Công ty TNHH 1 thành viên? Hướng dẫn cách thức tính thuế

Công ty TNHH 1 thành viên là mô hình kinh doanh mà không còn quá xa lạ với tất cả chúng ta. Nhưng khi nhắc đến công ty thì mọi người thường nghĩ sẽ phức tạp và không dễ dàng có thể thành lập được một công ty. Vậy chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem công ty TNHH 1 thành viên là gì và liệu thành lập 1 công ty có khó khăn không nhé!

Khái niệm công ty TNHH 1 thành viên là gì?

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được định nghĩa là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty (Theo Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020)

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phép phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Theo quy định, một công ty TNHH 1 thành viên sẽ có các đặc điểm như sau:

– Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu

– Chủ sở hữu chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty

– Có tư cách pháp nhân

– Không được quyền phát hành cổ phần trừ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần

Phân tích đặc điểm của 1 công ty TNHH một thành viên

Là 1 doanh nghiệp nên công ty TNHH 1 thành viên cũng có những quy định về quyền hạn của chủ sở hữu, vốn điều lệ, trách nhiệm chủ sở hữu,… Đầu tiên chúng ta sẽ đi phân tích chi tiết về số thành viên trong công ty.

Quyền hạn của chủ sở hữu

Công ty TNHH 1 thành viên chỉ do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ đầu tư. Đầu tiên, chủ sở hữu cần phải đáp ứng các quy định tại điều 17 luật doanh nghiệp 2020 (điều kiện các đối tượng được phép thành lập doanh nghiệp)

Với việc chủ sở hữu chỉ có cá nhân hoặc tổ chức nên người này sẽ đứng ra nắm quyền điều hành, quản lý và chi phối trực tiếp đối với các hoạt động của công ty

Về vốn điều lệ của công ty

Tại Điều 75 luật doanh nghiệp quy định:

– Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng ký là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty.

– Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thời gian góp vốn 90 ngày, kể từ ngày được cấp quyền chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không góp đủ, chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều lệ của công.

Về trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu

Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Chủ sở hữu công ty không phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình giống như loại hình doanh nghiệp tư nhân

Về khả năng huy động vốn

Công ty TNHH một thành viên không có khả năng phát hành cổ phần. Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn của công ty cũng khá đa dạng. 

Công ty có thể thông qua việc phát hành trái phiếu, vốn vay từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoặc Chủ sở hữu công ty tự góp thêm vốn vào.

Ngoài ra,chủ sở hữu công ty có quyền góp vốn hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp khác. Công ty TNHH một thành viên có quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp các doanh nghiệp khác. Cụ thể là các loại hình: công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

Các bước thành lập công ty TNHH một thành viên

Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

Công ty TNHH 1 thành viên

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Trước khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên, các bạn phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

Giấy đề nghị đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

– Giấy tờ nhân thân chứng thực của chủ sở hữu công ty hoặc của những người đại diện theo ủy quyền nếu chủ sở hữu là tổ chức (Bản sao)

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp công ty được thành lập bởi Nhà đầu tư nước ngoài (Bản sao)

– Các Văn bản ủy quyền cho cá nhân đại diện của chủ sở hữu công ty là tổ chức;

Danh sách người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu là tổ chức đối với công ty được tổ chức theo mô hình có Hội đồng thành viên.  

Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.

Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do.

Công ty TNHH 1 thành viên phải nộp những thuế gì ?

Lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài là khoản tiền phải nộp định kỳ hàng năm hoặc khi mới ra sản xuất, kinh doanh dựa trên số vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với tổ chức) hoặc doanh thu của năm (đối với hộ, cá nhân kinh doanh).

Theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP về hướng dẫn kê khai, nộp lệ phí môn bài như sau:

– Thời hạn kê khai thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh

– Nếu Doanh nghiệp chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Mức đóng lệ phí môn bài là 02 triệu/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống. Với doanh nghiệp có vốn điều lệ >10 tỷ đồng phải nộp 03 triệu/năm. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng phải đóng lệ phí môn bài. Trong một số trường hợp doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài được quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Đây là thuế dựa trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.

Theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa đổi, bổ sung 2013, 2014 được tính dựa trên thu nhập doanh nghiệp và thuế suất, trong đó:

Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuếcác khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.

– Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.

– Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%.

– Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm < 20 tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%.

– Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

Ngoài ra, căn cứ vào Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017 theo đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ năm 2018 sẽ được áp dụng có thời hạn mức thuế suất TNDN nhỏ hơn mức thuế suất thông thường nêu trên.

Công ty TNHH 1 thành viên

Các loại thuế công ty TNHH 1 thành viên có thể phải nộp

Thuế giá trị gia tăng

Là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Theo quy định Luật Thuế (GTGT) năm 2008 sửa đổi bổ sung 2014, 2016 thuế được tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp

– Phương pháp khấu trừ: Số thuế GTGT= Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

– Phương pháp trực tiếp: Số thuế GTGT= GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT 

Thuế suất GTGT đối với các doanh nghiệp có các mức 0%, 5%, 8%, 10% tùy thuộc vào loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Là loại thuế mà công ty nộp thay cho người lao động, được tính theo tháng, kê thai theo tháng hoặc quý và kết toán theo năm.

Căn cứ tính thuế tncn dựa vào thu nhập chịu thuế và thuế suất, trong đó:

– Thu nhập tính thuế TNCN= Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ gia cảnh

Thuế xuất nhập khẩu

Chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu, được tính dựa trên các phương pháp bao gồm:

– Tính thuế theo tỷ lệ % dựa trên giá tính thuế và thuế suất của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.

– Tính thuế theo phương pháp tuyệt đối và tính thuế theo phương pháp hỗn hợp trong đó số tiền thuế được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu hay nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Là loại thuế chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 

– Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.

– Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt * thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ công ty TNHH 1 thành viên và cách tính thuế . Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment.

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế Oz Việt Nam

Địa chỉ: Số 8 ngõ 162 Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0972433318

Email: xnkngantin@gmail.com

Xem thêm:

Hướng dẫn chủ shop bán hàng trên shopee tránh bị phạt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *