Trích nguồn:
Vận đơn đường biển (viết tắt là B/L – Bill of Lading) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận.
Là chứng từ rất quan trọng, về nghiệp vụ giữa người gửi hàng với người vận tải, giữa người gửi hàng với người nhận hàng. Nó như là một bằng chứng về giao dịch hàng hóa, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở.
Mục lục
B/L là gì ?
B/L là viết tắt của Bill Of Lading hiểu theo nghĩa tiếng việt là “Vận đơn đường biển hay chứng từ vận chuyển” do doanh nghiệp vận chuyển đường biển lập ra hoặc do đại diện của doanh nghiệp lập ra . Được ký nhận và chuyển cho người giao hàng hoặc chủ hàng để vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng thương mại giữa người bán và người mua
B/L có 3 chức năng chính là :
– B/L là bằng chứng để xác nhận việc bên hãng vận tải đã nhận được hàng từ chủ hàng hay người bán hoặc đại diện hợp pháp của người bán
– Là bằng chứng xác nhận về quyền sở hữu hàng hóa với những loại hàng hóa được đề cập trên vận đơn đường biển. Đơn vị nào có vận đơn gốc ( original bill of lading ) thì quyền sở hữu hàng hóa được đề cập trên vận đơn thuộc về đơn vị đó và loại vận đơn gốc này có thể mua đi bán lại.
– B/L được xem như là bằng chứng về hợp đồng vận tải, có giá trị pháp lý. khi có tranh chấp giữa đơn vị phát hành B/L với người cầm giữ B/L xảy ra tranh chấp hàng hóa thì sẽ dựa nào B/L để giải quyết.
Phân loại B/L
– Nếu dựa trên phê chú hàng hóa có thể chia làm 2 loại B/L là:
Vận đơn hoàn hảo ( clean B/L ) : là vận đơn cho thấy hàng hóa trong tình trạng tốt khi được vận chuyển
Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L hay Dirty B/L) : Trước khi vận chuyển hàng hóa đã có vấn đề như xuất hiện mùi hôi hoặc bao bì bị ẩm ướt
– Dựa theo hành trình chuyên chở và vận tải sẽ có các loại B/L như sau :
Vận đơn đi thẳng ( Direct B/L) : nếu hàng hóa trên suốt quãng đường từ cảng đi đến cảng đích mà không cần truyền tải thì sẽ được cấp sử dụng loại vận đơn gốc này
Vận đơn chở suốt (Through B/L): là hình thức vận đơn mà hàng hóa phải đi qua tàu trung gian
Vận đơn đa phương thức (Intermodal B/L hay Combined B/L) Hàng hóa được chuyển bằng nhiều phương thức vận tải hay nhiều tàu khác nhau.
– Căn cứ vào tình trạng bốc dỡ hàng hóa sẽ phân B/L thành 2 loại :
Vận đơn đã bốc hàng lên tàu : Tức là hàng hóa đã được chuyển qua lan can tàu và nằm trong khoang tàu (điều kiện FOB của incoterms 2020) . Vận đơn sẽ được ghi shipped on board, on board
Vận đơn nhận hàng để chở : Thể hiện đơn vị vận chuyển đã nhận được hàng và thực hiện cam kết đưa hàng hóa đến cảng đích
– Căn cứ vào tính sở hữu của vận đơn được chia làm 2 loại :
Vận đơn đích danh ( Straight B/L ) : Thể hiện tên,địa chỉ nhận hàng , người chuyên chở và chỉ giao hàng cho người có tên trên B/L đó
Vận đơn theo lệnh (To order B/L ) : là vận đơn được ký hậu ở mặt sau của tờ vận đơn
- To order of named person : Với vận đơn này hàng sẽ chỉ được giao theo lệnh của người, doanh nghiệp hay tổ chức nào được ghi trong cột “ Consignee” hoặc :To order of” của vận đơn bằng cách người đó sẽ khí hậu vào mặt sau của B/L và ghi tên người nhận vào đó
- To order of a issuing bank : Giống với “ To order of named person “ nhưng ngân hàng sẽ ký hậu vào mặt sau của vận đơn
- To order of shipper : Với kiểu vận đơn này hàng sẽ được giao cho người được chỉ định của người ký hậu ở đây là chủ hàng hay người gửi hàng
– Vận đơn vô danh (To bearer B/L ) : Là vận đơn không ghi tên người nhận hàng , hóa bất cứ ai cầm vận đơn này đều là chủ hàng
– Căn cứ vào tính pháp lý của vận đơn thì sẽ được chia làm 2 loại :
Vận đơn gốc ( Original B/L ) : Là vận đơn được ký bằng tay và có thể giao dịch,chuyển nhượng được
Vận đơn bản sao ( Copy B/L ) : Là bản sao của vận đơn gốc, không có chữ ký bằng tay, có dấu “ copy “ và không chuyển nhượng được
Nội dung cơ bản trên B/L:
Phần nội dung đầu vận đơn, bao gồm:
- B/L Number: Số vận đơn, được quy định bởi người phát hành, dùng để tra cứu B/L lô hàng của chúng ta và khai báo hải quan , kèm theo đó là các thông tin liên quan đến tên hãng tàu, logo hãng tàu đó.
- Booking No: Số của booking
- Shipper : Người gửi hàng (chủ hàng)
- Consignee = Consigned to order of: Người nhận hàng
- Notify party: Bên nhận thông báo (NOA), Căn cứ vào hợp đồng xuất nhập khẩu mà có nhiều cách thể hiện NOA khác nhau trên B/L.
- Pre-Carriage by: phương tiện chuyển tải hàng từ cảng phụ đến cảng chính để xuất phát
- Place of receipt: Địa điểm nhận hàng
- Ocean vessel/Voyage no.: Tên tàu/số chuyến. Mỗi loại tàu, hãng tàu chở hàng trên biển sẽ có tên, số hiệu và mã hiệu định danh riêng của mỗi chuyến đi.
- Port of Loading (POL): Cảng xếp hàng
- Port of discharge (POD): Cảng dỡ hàng
- Place of delivery: Nơi giao hàng
- Final destination: Nơi giao hàng cuối cùng
Phần thân của B/L:
- Container No/ Seal No.: Số container/Số chì. MÃ container và các chỉ số niêm phong này sẽ hỗ trợ cho việc xác nhận khi giao hàng và bốc dỡ hàng.
- Service type (SVC Type): Loại hình dịch vụ (Eg: FCL/LCL)
- Service mode (SVC Mode): Cách thức dịch vụ (Eg: CY/CY)
- Marks and numbers: Ký mã hiệu đóng gói và số hiệu
- N/M: no marks: không có ký mã hiệu
- Quantity and kind of packages: Số lượng hàng hóa và hình thức đóng gói hàng hóa.
- Description of packages and goods: Mô tả về kiện đóng gói và hàng hóa
- Said to contain (STC): được kê khai (khai báo) gồm có
- Shipper’s load, stowage, count and seal (SLAC): chủ hàng đóng, xếp, đếm và kẹp chì
- Gross weight: Trọng lượng tổng cả bao bì
- Measurement: Thể tích của toàn bộ lô hàng
- Copy/non-negotiable: Bản sao/không có giá trị chuyển nhượng
- Original: Vận đơn gốc
- Shipped on board date: Ngày bốc hàng lên tàu
- Freight & charges: Cước vận chuyển và phí
- Freight to collect: Cước phí trả sau
- Freight prepaid: Cước phí trả trước
- Freight payable at: Cước phí thanh toán tại…
- Elsewhere: Thanh toán tại nơi khác (khác POL và POD)
- Freight as arranged: cước phí theo thỏa thuận
- Rate: số tiền cước
- Units/per: đơn giá cước
- Exchange rate: tỷ giá
- Number of Original B/L: số vận đơn gốc được cấp
- Place and date of issue: ngày và nơi cấp
- As carrier: Người chuyên chở
- As agent for the Carrier: Đại lý của người chuyên chở
Khi thực hiện công tác chuyển giao hàng hóa từ người giao đến người nhận cần lưu ý kiểm tra các thông tin trên vận đơn cũng như tính pháp lý của vận đơn, phải chính xác, đúng đắn để làm căn cứ cho các bên khi xảy ra các hiện tượng mất mát , hư hỏng,.. thì sẽ giải quyết dựa trên các thông tin ghi trên vận đơn cũng như thuận tiện cho công tác thanh toán công nợ hai bên.