Dịch vụ đàm phán hợp đồng ngoại thương

dịch vụ đàm phán hợp đồng ngoại thương

Với nền kinh tế hội nhập như hiện nay thì những giao dịch giữa các quốc gia đang ngày trở nên phổ biến hơn. Dịch vụ hợp đồng ngoại thương được tạo lập trong các hoạt động mua bán quốc tế và góp phần giúp ích cho quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.

dịch vụ đàm phán hợp đồng ngoại thương
Dịch vụ đàm phán hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng ngoại thương là gì?

Hợp đồng ngoại thương là sự thỏa thuận giữa các bên có trụ sở kinh doanh tại các nước khác nhau, theo đó có một bên là bên xuất khẩu và một bên là bên nhận hàng hóa. Bên xuất khẩu có trách nhiệm cung cấp hàng hóa và bên nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm nhận hàng và thanh toán các chi phí liên quan và giá trị của món hàng nhập khẩu.

Như vậy, hợp đồng ngoại thương có giá trị pháp lý phải thỏa mãn hai đặc điểm:

  • Thứ nhất: thỏa mãn điều kiện của một hợp đồng mua bán hàng hóa
  • Thứ hai: Mang tính chất quốc tế

Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng ngoại thương có các đặc điểm như sau:

  • Thứ nhất: chủ thể của hợp đồng là các bên có trụ sở kinh doanh đặt ở các nước khác nhau.
  • Thứ hai: hợp đồng ngoại thương được ký kết dựa trên sự tự nguyện của các bên.
  • Thứ ba: đối tượng vận chuyển của hợp đồng ngoại thương là hàng hóa được cấp phép để có thể đi qua biên giới lãnh thổ quốc gia.
  • Thứ tư: đồng tiền để giao dịch là ngoại tệ đối với hai bên hoặc một bên, có thể lựa chọn đồng tiền chung như Euro hoặc USD để tiến hành giao dịch.
  • Thứ năm: cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng ở đây là tòa án hay cụ thể hơn là trọng tài quốc tế.

Hiệu lực pháp lý của hợp đồng ngoại thương

Văn bản hợp đồng có hiệu lực kể từ khi hai bên cùng ký kết. Chỉ khi hợp đồng được ký kết và có hiệu lực thì mới được đảm bảo nếu như xảy ra tranh chấp thì mới có được quyền lợi đúng đắn trong khiếu nại và tố tụng.

đàm phán hợp đồng ngoại thương
Đàm phán hợp đồng ngoại thương

Đàm phán hợp đồng ngoại thương

Khái niệm của việc đàm phán

Đàm phán thương mại là quá trình trao đổi ý kiến của các chủ thể trong một xung đột để đến với kết quả là thống nhất các ý kiến chung, các quan điểm phát sinh giữa quan hệ mua bán giữa các bên.

Khi hợp đồng được ký kết, các bên có trách nhiệm phải thực hiện theo thỏa thuận và quyền lợi của các bên mới được đảm bảo khi xảy ra tranh chấp hoặc tố tụng.

Dịch vụ đàm phán hợp đồng ngoại thương

Khi khách hàng tiến hành đàm phán hợp đồng ngoại thương nhưng chưa có đủ điều kiện hoặc chưa làm quen với các giai đoạn trong đàm phán hợp đồng thương mại thì có thể liên hệ với một công ty dịch vụ để đứng ra đàm phán hộ khách hàng.

Khách hàng chỉ có trách nhiệm cung cấp các giấy tờ liên quan, các thông tin về hàng hóa cần đàm phán và các giấy tờ cho thủ tục đàm phán ngoại thương liên quan.

Các giai đoạn đàm phán

  • Chuẩn bị đàm phán

Đây là giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đàm phán, quyết định đến 80% kết quả của cuộc đàm phán. Giai đoạn này cần thực hiện các bước đánh giá tình hình như sau:

  • Thông tin về thị trường của đối tác
  • Thông tin về đối tác
  • Thông tin về đối thủ cạnh tranh thị trường
  • Thông tin hàng hóa
  • Tiến hành đàm phán

Đàm phán hợp đồng ngoại thương bao gồm các bước sau:

