Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với các loại hàng hoá hoá xuất khẩu,và nhập khẩu.
  • Thứ tư: Kiến nghị các chủ trương, biện pháp Quản lý của nhà nước về hải quan đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và các chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, và nhập khẩu.

hải quan được đặt ở những khu vực thường xuyên có hoạt động xuất nhập khẩu

Nơi hoạt động của cơ quan hải quan

Địa bàn hoạt động hải quan Việt Nam là các khu vực mà cơ quan hải quan có thẩm quyền được phép thực hiện các hoạt động hải quan của nước ta theo quy định của pháp luật. Đây là những khu vực mà thường xuyên diễn ra các hoạt động về xuất khẩu, nhập khẩu, và xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hoặc những hoạt động có liên quan đến các công việc đã nêu trên. Vai trò Quản lý của Nhà nước trong những hoạt động nói trên có ý nghĩa rẩt quan trọng và điều này cũng từng bước  khẳng định sự cần thiết phải xác định rõ ràng các khu vực thuộc địa bàn hoạt động hải quan trong pháp luật về hải quan Việt Nam. Trong địa bàn hoạt động của hải quan, cơ quan hài quan phải chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và kiểm soát đối với các loại hàng hoá, và phương tiện vận tải.

Theo quy định của Điều 6 Luật hải quan vào năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2005), địa bàn hoạt động hải quan nước ta bao gồm các khu vực dưới đây:

  • Khu vực cửa khẩu đường bộ: Khu vực này sẽ bao gồm cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ nằm ttong các khu vực kiểm soát hải quan dọc theo biên giới đất liền của nước ta.
  • Các tuyến đường ga đường sắt liên vận quốc tế: Đây là khu vực sẽ phục vụ cho hoạt động đi và đến của các chuyến tàu liên vận quốc tể trên các tuyến đường sắt nằm trong lãnh thổ nước ta.
  • Từ khu chế xuất vào nội địa Việt Nam được tiến hành làm thủ tục hải quan tại ngay khu chế xuất. Đồng thời, hàng hoá của xí nghiệp trong khu chế xuất khi bán vào thị trường nội địa Việt Nam và mua ở thị trường nội địa Việt Nam được coi như hàng hoá xuất nhập khẩu. Trong những trường hợp này bên mua và bên bán phải tiến hành thực hiện thủ tục hải quan tại ngay khu chế xuất theo quy định của pháp luật về hải quan của Việt Nam.
  • Kho ngoại quan: Đây là khu vực được thiết lập trên lãnh thổ Việt Nam, nằm ngăn cách với các khu vực xung quanh để tạm thời lưu giữ, và bảo quản hàng hoá từ nước ngoài hoặc từ trong nước được đưa vào theo hợp đồng giữa chủ kho và chủ hàng dưới sự kiểm tra, và giám sát của hải quan Việt Nam. Hàng hoá sẽ tạm thời lưu giữ bảo quản trong kho ngoại quan là hàng hóa chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc đang chờ nhập khẩu vào Việt Nam. Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan sẽ đưa ra quyết định thành lập, hoặc chấm dứt hoạt động của kho ngoại quan.
  • Kho bảo thuế: đây là kho của chủ hàng lập ra để chứa hàng hoá nhập khẩu đã được thông quan (tức là hàng hóa đã được cơ quan hải quan quyết định cho phép xuất khẩu, và nhập khẩu) nhưng chưa được nộp thuế. Theo quy định của Luật hải quan nước ta, cục trưởng cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, hoặc thành phố trực thuộc trung ương sẽ quyết định thành lập, hoặc chấm dứt hoạt động của kho bảo thuế.
  • Bưu điện quốc tế: đây là khu vực thuộc phạm vi hoạt động của bưu điện quốc tế sẽ bao gồm kho, bãi, và nơi giao nhận bưu phẩm, hoặc bưu kiện xuất nhập khẩu.
  • Khu vực ưu đãi hải quan: đây là khu vực đặc biệt được Nhà nước thiết lập riêng theo đó các đối tượng sẽ chịu sự Quản lý nhà nước.

Nội dung chủ yếu của hoạt động hải quan

Hải quan là cơ quan do Nhà nước thành lập, nên chức năng, nhiệm vụ, và phạm vi hoạt động của Hải quan Việt Nam phải tuân theo pháp luật của quốc gia và các điều ước quốc tế liên quan đến các hoạt động Hải quan mà nước ta đã ký kết hoặc công nhận, chứ hoàn toàn không phụ thuộc vào tên gọi của tổ chức. Cùng với bước tiến của toàn thế giới thì nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của Hải quan mỗi quốc gia có thể thay đổi cho phù hợp. Cụ thể, trong giai đoạn đầu của thương mại quốc tế thành lập, thì chức năng chính của Hải quan chỉ là thu thuế xuất khẩu, và nhập khẩu – đây nguồn thu quan trọng của ngân sách quốc gia.

Khi các quốc gia có các chính sách bảo hộ cho việc sản xuất trong nước thì Hải quan còn có thêm chức năng quản lý chặt chẽ các đối tượng làm thủ tục hải quan để thực hiện chính sách bảo hộ một cách toàn diện nhất.

