Nếu bạn là một người quan tâm tới lĩnh vực Logistics thì chắc chắn bạn đã từng nghe về 1PL, 2PL, 3Pl, 4PL, 5PL. Đây là các hình thức phân cấp Logistics trong ngành xuất nhập khẩu. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về từng hình thức này.
Mục lục
Mô hình 1PL (First party logistics hay Logistics bên thứ nhất)
- 1PL (First party logistics) hay còn gọi là logistics tự cấp là mô hình tổ chức logistics đơn giản nhất. Tất cả hoạt động logistics đều do chính doanh nghiệp tự thực hiện từ việc sản xuất hàng hóa, lưu trữ, quản lý kho, xử lý đơn hàng, đóng gói cho đến việc giao hàng.
- Đây thường là những công ty có đầy đủ phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện được các hoạt động logistics.
- Ưu điểm của mô hình 1PL: Giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động logistics.
- Ví dụ: Một trang trại trồng rau sạch theo mô hình 1PL sẽ tự trồng rau, sơ chế, đóng gói, xử lý đơn hàng và trực tiếp vận chuyển hàng tới các chợ nông sản hay siêu thị.
Mô hình 2PL (Second party logistics hay Logistics bên thứ hai)
- 2PL (Second party logistics) là một hình thức phổ biến ở Việt Nam, đây là hình thức thuê dịch vụ đơn lẻ từ một nhà cung cấp dịch vụ khác (bên thứ 2). Bên thứ 2 này chỉ cung cấp một trong các dịch vụ như: kho bãi, vận chuyển, dịch vụ hải quan,… và không phải chịu trách nhiệm về những dịch vụ khác.Loại hình này bao gồm: Các hãng đường biển, đường bộ, đường hàng không, các công ty kinh doanh kho bãi, khai thuê hải quan, trung gian thanh toán,…
- Ưu điểm của mô hình 2PL: Là giải pháp vận chuyển chuyên nghiệp giúp đảm nhận khâu quan trọng trong chuỗi cung ứng. Mô hình 2PL giúp quá trình vận chuyển trở nên nhanh chóng và an toàn hơn.
- Ví dụ: Nông trại trồng rau củ quả sạch thuê một công ty cung cấp dịch vụ 2PL vận chuyển hàng hóa đến các chợ và siêu thị trên khắp cả nước, điều này giúp cho việc vận chuyển nhanh hơn và tiết kiệm được chi phí cho việc giao hàng.
Mô hình 3PL (Third party logistics – Logistics bên thứ ba)
- 3PL (Third party logistics) là Logistics bên thứ ba, các đơn vị cung cấp dịch vụ logistics này sẽ đóng vai trò thay mặt cho doanh nghiệp để thực hiện toàn bộ quá trình logistics hoặc chỉ một vài hoạt động đặc thù như: kê khai hải quan, thông quan hàng hóa, lưu kho, vận chuyển, bốc dỡ hàng,…
- Khác với 2PL chỉ cung cấp những dịch vụ đơn lẻ, thì 3PL sẽ bao gồm một chuỗi các hoạt động kết nối với nhau, bao quát cả quá trình vận hành chuỗi cung ứng.
- Ưu điểm của mô hình 3PL: Giúp thực hiện và tối ưu hóa hoạt động logistics. Từ đó có thể tiết kiệm thời gian và chi phí dịch vụ cho khách hàng.
- Ví dụ: Nông trại trồng rau củ sạch thuê một công ty cung cấp dịch vụ 3PL chịu trách nhiệm đóng gói, bảo quản và vận chuyển tù nông trại tới các cửa hàng, siêu thị trên toàn quốc.
Mô hình 4PL (Fourth party Logistics – Logistics chuỗi phân phối hay nhà cung cấp Logistics chủ đạo)
- 4PL (Fourth party Logistics) được phát triển dựa trên nền tảng 3PL. Công ty cung cấp dịch vụ 4PL sẽ quản lý các hoạt động logistics phức tạp như: quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát, bên cạnh đó cung cấp các thông tin chi tiết cần thiết về quản lý chiến lược chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp.
