FCA Là Gì? Trong Điều kiện Incoterms Xuất Nhập Khẩu

FCA Là Gì Trong Điều kiện Incoterms Xuất Nhập Khẩu

FCA là một thuật ngữ trong thương mại quốc tế quy định cụ thể các nghĩa vụ, chi phí và rủi ro tương ứng liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa giữa người bán và người mua trong Incoterms. Điều kiện FCA mang tính linh hoạt, hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về điều kiện FCA là gì này nhé.

Fca là gì trong xuất nhập khẩu?

FCA là viết tắt của từ Free Carrier, nghĩa là Giao cho người chuyên chở. Là một trong những điều kiện khá phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong vận chuyển quốc tế. Đây là một điều kiện thương mại trong đó quy định: người bán chịu trách nhiệm đóng gói hàng hóa và xếp hàng lên thiết bị chuyên chở tại vị trí đã được quy định trước giữa 2 bên. FCA áp dụng với tất cả các phương thức vận tải.

Tìm hiểu những quy định chi tiết trong điều kiện FCA Incoterms 2020

Nghĩa vụ, trách nhiệm của người bán và người mua trong FCA được quy định như sau:

Tìm hiểu những quy định chi tiết trong điều kiện FCA Incoterms 2020
Tìm hiểu những quy định chi tiết trong điều kiện FCA Incoterms 2020

Các nghĩa vụ

Nghĩa vụ người bán

Nghĩa vụ người mua

Nghĩa vụ chung

Người bán phải giao hàng hóa cùng với hóa đơn thương mại, chứng từ hàng hóa

Người mua phải trả tiền hàng hóa như đã thỏa thuận trong hợp đồng trước đó

Giao hàng

Giao hàng tại thời gian và địa điểm đã thỏa thuận đúng thời gian và xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển.

Người mua nhận hàng vào thời gian và địa điểm đã được thỏa thuận trước giữa 2 bên

Rủi ro

Chịu mọi rủi ro trong quá trình hàng hóa đi từ kho xuất tới địa điểm nhận hàng đã hẹn trước và được bốc xếp lên container.

Chịu tất cả các rủi ro mất mát, thiệt hại kể từ sau khi hàng hóa tới địa điểm đã hẹn trước và được xếp lên container

Vận chuyển

Người bán không có nghĩa vụ ký kết và chi trả gì cho hợp đồng vận chuyển. Tuy nhiên, nếu người mua yêu cầu điều đó, người bán phải cung cấp mọi tài liệu hoặc thông tin cần thiết để người mua ký kết hợp đồng vận chuyển với hãng vận tải.

Người mua phải ký kết và chi trả mọi chi phí cho hợp đồng với hãng vận tải. Tuy nhiên, nếu hợp đồng có điều khoản “người bán ký kết hợp đồng vận chuyển” thì người mua không cần thực hiện điều này, người bán sẽ là người thực hiện.

Bảo hiểm

Người bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm hàng hóa. Nhưng cần phải hỗ trợ bên mua nếu có yêu cầu để người mua mua bảo hiểm hàng hóa.

Người mua mua bảo hiểm hàng hóa.

Bằng chứng giao hàng và chứng từ vận chuyển

Đưa cho người mua bằng chứng giao hàng và chứng từ vận chuyển.

Kiểm tra và xác nhận mọi bằng chứng về việc giao hàng. Nếu đã thỏa thuận từ trước, người mua sẽ phải hướng dẫn người vận chuyển phát hành chứng từ vận chuyển.

Thông quan xuất khẩu và nhập khẩu

Làm thủ tục hải quan và trả phí cho thông quan xuất khẩu hàng hóa (giấy phép, bảo mật, kiểm hóa…).

Thông quan nhập khẩu và thủ tục (giấy phép, bảo mật, tài liệu chính thức…).

Kiểm soát

Người bán phải kiểm soát mọi thông tin về số lượng, trọng lượng, nhãn hiệu và đóng gói hàng hóa theo đúng quy chuẩn

Người mua không có nghĩa vụ phần này.

Nghĩa vụ về chi phí

Người bán chịu mọi chi phí trong quá trình vận chuyển hàng hóa tới khi giao hàng tại địa điểm thỏa thuận, bao gồm:

  • Phí bằng chứng giao hàng
  • Chi phí xin giấy phép xuất khẩu hoặc các giấy chứng nhận khác
  • Thuế phí xuất khẩu
  • Phí phát sinh do rào cản về thuế quan hoặc phi thuế quan
  • Phí chuẩn bị và chuyển phát chứng từ cho người mua
  • Mọi chi phí phát sinh trước khi người mua nhận hàng tại địa điểm và thời gian đã nêu trong hợp đồng
  • Tất cả các chi phí kiểm soát hàng hóa như cân đong đo đếm, kiểm tra chất lượng
  • Phí đóng gói, dán nhãn hàng hóa
  • Chi phí chuyển hàng đến địa điểm thỏa thuận nếu địa điểm đó không là kho của người bán
  • Chi phí xếp hàng lên phương tiện vận tải của người mua nếu giao hàng tại kho người bán

 Người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm nhận hàng tại cảng đích và đưa hàng hóa về kho, bao gồm:

  • Thanh toán tiền hàng theo hợp đồng
  • Thuế phí nhập khẩu và quá cảnh nếu có
  • Cước vận chuyển và quá cảnh kể từ điểm nhận hàng cho tới điểm đích
  • Phí dỡ hàng khỏi phương tiện của người bán và xếp lên phương tiện chuyên chở của người mua nếu địa điểm giao hàng không phải kho của người bán
  • Các chi phí phát sinh nếu xảy ra hỏng hóc, mất mát hàng hóa sau khi nhận hàng hóa.
  • Mọi phí phát sinh nếu không kịp nhận hàng vào thời điểm quy định
  • Mọi chi phí nếu không chỉ định được hãng vận chuyển hoặc người vận chuyển không thể nhận hàng
  • Hoàn phí mà người bán phải chi trả trong việc hỗ trợ người mua đưa hàng về điểm đích của người mua
  • Bảo hiểm hàng hóa nếu cần

Thông báo

Có trách nhiệm thông báo đã giao hàng hoặc không thể giao hàng cho người vận chuyển

Có nghĩa vụ chỉ định người vận chuyển, thời gian, phương thức vận chuyển và địa điểm nhận hàng hóa.

Một số điều kiện giao hàng khác trong Incoterm 2020

Một số điều kiện giao hàng khác trong Incoterm 2020
Một số điều kiện giao hàng khác trong Incoterm 2020

Để hiểu rõ hơn về trách nhiệm giữa hai bên và điểm chuyển giao rủi ro của các điều kiện giao hàng FCA,FOB, EXW, CIF, CFR và CPT, bạn có thể hình dung đơn giản như sau:

  • FCA: Người bán hết trách nhiệm khi hàng hóa được bốc lên container tại một địa điểm đã hẹn trước (ở nước XK).
  • FOB: Người bán hết trách nhiệm khi hàng hóa trong container lên tàu.
  • EXW: Người bán hết trách nhiệm tại kho của người bán, sau khi hàng hóa được bốc từ kho lên phương tiện vận chuyển.
  • CIF, CFR, CPT: Người bán hết trách nhiệm khi hàng hóa trong container lên tàu

Vì sao điều kiện giao hàng FCA lại lợi thế hơn FOB và EXW

So sánh FCA và FOB, lợi thế của FCA là gì?