Và giờ đây trong điều kiện hội nhập quốc tế thì hải quan sẽ phải đơn giản hóa và hài hòa các thủ tục hải quan giữa các nước để góp phần tích cực hơn vào sự phát triển thương mại quốc tế và tạo điều kiện cho các hoạt động giao lưu quốc tế khác.

Theo đó nội dung hoạt động chủ yếu của Hải Quan Việt Nam sẽ như sau:

  • Tiến hành thực hiện việc kiểm tra, giám sát hàng hóa, và các phương tiện vận tải.
  • Phòng, chống buôn lậu, và vận chuyển trái phép các loại hàng hóa qua biên giới.
  • Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với các loại hàng hóa xuất khẩu, và nhập khẩu
  • Kiến nghị các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về Hải quan đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh và cập nhật chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, và nhập khẩu.
  • Thống kê khối lượng hàng hóa xuất khẩu, và nhập khẩu.

Trên đây là những thông tin cơ bản về Hải Quan và chức năng nhiệm vụ của hải quan Việt nam trong giai đoạn hiện tại. Mỗi một mốc thời gian thì nhà nước và các cơ quan hải quan sẽ có những điều chỉnh giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu đạt được hiệu quả cao nhất. Nếu bạn còn đang có thắc mắc về hoạt động của Hải Quan cũng như giấy tờ thủ tục hải quan cho lô hàng của mình sắp tới, liên hệ với Oz Freight để được tư vấn thông tin chi tiết bạn nhé!

=> Ngoài ra quý khách có thể tham khảo thêm một số dịch vụ hiện Oz Freight chúng tôi cung cấp ở phía dưới đây.
Dịch vụ ủy thác nhập khẩu
Nhập khẩu ủy thác hàng Trung Quốc
Xuất khẩu ủy thác tại Trung Quốc
Gom cont ủy thác nhập khẩu tại Bằng Tường
Vận chuyển hàng Trung Quốc chính ngạch

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN
Là công ty dịch vụ giao nhận vận chuyển và làm dịch vụ khai báo hải quan (Forwarder) nên chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói từ các khâu vận chuyển quốc tế, khai báo hải quan, làm thủ tục hải quan để thông quan tờ khai, vận chuyển nội địa để giao hàng tận nơi. Chính vì cung cấp dịch vụ trọn gói nên chúng tôi có thể kiểm soát được toàn bộ tiến trình của lô hàng, tính toán được tất cả chi phí phát sinh cũng như thời gian giúp khách hàng chỉ việc yên tâm nhận hàng để phân phối mà không cần bận tâm đến các vấn đề khác
Các dịch vụ hải quan và OZ Freight cung cấp:
  • Khai báo và làm thủ tục Hải quan hàng Nhập loại hình kinh doanh, phi mậu dịch,…
  • Đại diện doanh nghiệp làm các thủ tục kiểm hóa hàng hóa
  • Xin giấy phép chuyên ngành (nếu có) đối với hàng xuất nhập khẩu
  • Đại diện doanh nghiệp làm các thủ tục tham vấn giá, sau thông quan,…
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH VỤ HẢI QUAN
  1. Hạn ngạch là gì? Quota là gì? Điều để áp dụng
  2. Nguồn hàng đồng hồ Quảng Châu uy tín
  3. Hướng dẫn cơ bản cách mua hàng trên Alibaba
  4. Giải đáp thắc mắc khi nhập hàng từ nguồn hàng Taobao
  5. Baf là phí gì? Phí baf được sử dụng như nào?
  6. Giúp bạn tra cứu thông tin tờ khai hải quan đơn giản
  7. Ủy thác thanh toán quốc tế là gì? Tại sao cần phải sử dụng?
  8. 10 phút giúp bạn hiểu rõ từ A-Z về nguồn hàng 1688
  9. 1 tệ bằng bao nhiêu tiền việt? Tỷ giá quy đổi của hai đồng
  10. Phí trucking là gì? Và thuật ngữ ngành xuất nhập khẩu
  11. Chuyển hoàn là gì? Những giải pháp hạn chế chuyển hoàn
  12. Phí Doc là gì? Phân biệt giữa phí DOC và phí D/O?
  13. Ebs là phí gì? Cách tính phí Ebs phụ xăng dầu hiện nay
  14. Kiểm hóa là gì? Và các cách để kiểm hoá
  15. Dịch vụ logistics là gì? Các loại hình logistics hiện nay?
  16. Hệ thống vnaccs/vcis là gì? hướng dẫn đăng ký
  17. Ddc là gì? Một số loại phụ phí giao hàng hiện nay
  18. Hộ kinh doanh là gì? Hướng dẫn tính thuế và bán hàng shopee
  19. Xe hải quan chính ngạch là gì? Ưu và nhược điểm
  20. Nguồn hàng dropshipping là gì? Cơ hội kiếm tiền online
  21. Hải quan là gì? Chức năng của cơ quan hải quan Việt Nam
 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *