Hiện nay, chúng ta có thể thấy trên hầu hết bất cứ sản phẩm nào chúng ta mua đều được in mã vạch hoặc sọc kẻ đen trắng xen kẽ nhau xếp dài như hình chữ nhật. Vậy mã vạch đó là gì? Công dụng của nó như thế nào? Danh sách mã vạch các nước như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng làm rõ vấn đề trên nhé!
Mục lục
1. Mã số mã vạch là gì?
Mã vạch được thể hiện bằng những sọc đen trắng song song xếp xen kẽ nhau với những khoảng trống màu trắng được đặt ngay trên mã số của hàng hóa. Nếu dùng mã số chúng ta có thể đọc ngay được thông tin sản phẩm thì mã vạch được sinh ra để các thiết bị máy quét đọc được thông tin của đối tượng được gắn mã.
Bên cạnh mã vạch để thiết bị máy quét đọc thông tin sản phẩm thì chúng ta cũng có mã số hàng hóa.
Một mã số hàng hóa sẽ thường có định dạng: DDDMMMMMMXXXC
Trong đó:
- DDD: là mã quốc gia
- MMMMMM: mã doanh nghiệp đăng ký sản phẩm
- XXX: dãy số từ 000- 999 do doanh nghiệp đặt tên cho từng loại sản phẩm
- C: Số kiểm tra được tính từ toàn bộ dãy 12 số
2. Mục đích của mã vạch các nước
Mã vạch sẽ giúp người mua hàng có thể biết được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, nó có giá trị như một giấy phép thông hành cho sản phẩm của nhà sản xuất. Hiện nay, với những phương tiện công nghệ hiện đại, chúng ta có thể dễ dàng dùng máy quét mã vạch để biết thông tin sản phẩm một cách dễ dàng.
Mã vạch cũng chính là một công nghệ thu thập dữ liệu và nhận dạng tự động các đối tượng là địa điểm, tổ chức, nguồn gốc, giá trị sản phẩm…. Dựa trên việc ấn định mỗi đối tượng là một mã số và thể hiện chúng dưới dạng barcode hoàn toàn giúp doanh nghiệp có thể phân loại và kiểm soát hàng hóa dễ dàng, tiện lợi và hiệu quả hơn.
Hiện nay, chúng ta có thể thấy ở các cửa hàng tiện lợi hay các hệ thống siêu thị nhân viên thu ngân thường quét mã vạch để giao dịch và thanh toán. Bởi vì, trên mỗi barcode sẽ được ấn định cho một dòng sản phẩm riêng mà doanh nghiệp đặt ra, trong đó bao gồm cả giá cả. Vậy nên, phía thu ngân chỉ việc cầm từng sản phẩm lướt qua hệ thống máy quét mã thì hệ thống sẽ tự động đọc thông tin và truy xuất ra giá tiền chính xác, nhanh chóng.
Ngoài những chức năng và công dụng như trên thì mã vạch cũng được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác, ví như:
- Y tế: Ý nghĩa mã vạch trong ngành y tế thường dùng để kiểm soát hồ sơ bệnh án, khai báo y tế, các mẫu xét nghiệm, thiết bị y tế, ngân hàng máu,… Hạn chế tình trạng sai sót và quản lý thủ công.
- Chuyển phát nhanh: Mỗi kiện hàng sẽ có một mã vạch và được gán các thông tin cần thiết như: Tên hàng, tên người nhận, mã hàng, địa chỉ để hỗ trợ giao hàng nhanh chóng, chính xác và hạn chế sai sót.
- Ngành thuế: Trong ngành thuế, việc quản lý các tờ khai thuế của các đơn vị sẽ dễ dàng hơn khi mã hóa chúng bằng mã vạch 2D. Nhờ vậy, nhân viên ngành thuế hoàn toàn cập nhật dữ liệu nhanh chóng, chính xác chỉ với một vài giây quét mã.
3. Các phần mềm quét mã vạch phổ biến ở Việt Nam hiện nay
Các bạn có thể download một trong các phần mềm dưới đây để quét mã vạch được in trên bao bì sản phẩm để có thể dễ dàng biết được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, phân biệt được hàng thật và hàng giả.
- Phần mềm quét mã vạch Barcode Việt
- Phần mềm quét mã vạch Bytescout Barcode Reader
- Phần mềm quét mã vạch bcTester
- Phần mềm kiểm tra mã vạch iCheck
- Phần mềm quét mã vạch IBscanner Free
- Phần mềm quét mã vạch ZBar Barcode Reader
- Phần mềm kiểm tra mã vạch BarDecoder
- Phần mềm kiểm tra mã vạch OnBarcode Free Barcode SCanner and Reader Software
- Phần mềm kiểm tra mã vạch Quick Scan Pro
4. Danh sách mã vạch các nước trên thế giới
Ba chữ số đầu tiên trong dãy số của một mã vạch không có nghĩa đó là nước mà sản phẩm được sản xuất ra, đó là mã quốc gia mà công ty đặt trụ sở. Điều này có nghĩa là các công ty có trụ sở chính, hoặc có một văn phòng tại vị trí đó, nhưng các sản phẩm có thể đã được sản xuất ở một nước khác. Dưới đây là bảng mã vạch các nước theo quy chuẩn quốc tế bạn có thể tham khảo để nhận biết xuất xứ hàng hóa.
Mã vạch |
Quốc gia |
Mã vạch |
Quốc gia |
000-019 |
Mỹ (United States) USA |
520 |
Hy Lạp (Greece) |
030 – 039 |
GS1 Mỹ (United States) |
528 |
Li băng (Lebanon) |
300 – 379 |
Pháp (France) |
529 |
Đảo Síp (Cyprus) |
400 – 440 |
Đức (Germany) |
560 |
Bồ Đào Nha (Portugal) |
450 – 459 và 490 – 499 |
Nhật Bản |
590 |
Ba Lan |
690 – 695 |
Trung Quốc |
594 |
Romania |
760 – 769 |
Thụy Sĩ |
599 |
Hungary |
880 |
Hàn Quốc |
600 – 601 |
Nam Phi (South Africa) |
885 |
Thái Lan |
603 |
Ghana |
|
|
609 |
Mauritius |
893 |
Việt Nam |
611 |
Ma Rốc |
380 |
Bulgaria |
613 |
Algeria |
383 |
Slovenia |
616 |
Kenya |
385 |
Croatia |
618 |
Bờ Biển Ngà |
387 |
BIH (Bosnia-Herzegovina) |
619 |
Tunisia |
389 |
Montenegro |
621 |
Syria |
390 |
Kosovo |
622 |
Ai Cập |
460 – 469 |
Liên bang Nga (Russia) |
700 – 709 |
Na Uy |
470 |
Kyrgyzstan |
750 |
Mexico |
471 |
Đài Loan (Taiwan) |
754 – 755 |
Canada |
474 |
Estonia |
770 – 771 |
Colombia |
475 |
Latvia |
779 |
Argentina |
476 |
Azerbaijan |
780 |
Chi lê (Chile) |
477 |
Lithuania |
789 – 790 |
Brazil |
478 |
Uzbekistan |
850 |
Cu Ba |
479 |
Sri Lanka |
858 |
Slovakia |
480 |
Philippines |
859 |
Cộng hòa Séc (Czech) |
481 |
Belarus |
860 |
Nam Tư |
482 |
Ukraine |
865 |
Mông Cổ (Mongolia) |
483 |
Turkmenistan |
867 |
Bắc Triều Tiên (North Korea) |
484 |
Moldova |
868 – 869 |
Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) |
485 |
Armenia |
870 – 879 |
Hà Lan (Netherlands) |
486 |
Georgia |
884 |
Campuchia (Cambodia) |
487 |
Kazakhstan |
888 |
Singapore |
488 |
Tajikistan |
890 |
Ấn Độ |
489 |
Hong Kong |
899 |
Indonesia |
500 – 509 |
Anh Quốc – Vương Quốc Anh (UK) |
900 – 919 |
Áo (Austria) |
960 – 969 |
UK Office: GTIN-8 allocations |
930 – 939 |
Úc (Australia) |
977 |
Dãy số tiêu chuẩn quốc tế (ISSN) |
940 – 949 |
New Zealand |
980 |
giấy biên nhận trả tiền |
955 |
Malaysia |
990 – 999 |
Coupons/ Phiếu, vé |
958 |
Macau |
Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu rõ về danh sách mã vạch các nước. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0972 433 318 hoặc để lại comment để được hỗ trợ tư vấn nhanh và chi chi tiết nhất.