  • Mở đầu đàm phán: Mở đầu đàm phán là bắt đầu chào hỏi, lôi kéo quan hệ và chào hàng với đối tác.
  • Trao đổi: Hai bên tiến hành trao đổi để hiểu rõ hơn yêu cầu và nhu cầu của cả hai bên. Nhà đàm phán (ở đây là bên cung cấp dịch vụ đàm phán hợp đồng ngoại thương ) sẽ bày tỏ quan điểm của mình và lắng nghe yêu cầu của đối phương, từ đó phân tích và đưa ra phương án, chiến lược đàm phán phù hợp.
  • Thương lượng: trực tiếp thương lượng về điều kiện với khách hàng về chấp thuận về các điều khoản đưa ra trong hợp đồng. Quá trình thương lượng đòi hỏi các bên phải đưa ra được các luận điểm để thuyết phục được đối phương để đi đến việc ký kết hợp đồng.
  • Kết thúc đàm phán

Hoàn tất quá trình đàm phán, tổng kết quá trình và kết quả giữa hai bên và tiến hành soạn thảo và ký kết hợp đồng.

đặc điểm của hợp đồng ngoại thương
Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương

Nội dung của hợp đồng ngoại thương

1. Điều khoản tên hàng (Commodity)

Nhằm xác định chính xác các mặt hàng cần mua bán, cần phải diễn tả chính xác hàng hóa như sau:

  • Ghi tên theo tên thương mại, tên khoa học, tên thường gọi
  • Ghi kèm thêm nơi sản xuất
  • Ghi tên kèm theo quy cách của hàng hóa
  • Ghi tên kèm theo tên nhà sản xuất
  • Ghi tên kèm theo công dụng
  • Ghi tên kèm theo mã HS

2. Chất lượng hàng hóa

Xác định chất lượng của hàng hóa như tính năng, tác dụng, công suất, hiệu suất để xác định giá cả.

Các phương pháp để xác định chất lượng của hàng hóa bao gồm:

  • Dựa theo nhãn hiệu
  • Dựa vào tiêu chuẩn
  • Dựa vào tài liệu kỹ thuật
  • Dựa vào hàm lượng của thành phần sản phẩm

3. Điều khoản về số lượng (Quantity)

Xác định số lượng hàng hóa cần nhập về, lập các điều khoản, quy định về hàng hóa tính đơn vị nào ( cái, chiếc, kg,…).

4. Điều khoản về giá cả (Price)

Xác định đồng tiền chung để trả giá hàng hóa và xác định giá trị của hàng hóa. Cuối cùng là đàm phán phương pháp và phương án chuyển tiền.

5. Điều khoản giao hàng

Nội dung cơ bản là xác định thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng và phương thức giao hàng.

6. Điều kiện thanh toán (Payment)

Trong hợp đồng, điều kiện thanh toán quy định về đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền (trả trước hoặc trả sau), hình thức trả tiền và các chứng từ để trả tiền.

7. Bao bì (Packing)

Trong điều khoản hợp đồng về bao bì như sau:

  • Yêu cầu về chất lượng bao bì
  • Phương thức cung cấp bao bì
  • Giá cả bao bì

8. Bảo hiểm (Insurance)

Trong hợp đồng cần thỏa thuận ai sẽ là bên mua bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm cần mua

9. Điều khoản bảo hành trong hợp đồng ngoại thương

Điều khoản bao gồm hai yếu tố:

  • Thời gian bảo hành
  • Nội dung bảo hành: bảo đảm chất lượng, đặc điểm kỹ thuật của hàng hóa phù hợp với yêu cầu bên mua. Nếu như người mua phát hiện hàng hóa có vấn đề thì bên bán phải lập tức sửa chữa hoặc thay thế.

10. Phạt và bồi thường thiệt hại

Điều khoản này lập ra để quy định những biện pháp khi mà hợp đồng đã ký kết bị một trong hai bên không tuân thủ hoặc phá vỡ. Điều khoản này nhằm để:

  • Ngăn ngừa các bên có ý định không thực hiện hoặc thực hiện không tốt các điều khoản đã ký
  • Xác định số tiền phải trả để bồi thường thiệt hại hoặc tiền phạt phá vỡ hợp đồng gây ra

Trên đây là các kiến thức về dịch vụ đàm phán hợp đồng ngoại thương, hy vọng thông qua bài viết trên giúp khách hàng có thêm kiến thức về hợp đồng ngoại thương và dịch vụ đàm phán. Nếu như khách hàng còn có câu hỏi hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ đàm phán hợp đồng ngoại thương, hãy liên hệ ngay với OZ Freight để có được bộ phận chăm sóc khách hàng giúp đỡ và tiến hành trao đổi.