- Trong 4PL, Công ty hoặc tổ chức đại diện sẽ nhận được ủy quyền của khách hàng với vai trò quản lý, tập trung cải tiến hiệu quả quy trình và thực hiện hoạt động chuỗi cung ứng và Logistics. Vì vậy, 4PL ngày càng trở thành một trong những vị trí chủ chốt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ưu điểm của mô hình 4PL: Là tổ chức đại diện có vai trò quản lý, cải tiến hiệu quả quy trình và thực hiện chuỗi cung ứng logistics. Vì vậy 4PL là vị trí chủ chốt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ví dụ: Nông trại trồng rau củ sạch thuê một công ty cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế chuỗi cung ứng (4PL) từ vườn ra thị trường thế nào cho tốt, lập kế hoạch đầu ra, đầu vào. Khi có đơn của khách hàng, các 3PL trong hệ thống sẽ lo vận chuyển bảo quản từ vườn tới tận tay khách hàng.
Mô hình 5PL (Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ năm)
- 5PL (Fifth party Logistics) là loại mô hình dịch vụ Logistics phổ biến nhất hiện nay dành cho các sàn thương mại điện tử. Hoạt động của 5PL là quản lý, điều phối hoạt động của 3PL, 4PL thông qua hệ thống thông tin trên thị trường dịch vụ giao hàng thương mại điện tử.
- Điểm cốt lõi quan trọng của 5PL là các hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), hệ thống quản lý kho (WMS) và hệ thống quản lý vận tải (TMS). Những hệ thống này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ thống thống nhất và công nghệ thông tin.
- Ưu điểm của mô hình 5PL: Là giải pháp phù hợp cho những cửa hàng, doanh nghiệp vừa và nhỏ. 5PL có thể dễ dàng tích hợp hệ thống quản lý khi vận hành hệ thống chuyên nghiệp.
- Ví dụ: các shop bán hàng online trên sàn thương mại điện tử shopee, lazada,… thì shopee, lazada chính là những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 5PL.
Hy vọng rằng qua bài viết trên thì bạn có thể hiểu rõ và phân biệt được 5 hình thức phân cấp trong Logistics. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0972 433 318 hoặc để lại comment để được hỗ trợ tư vấn nhanh và chi chi tiết nhất.
Xem thêm:
- ETA là gì? Cách phân biệt ETD và ETA trong vận tải
- CBM là gì? Hướng dẫn quy đổi CBM trong xuất nhập khẩu cbm là gì
- (Bill of lading) B/L là gì? Vai trò của B/L trong xuất nhập khẩu
- Ci là gì? Giải thích đơn giản về CI – Continuous Integration
- Freight forwarder là gì? Vai trò trong xuất nhập khẩu
- Phân loại dịch vụ logistics – Dịch vụ Logistics có những gì?
- Chứng từ xuất nhập khẩu là gì? Bộ chứng từ bao gồm những gì
- CIF là gì? Tìm hiểu CIF trong xuất nhập khẩu
- DO là gì và phí DO trong xuất nhập khẩu [Chi tiết 2022]
- Packing list là gì? Packing list trong xuất nhập khẩu?
- Surrender bill of lading là gì? Và Những điều cần biết
- CO CQ là gì, cách kiểm tra COCQ trong xuất nhập khẩu hàng hóa?
- Dropshipping là gì? Tiềm năng của Dropshipping trong năm 2023
- LC là gì? Letter of Credit/ Tín dụng thư là gì?
- Po (Purchase order) là gì? Những Điều Cần Biết Về Po
- Proforma invoice là gì? Khi nào Proforma Invoice được phát hành
- VGM là gì? VGM có vai trò gì trong hoạt động xuất nhập khẩu
- Quy trình xin MSDS cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam
- Vận đơn hàng không là gì? Chức năng của vận đơn đường không
- Local charges là gì? Các loại phí Local charges được thu trên một lô hàng xuất nhập khẩu