Trong quy định điều kiện giao hàng FOB, người bán sẽ giao hàng lên tàu. Tuy nhiên hầu như các container đều bắt buộc phải hạ ở đầu cầu cảng (bãi tập kết container). Tại đây, nếu xảy ra sự cố khiến hàng hóa bị mất mát, thiệt hại gì thì rất dễ nảy sinh tranh chấp giữa người bán và người mua nếu áp dụng điều kiện FOB. Tới đây, nhiều người sẽ đánh giá FOB hạn chế hơn FCA. Chính vì vậy, giữa người bán và người mua cần quy định rõ ràng về thời gian và địa điểm giao hàng hóa và chuyển giao trách nhiệm, định hướng các giải quyết trong trường hợp nếu xảy ra tranh chấp.

Trong khi đó, nếu áp dụng điều kiện giao hàng FCA, người mua sẽ có trách nhiệm từ quá trình hàng hóa được bốc xếp lên container được thực hiện xong, vị trí chuyển giao được tùy chọn, không nhất thiết là tại bãi tập container, điều này giúp hạn chế được các rủi ro kể trên cũng như tranh chấp giữa người mua và người bán.

So sánh FCA và EXW, lợi thế của FCA là gì?

Đối với điều kiện giao hàng EXW, người mua cáo trách nhiệm thông quan xuất khẩu cho lô hàng. Chính vì thế sẽ khiến người mua tốn thêm một khoản chi phí, mất thêm thời gian và gặp ít nhiều khó khăn trong việc thông quan biên giới diễn ra tại nước xuất khẩu.

Nhìn chung, EXW tạo ra nhiều lợi thế cho người bán, tuy nhiên trách nhiệm cũng như rủi ro người mua có vẻ chịu nhiều hơn, khiến người mua khó chủ động trong các tình huống chẳng may có sự cố.

FCA trong trường hợp này có vẻ linh hoạt hơn khi nó giúp cân bằng trách nhiệm cũng như quyền lợi của mỗi bên. Bởi người bán họ sẽ dễ dàng thực hiện thông quan hàng hóa cảng xuất hơn nhờ vào sự hiểu rõ quy định tại nước sở tại cũng như thông qua cá kinh nghiệm, mối quan hệ cá nhân. Còn người mua sẽ giúp họ giảm được một khoản chi phí tương đối cũng như rút ngắn thời gian phải làm thủ tục.

Ưu điểm và nhược điểm của FCA là gì trong xuất nhập khẩu?

Ưu điểm của FCA

  • Trách nhiệm của người bán trong FCA có vẻ cao hơn, chịu thêm ít nhiều khoản chi phí phát sinh bởi họ hoàn thiện mọi thủ tục và chỉ bàn giao trách nhiệm rủi ro khi hàng được giao tới cho người vận chuyển mà người mua cung cấp. Do đó, người bán có thể mua các thỏa thuận ở mức giá tốt hơn.
  • Người mua dễ dàng nắm bắt các loạt chi phí phát sinh (nếu có), có thể thỏa thuận tăng giá vì chịu nhiều trách nhiệm, nhưng bên mua có thể chủ động cân nhắc để đật được mức giá thỏa thuận tối đa
  • Việc thông quan hàng hóa và các thủ tục liên quan sẽ được người bán thực hiện nhanh chóng, giảm thiểu áp lực cho người mua. Người mua chỉ cần thuê một đơn vị chuyên vận chuyển và lựa chọn điểm lấy hàng hóa phù hợp.

Nhược điểm của FCA

  • Người bán chấm dứt trách nhiệm khi bàn giao hàng hóa lên  container nên người mua cần phải thực hiện trách nhiệm mua bảo hiểm cũng như tự gánh vác các rủi ro về sau trong quá trình vận chuyển. Thời gian vận chuyển càng lâu thì rủi ro càng tăng.
  • Vì trách nhiệm của người bán chấm dứt rất nhanh, ngay sau khi giao hàng nên để thuận lợi, hạn chế mâu thuẫn giữa các bên thì người mua cần có kinh nghiệm trong hoạt động mua bán quốc tế, đòi hỏi người mua phải có thế mạnh trong tìm kiếm đơn vị vận tải.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về giá FCA, FCA là gì trong xuất nhập khẩu. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của OZ Frieight. Xin cảm ơn.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *