Trong Incoterms, CIF là một trong những điều kiện giao hàng quan trọng và được áp dụng phổ biến hiện nay. Vậy CIF là gì? Trách nhiệm của người bán và người mua được quy định như thế nào trong CIF? Tất cả thông tin về CIF sẽ có trong bài viết dưới đây!
Mục lục
CIF là gì?
CIF là một trong các điều khoản quan trọng trong Incoterms. Đây là viết tắt của từ Cost (tiền hàng), Insurance (bảo hiểm) và Freight (cước phí). Nội dung của CIF quy định rằng người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình khi lô hàng hóa đã được xếp lên tàu, tuy nhiên người bán vẫn phải chiụ toàn bộ chi phí vận chuyển trong quá trình vận chuyển hàng đến cảng đích. CIF chỉ áp dụng với phương thức vận tải bằng đường biển
Mã số CIF là gì?
Mã Số CIF được dùng để thể hiện hồ sơ thông tin của khách hàng.
Số CIF của mỗi người sẽ bao gồm 8-11 chữ số tùy theo cách đặt của mỗi ngân hàng. Ở 1 ngân hàng, khách hàng chỉ được cung cấp 1 mã CIF. Cho dù khách hàng có mở nhiều số tài khoản tại cùng 1 ngân hàng thì mã CIF cũng chỉ có một.
Hướng dẫn tính giá CIF
- Công thức tính giá CIF:
Giá CIF = Giá FOB + Cước vận tải biển + Phí bảo hiểm đường biển
- Phí bảo hiểm được xác định:
CIF = (C+F) / (1-R)
I = CIF x R
Trong đó:
- I: phí bảo hiểm
- C: giá hàng hóa nhập khẩu (giá FOB)
- R: tỷ lệ phí bảo hiểm(do công ty bảo hiểm quy định)
- F: giá cước vận chuyển
Chuyển giao rủi ro trong CIF
Điểm chuyển giao rủi ro là điểm tạo nên sự khác biệt giữa các điều khoản được quy định trong Incoterms. Nội dung của CIF quy định rằng, điểm chuyển giao rủi ro ở cảng xếp hàng, khi lô hàng hóa đã được xếp lên tàu.
Người bán hàng có trách nhiệm mua bảo hiểm đường biển cho người mua hàng. Sau khi quá trình mua này hoàn tất, người bán sẽ tiến hành gửi bảo hiểm cho người mua cùng các chứng từ khác liên quan. Như vậy, trong trường hợp có tổn thất ngoài ý muốn trên đường vận chuyển lô hàng, người mua sẽ là bên đứng ra đòi bảo hiểm bồi thường.
Với quy định của CIF, bên bán hàng sẽ có trách nhiệm trả phí vận chuyển lô hàng nhưng sẽ không cần chịu rủi ro cho lô hàng trong suốt quá trình vận tải trên biển.
Trách nhiệm của người mua và người bán trong CIF
1. Cung cấp hàng hoá
Người bán hàng có trách nhiệm giao hàng, cung cấp các chứng từ liên quan quan trọng như hoá đơn thương mại, vận đơn đường biển…
Người mua hàng có trách nhiệm thanh toán tiền mua hàng theo như quy định đã được nêu rõ trong hợp đồng mua bán mà hai bên đã ký kết trước đó.
2. Giấy phép và thủ tục
Người bán hàng sẽ phải cung cấp đầy đủ giấy phép xuất khẩu cùng các giấy tờ uỷ quyền khác từ địa phương cho lô hàng xuất khẩu của mình.
Người bán sẽ phải làm thủ tục thông quan cho lô hàng, đồng thời phải xin giấy phép nhập khẩu hàng hoá.
3. Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm
Người bán sẽ tiến hành ký hợp đồng bảo hiểm, có trách nhiệm chi trả kinh phí vận chuyển lô hàng đến cảng đích.
Người mua không có trách nhiệm phải ký kết các hợp đồng vận chuyển và cũng không phải ký kết hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng đó.
4. Giao hàng và nhận hàng
Người bán sẽ có trách nhiệm giao hàng tại cảng đích đã được chỉ định trước đó.
Người mua sẽ nhận hàng hóa từ cảng đích được chỉ định.
5. Chuyển giao rủi ro
Sau khi toàn bộ lô hàng được giao qua lan can lên tàu thì rủi ro cũng được chuyển giao từ người bán sang người mua.
6. Cước phí
Về cước phí, người bán sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm, chi trả toàn bộ chi phí để đưa hàng lên tàu, vận chuyển hàng đến cảng dỡ, khai hải quan, làm bảo hiểm, nghĩa vụ đóng thuế xuất khẩu,…
Người mua sẽ có trách nhiệm chi trả đối với các khoản phí phát sinh khi khi lô hàng được giao lên tàu. Ngoài ra, bên mua sẽ phải đóng thuế nhập khẩu và làm thủ tục hải quan nhập khẩu cho lô hàng đó.
7. Bằng chứng giao hàng
Người bán sẽ phải giao chứng từ gốc sau khi lô hàng được mang lên tàu.
Người mua nhận các chứng từ được chuyển giao từ người bán dưới hình thức phù hợp nhất.
8. Kiểm tra hàng
Người bán phải chi trả chi phí cho việc kiểm hàng, quản lý chất lượng, đóng gói hàng hoá…
Người mua chi trả các chi phí phát sinh như công tác kiểm dịch tại nước xuất khẩu…
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết giúp bạn trả lời được câu hỏi CIF là gì? Trách nhiệm của người bán và người mua được quy định như thế nào trong CIF? Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Liên hệ với OZ Freight để được giải đáp các thắc mắc và được tư vấn dịch vụ vận chuyển uy tín nhất hiện nay.
Xem thêm:
- CBM là gì? Hướng dẫn quy đổi CBM trong xuất nhập khẩu cbm là gì
- (Bill of lading) B/L là gì? Vai trò của B/L trong xuất nhập khẩu
- Ci là gì? Giải thích đơn giản về CI – Continuous Integration
- Freight forwarder là gì? Vai trò trong xuất nhập khẩu
- Phân loại dịch vụ logistics – Dịch vụ Logistics có những gì?
- Chứng từ xuất nhập khẩu là gì? Bộ chứng từ bao gồm những gì