XEM THÊM

DỊCH VỤ KÊ KHAI HẢI QUAN LÀ GÌ?
Nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu có thể yêu cầu và cho phép một cá nhân hoặc tổ chức thay mặt họ khai báo hàng hóa và xử lý các quá trình xuất nhập khẩu thông qua dịch vụ khai thuế hải quan.
Dịch vụ làm thủ tục hải quan đôi khi được gọi là dịch vụ hải quan, dịch vụ giao nhận, thủ tục xuất nhập khẩu và dịch vụ mở tờ khai hải quan.
"Người khai hải quan bao gồm: chủ hàng, chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải, đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng, chủ phương tiện ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan", quy định tại Khoản 14 Luật Hải quan số 17 / VBHN-VPQH, ban hành ngày 10 tháng 12 năm 2018.
Vì vậy, sẽ có lý khi một bên thứ ba có thể đáng tin cậy với việc khai báo hải quan. tiết lộ các sản phẩm Việt Nam đang xuất nhập khẩu.
Điều này kết thúc lời giải thích của chúng tôi về dịch vụ cho thuê là gì. Tiếp theo, chúng tôi sẽ giải thích khi nào sử dụng một cái và giá của nó.
CÁC BÀI THÔNG TIN MỚI NHẤT
  1. Gom cont ủy thác nhập khẩu tại Bằng Tường | uythacnhapnhau.com
  2. Những nguồn hàng tạp hoá uy tín nhất 2022
  3. Top 10 những lý do không nên nhập hàng tiểu ngạch
  4. Học chứng chỉ nghiệp vụ hải quan ở đâu? Học xong đi làm gì?
  5. Dịch vụ đàm phán hợp đồng ngoại thương
  6. Kinh nghiệm chọn nguồn hàng điện dân dụng chất lượng
  7. Gợi ý nguồn hàng thời trang nam giá rẻ và chất lượng
  8. Hướng dẫn cách hủy tờ khai hải quan trên dịch vụ công
  9. Nguồn hàng đồng giá 5k, 7k, 39k lấy ở đâu
  10. Kinh nghiệm tìm nguồn hàng phụ kiện trang sức
  11. Các yếu tố ảnh hưởng đến cảm xúc trong nghề Logistics
  12. Lưu trữ Nguồn hàng Trung Quốc | Uỷ Thác Nhập Khẩu
  13. Công thức tính hàng chính ngạch và tiểu ngạch
  14. Những lưu ý về chữ ký số mà doanh nghiệp cần phải biết 
  15. Cho thuê xe cẩu và những điều cần lưu ý
  16. Kinh nghiệm tìm nguồn hàng Authentic chuẩn nhất 2022
  17. Nguồn hàng Quảng Châu giá tận gốc tăng giá trị lợi nhuận
  18. Đàm phán trong kinh doanh là gì? Kỹ năng cần trong đàm phán
  19. Cách tìm nguồn hàng sỉ đồ ăn vặt dễ dàng, đảm bảo
  20. Nguồn hàng ốp điện thoại giá rẻ, chất lượng
  21. Kinh nghiệm tìm nguồn hàng mỹ phẩm giá sỉ, chất lượng
  22. Các tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ của doanh nghiệp
  23. Nguồn hàng quần áo trẻ em cho dân kinh doanh
  24. Hướng dẫn lấy mã vạch hải quan chi tiết
  25. Hướng dẫn tra cứu nộp thuế cá nhân, doanh nghiệp chính xác
  26. Cách tìm nguồn hàng trên alibaba, chất lượng, giá rẻ, uy tín
  27. Mẹo tìm nguồn hàng like auth đơn giản và dễ dàng
  28. Hướng dẫn chủ shop trên Shopee tránh bị nộp phạt
  29. Bỏ túi kinh nghiệm tìm nguồn hàng sỉ đồ gia dụng
  30. Một số quy định mới về kiểm tra chuyên ngành
  31. Cách tìm nguồn hàng sỉ quần áo Quảng Châu giá rẻ
  32. Những điều bạn cần biết khi tìm nguồn hàng đông lạnh
  33. 7 cải cách lớn về kiểm tra chuyên ngành trong nhập khẩu về Việt Nam
  34. Hướng dẫn cách tìm nguồn hàng sỉ cho người mới kinh doanh
  35. Nguồn hàng sỉ 2hand nhập tại đâu có giá tốt?
  36. Mách bạn cách tìm nguồn hàng linh kiện máy tính ở đâu giá rẻ
  37. Làm sao tìm nguồn hàng quần áo bán online chất lượng

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *