Baf là phí gì? Phí baf được sử dụng như nào?

Phí BAF là phí gì?

Trong hoạt động vận tải đường biển, có một loại phí mà được ít người biết đến, nhưng lại được sử dụng thường xuyên trong hoạt động giao thương, đó chính là phí BAF.

Nếu mới bắt đầu tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu, chắc chắn các bạn sẽ thấy khá lạ lẫm với loại phí này.

Thông qua bài viết dưới đây, OZ Freight VIỆT NAM sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về phí BAF thông qua ba nội dung chính:

Phí BAF là phí gì?

BAF là từ viết tắt của “Bulker Adjustment Factor”, được hiểu là phụ phí xăng dầu, nhiên liệu được sử dụng cho những tuyến hàng đi châu Âu.

Phí BAF là phí gì?

Về bản chất, BAF là một loại phụ phí vận tải biển mà hãng tàu sẽ thu từ chủ hàng để bù đắp những chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu trên thị trường trong quá trình hàng hóa đang được vận chuyển

Nhà xuất khẩu có thể dựa vào báo giá phụ phí của hãng tàu (bao gồm phí BAF) để đưa ra được sự lựa chọn phù hợp nhất, đảm bảo được lợi nhuận sau khi đã chi trả cho các khoản chi phí này.

Lưu ý rằng, phụ phí BAF và phí EBS là 2 loại phí rất dễ nhầm lẫn. Dưới đây OZ sẽ giúp các bạn phân biệt chúng:

  • Cả 2 loại phí BAF và phí EBS đều là phụ phí xăng dầu, nhiên liệu; đều do các hãng tàu quy định trong quá trình vận chuyển hàng hóa; và chủ hàng sẽ là người phải nộp phí.
  • Tuy nhiên, điểm khác nhau nằm ở chỗ: phí BAF là phụ phí xăng dầu áp dụng cho các chuyến vận chuyển hàng hóa sang Châu Âu; còn phí EBS là phụ phí xăng dầu, nhiên liệu cho các chuyến hàng đi Châu Á

Nguồn gốc của phí EBS?

Đầu tiên, phải kể đến vào những năm 1970, nền kinh tế thế giới chấn động với cú sốc giá dầu lửa, giá nhiên liệu đột nhiên tăng mạnh với biên độ tăng cực kỳ lớn. Trong hoàn cảnh đó, những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khi lợi nhuận bị giảm sút đáng kể.

Bạn có thể xem thêm:

Thủ tục nhập khẩu hoá chất

Nguồn hàng thời trang nam

Hạn ngạch là gì

Tại thời điểm đó, các đơn vị chủ hàng hóa vẫn luôn yêu cầu các hãng tàu vận chuyển container phải duy trì tiến độ để đảm bảo hàng đến nơi đúng thời hạn. Từ đó dẫn đến việc chi phí nhiên liệu sẽ bị độn lên cực lớn, trong khi giá nhiên liệu thế giới liên tục tăng chóng mặt và các hãng tàu vận chuyển khi ấy không thể có đủ thời gian để điều chỉnh lại giá cước vận chuyển. Việc này dẫn đến tình trạng thiệt hại đáng kể về lợi nhuận cho các hãng tàu.

Do đó, phí BAF được ra đời nhằm khắc phục việc giá nhiên liệu biến động trong quá trình hàng hóa đang vận chuyển. Dần dần, phí BAF trở thành phí không thể thiếu trong các hoạt động giao thương quốc tế và tiếp tục được sử dụng cho đến tận bây giờ.

Phí BAF được tính như thế nào? Ai là người phải trả phí BAF? 

Như OZ đã đề cập ở trên, hãng tàu hoặc hiệp hội các hãng tàu sẽ đưa ra quy định về mức phụ phí BAF cho đơn vị chủ hàng. Tùy theo từng hãng tàu sẽ có mức phụ phí BAF khác nhau và hoàn toàn không hề có mức cố định.

Phí BAF được tính như thế nào? Ai là người phải trả phí BAF? 

Trong thực tế, phụ phí BAF sẽ được tính theo phần trăm của giá cước biển biển hoặc tính dựa vào khối lượng hàng hoá hay theo mỗi mét khối hàng nếu là loại hàng hóa đặc biệt, hay có hãng tàu còn tính dựa theo từng container hàng hóa.

Nếu như giá xăng dầu, nhiên liệu có dấu hiệu giảm thì các hãng tàu có thể sẽ thương lượng với chủ hàng và giảm phí BAF xuống để phù hợp cho cả 2 bên.

Trên đây là những thông tin mà OZ Việt Nam muốn gửi đến bạn để giúp bạn trả lời được câu hỏi phí BAF là phí gì?

Mong rằng bài viết này có ích đối với bạn.

Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, dịch vụ khai báo hải quan, dịch vụ xin CO form E – ủy thác đầu xuất Trung Quốc.. Liên hệ ngay với OZ Việt Nam để được tư vấn trực tiếp và miễn phí!

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam

Điện thoại: 0934669882 – 0972433318

Email: xnkngantin@gmail.com

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN
Là công ty dịch vụ giao nhận vận chuyển và làm dịch vụ khai báo hải quan (Forwarder) nên chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói từ các khâu vận chuyển quốc tế, khai báo hải quan, làm thủ tục hải quan để thông quan tờ khai, vận chuyển nội địa để giao hàng tận nơi. Chính vì cung cấp dịch vụ trọn gói nên chúng tôi có thể kiểm soát được toàn bộ tiến trình của lô hàng, tính toán được tất cả chi phí phát sinh cũng như thời gian giúp khách hàng chỉ việc yên tâm nhận hàng để phân phối mà không cần bận tâm đến các vấn đề khác
Các dịch vụ hải quan và OZ Freight cung cấp:
  • Khai báo và làm thủ tục Hải quan hàng Nhập loại hình kinh doanh, phi mậu dịch,…
  • Đại diện doanh nghiệp làm các thủ tục kiểm hóa hàng hóa
  • Xin giấy phép chuyên ngành (nếu có) đối với hàng xuất nhập khẩu
  • Đại diện doanh nghiệp làm các thủ tục tham vấn giá, sau thông quan,…
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH VỤ HẢI QUAN
  1. Hạn ngạch là gì? Quota là gì? Điều để áp dụng
  2. Nguồn hàng đồng hồ Quảng Châu uy tín
  3. Hướng dẫn cơ bản cách mua hàng trên Alibaba
  4. Giải đáp thắc mắc khi nhập hàng từ nguồn hàng Taobao
  5. Baf là phí gì? Phí baf được sử dụng như nào?
  6. Giúp bạn tra cứu thông tin tờ khai hải quan đơn giản
  7. Ủy thác thanh toán quốc tế là gì? Tại sao cần phải sử dụng?
  8. 10 phút giúp bạn hiểu rõ từ A-Z về nguồn hàng 1688
  9. 1 tệ bằng bao nhiêu tiền việt? Tỷ giá quy đổi của hai đồng
  10. Phí trucking là gì? Và thuật ngữ ngành xuất nhập khẩu
  11. Chuyển hoàn là gì? Những giải pháp hạn chế chuyển hoàn
  12. Phí Doc là gì? Phân biệt giữa phí DOC và phí D/O?
  13. Ebs là phí gì? Cách tính phí Ebs phụ xăng dầu hiện nay
  14. Kiểm hóa là gì? Và các cách để kiểm hoá
  15. Dịch vụ logistics là gì? Các loại hình logistics hiện nay?
  16. Hệ thống vnaccs/vcis là gì? hướng dẫn đăng ký
  17. Ddc là gì? Một số loại phụ phí giao hàng hiện nay
  18. Hộ kinh doanh là gì? Hướng dẫn tính thuế và bán hàng shopee
  19. Xe hải quan chính ngạch là gì? Ưu và nhược điểm
  20. Nguồn hàng dropshipping là gì? Cơ hội kiếm tiền online
  21. Hải quan là gì? Chức năng của cơ quan hải quan Việt Nam
 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *