CO và CQ luôn được đi cùng nhau trong ngành xuất nhập khẩu hàng hóa, hai thuật ngữ trên luôn được đi cùng nhau như một thói quen của các bên xuất nhập khẩu hàng hóa để nói về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.
Việc kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng khó khăn và phức tạp hơn, đặc biệt là các kiện hàng hóa có xuất xứ từ các vùng lãnh thổ ngoài Châu Á. Chính vì vậy khách hàng cần phải tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm của CO và CQ, cách kiểm tra CO và CQ để có được kinh nghiệm trong việc mua bán hàng xuất nhập khẩu cũng như làm các thủ tục hải quan. Bài viết dưới đây sẽ giúp khách hàng tìm hiểu được CO và CQ là gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa.
Mục lục
CO CQ là gì
Việc tìm hiểu về CO và CQ là vô cùng quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu hàng hóa và ai cũng cần phải tìm hiểu vì sự quan trọng của hai thuật ngữ trên trong việc làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa. Hai thuật ngữ kể trên luôn được đi cùng nhau nhưng trên thực tế lại có những chức năng và phương thức hoạt động khác nhau.
CO ( Certificate of Origin ) là giấy chứng nhận xuất xứ còn CQ ( Certificate of Quality ) lại là giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm
Hai thuật ngữ kể trên thường được đi chung với nhau chỉ để nói về nguồn gốc cũng như chất lượng của sản phẩm và là nguyên tố cũng như tiêu chí quan trọng trong quá trình làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa. Một mặt hàng xuất nhập khẩu có thể chỉ cần một trong hai loại giấy tờ kể trên nhưng đa số sẽ cần cả hai loại giấy tờ trên.
Ý nghĩa và tầm quan trọng của CO và CQ trong thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa
Khi lô hàng hóa xuất nhập khẩu có cả hai loại giấy tờ chứng nhận về xuất xứ cũng như chất lượng hàng hóa có thể giúp cho các đại lý, cá nhân kinh doanh có thể xác nhận được rõ ràng nguồn gốc sản phẩm và các ưu đãi kèm theo ( nếu có )
Giúp xác định được chất lượng của hàng hóa cũng như năng lực của bên sản xuất hàng hóa có đạt yêu cầu so với tiêu chuẩn của quốc tế đã đặt ra hay không
Có giấy tờ về CO và CQ giúp cho các bên xuất nhập khẩu hàng hóa giảm thiểu tối đa phần thuế phải đóng hoặc là các khoản phạt khi thiếu các giấy tờ khi khai báo hải quan
Đối với một số mặt hàng C/O sẽ quyết định xem nước xuất khẩu hàng hóa đó có được nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Việt Nam hay không.`
Giấy chứng nhận xuất xứ – CO
CO là giấy chứng nhận xuất xứ để cho khách hàng biết được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại quốc gia và vùng lãnh thổ.
Biết được nguồn gốc và xuất xứ của lô hàng xuất nhập khẩu sẽ giúp chủ hàng biết được hàng hóa có được nhận sự ưu đãi đặc biệt từ các quốc gia và khu vực khác hay không. Không chỉ có chức năng như vậy, một số mặt hàng C/O sẽ quyết định xem quốc gia đó có quyền hay đủ tiêu chuẩn nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam hay không.
Giấy chứng nhận chất lượng – CQ
CQ là loại giấy tờ để xác nhận rằng mặt hàng xuất nhập khẩu này có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất hoặc tiêu chuẩn quốc tế hay không. Chứng nhận CQ thực chất là để cho người bán cam kết với người mua về chất lượng hàng hóa tuy nhiên chứng từ này lại có đặc điểm là không cần thiết trong quá trình làm thủ tục hải quan do có một số mặt hàng không yêu cầu bắt buộc phải có.
Cách kiểm tra CO và CQ
Kiểm tra hình thức của CO và CQ
- Kiểm tra dòng chữ Form D/ Form E/ Form S,…
- Mỗi CO sẽ có một số tham chiếu riêng
- Trên mẫu CO sẽ có đầy đủ các tiêu chí trên mẫu chứng nhận
- Kích thước, màu sắc, ngôn ngữ và mặt sau của giấy chứng nhận CO đúng theo quy định của pháp luật hiện hành và các hiệp định liên quan
Kiểm tra nội dung của CO và CQ
- Đối chiếu nội dung của dấu hoặc chữ ký trên giấy tờ với mẫu dấu hoặc chữ ký của người hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp CO hoặc CQ đã được tổng cục hải quan cấp phép
- Kiểm tra nội dung và thời gian giấy chứng nhận có hiệu lực đến thời gian nào
Mã HS có trên giấy chứng nhận CO và CQ
Trị giá có trên giấy chứng nhận CO và CQ
Kiểm tra các tiêu chí xuất xứ có trên giấy chứng nhận CO và CQ
- Kiểm tra cách ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa có trên CO
- Kiểm tra các tiêu chí xuất xứ được quy định tại Hiệp định thương mại tự do có liên quan hoặc dựa theo nghị định số 19/2006/NĐ-CP
- Tùy trường hợp hàng hóa sẽ có các kiểm tra CO hoặc CQ với các tiêu chí khác nhau tùy theo quy định quốc tế hoặc các nước.
Ngoài các cách kiểm tra CO và CQ ở trên thì khách hàng cũng phải chú ý kiểm tra thông tin về các lô hàng, các loại chứng từ cần thiết, các loại chứng từ thay thế hoặc kèm theo bởi có nhiều các đơn vị làm CO và CQ không phải lúc nào cũng có thể không có sai sót trong khâu kiểm tra.
Trên đây là các kiến thức cơ bản về CO và CQ mà khách hàng cần tìm hiểu để nâng cao kiến thức và kinh nghiệm trong ngành xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như quá trình làm thủ tục hải quan. Hy vọng thông qua bài viết khách hàng có thể có được thêm nhiều kiến thức về CO và CQ cũng như không còn khó khăn trong làm thủ tục dịch vụ hải quan trọn gói. Nếu như còn có bất kỳ thắc mắc hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại OZ Freight chúng tôi thì hãy nhanh chóng liên hệ với đội nhóm chăm sóc khách hàng để có được sự trợ giúp và giải đáp thắc mắc nhanh nhất cho khách hàng.
Xem thêm:
- ETA là gì? Cách phân biệt ETD và ETA trong vận tải
- CBM là gì? Hướng dẫn quy đổi CBM trong xuất nhập khẩu cbm là gì
- (Bill of lading) B/L là gì? Vai trò của B/L trong xuất nhập khẩu
- Ci là gì? Giải thích đơn giản về CI – Continuous Integration
- Freight forwarder là gì? Vai trò trong xuất nhập khẩu
- Phân loại dịch vụ logistics – Dịch vụ Logistics có những gì?
- Chứng từ xuất nhập khẩu là gì? Bộ chứng từ bao gồm những gì
- CIF là gì? Tìm hiểu CIF trong xuất nhập khẩu
- DO là gì và phí DO trong xuất nhập khẩu [Chi tiết 2022]
- Packing list là gì? Packing list trong xuất nhập khẩu?
- Surrender bill of lading là gì? Và Những điều cần biết